Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý tiền giả theo quy định mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #607463 13/12/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý tiền giả theo quy định mới nhất

    Tiền giả được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc.

    Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

    Theo Điều 23 Nghị định 87/2023/NĐ-CP trách nhiệm của ngân hàng nhà nước trong việc phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền việt nam

    + Bảo đảm đồng tiền trong lưu thông bền, đẹp, có khả năng chống giả cao, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và hướng dẫn các biện pháp bảo quản phù hợp với chất liệu đồng tiền nhằm làm tăng thời gian sử dụng đồng tiền trong lưu thông.

    + Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam.

    + Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam đúng pháp luật; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan trong công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ tiền Việt Nam.

    Một số hoạt động của Ngân hàng Nhà Nước trong việc phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả

    Theo Điều 4 Nghị định 87/2023/NĐ-CP hoạt động của Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả

    - Trong các hoạt động, giao dịch có liên quan đến tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố để xác định là tiền thật hay tiền giả.

    Trường hợp phát hiện tiền giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện thu giữ và lập biên bản; trường hợp phát hiện tiền nghi giả, thực hiện tạm thu giữ và lập biên bản

    - Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả hoặc tạm thu giữ tiền nghi giả, tổ chức thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền giả trong trường hợp có yêu cầu giám định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP và gửi đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giám định.

     - Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước thông báo ngay đến cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý.

     - Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    Theo Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP  Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.

    Theo Điều 6 Nghị định 87/2023/NĐ-CP trường hợp kết quả giám định không phải tiền giả, cơ quan giám định hoàn trả hiện vật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định.

    - Trường hợp kết quả giám định là tiền giả, cơ quan giám định thực hiện thu giữ hiện vật và xử lý theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định 87/2023/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị giám định là cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân, cơ quan giám định hoàn trả lại hiện vật cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu giám định.

    Theo Điều 9 Nghị định 87/2023/NĐ-CP Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả để thực hiện tiêu hủy. Tiền giả được thu nhận phải được kiểm đếm theo tờ hoặc miếng và được thể hiện bằng văn bản theo quy định, trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp.

    Trên đây là một số quy định phát hiện, thu giữ, xử lý tiền giả và trách nhiệm liên quan của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền việt nam có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.

     

     
    128 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận