Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô

Chủ đề   RSS   
  • #615319 16/08/2024

    Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô

    Từ ngày 12/08/2024, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô?

    Ngân hàng Nhà nước là gì? Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước?

    Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP định nghĩa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

    Đồng thời căn cứ tại Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước bao gồm: 

    - Vụ Chính sách tiền tệ.

    - Vụ Quản lý ngoại hối.

    - Vụ Thanh toán.

    - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.

    - Vụ Dự báo, thống kê.

    - Vụ Hợp tác quốc tế.

    - Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

    - Vụ Kiểm toán nội bộ.

    - Vụ Pháp chế.

    - Vụ Tài chính - Kế toán.

    - Vụ Tổ chức cán bộ.

    - Vụ Truyền thông.

    - Văn phòng.

    - Cục Công nghệ thông tin.

    - Cục Phát hành và kho quỹ.

    - Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

    - Cục Quản trị.

    - Sở Giao dịch.

    - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

    - Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    -  Viện Chiến lược ngân hàng.

    - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

    - Thời báo Ngân hàng.

    - Tạp chí Ngân hàng.

    - Học viện Ngân hàng.

    Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Nghị định 102/2022/NĐ-CP là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Nghị định 102/2022/NĐ-CP là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

    Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.

    Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.

    Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

    Tổ chức tài chính vi mô là gì? Hình thức thành lập của tổ chức tài chính vi mô là gì?

    Căn cứ tại khoản 37 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

    Đồng thời căn cứ tại tại khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024  tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

    Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô?

    Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 14/2024/TT-NHNN quy định trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô như sau: 

    Thứ nhất, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    - Thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật;

    - Xử lý vi phạm của tổ chức tài chính vi mô theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

    Thứ hai, Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về báo cáo thống kê việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

    Thứ ba, Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.

     

     
    71 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận