Trách nhiệm, nghĩa vụ của người lái xe vận chuyển hàng hoá trên đường như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #547413 29/05/2020

    Trách nhiệm, nghĩa vụ của người lái xe vận chuyển hàng hoá trên đường như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 35/2013/TT-BGTVT, quy định về trách nhiệm của người vận tải, lái xe, người áp tải:

    - Trách nhiệm của người vận tải:

    + Cập nhật đầy đủ thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển hàng hóa trước khi thực hiện vận chuyển;

    + Bố trí phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển;

    + Cung cấp thông tin cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng đặc điểm của hàng hóa, kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao, kiện, giới hạn trọng tải cho phép của xe, tải trọng và kho giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển; chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp;

    + Bố trí đầy đủ thiết bị che phủ, chằng buộc, đệm lót phục vụ cho việc xếp hàng hóa và tạo điều kiện cho người xếp hàng thực hiện đúng quy định về xếp hàng hóa;

    + Hướng dẫn cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng hóa về việc xếp hàng;

    + Chịu trách nhiệm đối với tất cả các vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn và các quy tắc xếp hàng hóa trên xe ô tô:

    + Bồi thường cho lái xe, người áp tải, người xếp hàng nếu những người này bị xử phạt khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa do thực hiện yêu cầu của người vận tải.

    - Trách nhiệm của lái xe, người áp tải hàng hóa:

    + Hướng dẫn và phối hợp với người xếp hàng trong quá trình xếp hàng, che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa;

    + Kiểm tra hàng hóa trên xe, đối chiếu với các thông tin được người vận tải cung cấp để bảo đảm không vượt quá tải trọng cho phép và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;

    + Lái xe chịu trách nhiệm khi hàng được xếp lên xe ô tô vi phạm các quy định về tải trọng, khổ giới hạn và các quy định khác về xếp hàng mà vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.”

    Ngoài ra, nếu vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng còn phải đảm bảo nội dung quy định tại Điều 76 Luật giao thông đường bộ 2008.

    Khi tham gia giao thông đường bộ vận chuyển hàng hóa, người tham gia giao thông còn có nghĩa vụ mang theo các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008:

    “2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

    a) Đăng ký xe;

    b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

    c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

    d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

    Ngoài ra, khi vận chuyển hàng hóa cũng cần mang theo hóa đơn chứng từ của hàng hóa để tránh bị phạt khi cơ quan chức năng có kiểm tra.

    Tại Khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có quy định:

    - Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

     

     
    9150 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận