Trách nhiệm của công ty khi kết thúc hợp đồng lao động với người nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #604975 24/08/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Trách nhiệm của công ty khi kết thúc hợp đồng lao động với người nước ngoài

    Tình huống phát sinh là công sắp chấm dứt hợp đồng lao động do thỏa thuận với người lao động nước ngoài. Vậy các trách nhiệm mà công ty phải thực hiện với cơ quan nhà nước trước và sau khi người lao động nước ngoài kết thúc hợp đồng về nước là gì?
     
    Thủ tục thông báo chấm dứt bảo lãnh
     
    Liên quan đến vấn đề này, theo Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì trách nhiệm của công ty khi bảo lãnh lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là:
     
    - Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;
     
    - Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
     
    - Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;
     
    - Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
     
    - Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
     
    - Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.
     
    Căn cứ nội dung trên, có thể thấy rằng khi chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài, không còn sử dụng họ nữa thì công ty sẽ phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp yêu cầu cá nhân này xuất cảnh.
     
    Thủ tục thu hồi giấy phép lao động
     
    Theo Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động gồm:
     
    - Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động 2019.
     
    - Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
     
    - Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
     
    Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận thuộc Khoản 2 Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 nên trình tự thủ tục thu hồi thực hiện theo Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP gồm:
     
    - Trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
     
    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
     
    Thủ tục quyết toán thuế cho lao động nước ngoài
     
    Theo quy định tại Điểm d.3 Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế có hướng dẫn rằng cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
     
    Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. Lúc này, tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.
     
    Trên đây là các thủ tục đặc thù bên cạnh quy định chung tại Bộ Luật lao động 2019. Công ty có thể lưu ý thực hiện nhằm tránh các rắc rối pháp lý phát sinh sau này.
     
    514 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận