Gui ban: Le van 159
Vấn đề bạn quan tâm tôi xin trao đổi như sau:
1. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự với khung hình phạt nhẹ nhất là có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, nặng nhất có thể bị phạt tù từ đến hai mươi năm hoặc tù chung thân phụ thuộc vào trị giá tài sản chiếm đoạt, hậu quả xảy ra và các tình tiết tăng nặng khác. Trường hợp của bạn chung tôi tạm xác định thuộc khảon 1 Điều 138 BLHS vì tài sản chiếm đoạt trị giá 7.000.000đồng (Tuy nhiên khi lượng hình Cơ quan PL còn căn cứ vào nhiều tình tiết khác như: có tổ chức hay không, tính chất chuyên nghiệp hay không, có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm hay không, , hành hung tẩu thoát....để quyết định điều khoản áp dụng).
2. Về vấn đề tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 BLHS áp dụng cho các ìtnh tiết sau:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Ngoài ra Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Về vấn đề bạn hỏi liệu bạn có được hưởng án treo hay không, chúng tôi xin trả lời như sau: Khi xét xử, để xác định có cho hưởng án treo hay không, Toà án sẽ căn cứ vào rất nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tội phạm, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của bị cáo, thái độ, biện pháp khắc phục hậu quả, mức hình phạt áp dụng....và có thể xem xét theo nguyên tắc chung như sau: Khi xử phạt tù không quá ba
năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ,
nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho
hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi
người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án
có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương
trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Ngoài ra Người được hưởng án treo
có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Trân trọng
Luật sư Phạm Thành Tài
Giám đốc Công ty luật Phạm Danh - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
ĐT: 04.36342301/22338448/0913378662
Email: pttailawyer@yahoo.com
Web: http://www.luatphamdanh.net
Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài
- Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.
ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.
ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477
Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com
Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com