Trách nhiệm bồi thường của người thi hành công vụ gây ra oan sai

Chủ đề   RSS   
  • #454797 27/05/2017

    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Trách nhiệm bồi thường của người thi hành công vụ gây ra oan sai

    Thời gian gần đây, Nhà nước đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để bồi thường cho người bị oan sai do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Tiêu biểu gần đây là vụ của ông Hàn Đức Long, mức bồi thường vì gây ra oan sai ông Long muốn được bồi thường lên đến 20 tỷ đồng.
     
    Tuy nhiên, số tiền thu hồi nộp vào ngân sách từ trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây ra oan sai chằng là bao nhiêu, thậm chí là không thể thu hồi vì người thi hành công vụ không có khả năng chi trả hoặc cho rằng thỏa thuận bồi thường là không hợp lý. 
    Xét về khách quan, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây ra oan sai như quy định pháp luật chưa chặt chẽ, còn có sự ưu ái đối với người thi hành công vụ... Thêm vào đó là sự thờ ơ, thiếu quyết liệt của các cơ quan, tổ chức.
     
    Mặt khác, theo khoàn 2 điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 quy định việc giải quyết bồi thường được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Vậy nên, không có mặt người gây ra oan sai, liên quan gây ra oan sai trong buổi thỏa thuận đó. Sau đó mới xác định trách nhiệm của những người liên quan gây oan sai để tiến hành thu hồi số tiền đã bồi thường nộp lại ngân sách.
    Bởi việc thỏa thuận thật sự rất quan trọng, cần thiết vì những khoản bồi thường không có quy định một mức cụ thể, nhất định nên không thể nào chính xác để bù đắp tổn thất về vật chất, tinh thần của người bị oan sai.Vì vậy, mọi khoản bồi thường chỉ có thể căn cứ trên sự thỏa thuận giữa người gây ra oan sai và người bị oan sai. Pháp luật lại không quy định 2 đối tượng này được trực tiêp thỏa thuận với nhau. 
     
    Chính điều này đã gây ra phản ứng, không đồng tình của những người gây ra thiệt hại trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Mà không đồng tình thì không trả, mà không trả thì tiền bồi thường từ đâu ra để chi trả? Không chi trả cho người bị oan sai mặc dù đã thỏa thuận hay lấy từ tiền thuế của người dân để chi trả?
     
    Mình thấy xét xử gây ra oan sai là không thể tránh khỏi, chỉ có ít hay nhiều thôi. Hạn chế tối đa vẫn là tốt nhất nhưng nếu chẳng may gây ra thì nên có biện pháp xử lý ổn thỏa, hài hòa để cân bằng lợi ích của đôi bên nên theo mình, pháp luật nên quy định cho người thi hành công vụ gây ra oan sai và người bị oan sai có thể trực tiếp thỏa thuận với nhau. Nhưng trên hết vẫn là khắc phục những lỗ hỏng của pháp luật. Các bạn thấy vấn đề này như thế nào? Mọi người cùng nhau góp ý nhé!!!
     
    5246 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454907   28/05/2017

    Có thể nói việc thỏa thuận trước khi bồi thường cho người bị oan sai là thủ tục rất quan trọng, cần thiết. Bởi vì hiện nay có rất nhiều nội dung, các khoản thiệt hại chưa được quy định cụ thể, thậm chí nếu có thì cũng rất khó chi tiết, chính xác 100% được, vì vậy cần có sự xem xét, bàn bạc, thống nhất từ cả hai phía.

    Tuy nhiên, có vấn đề phức tạp nảy sinh, đó là khi tiến hành thỏa thuận bồi thường chỉ có cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường và người bị oan sai. Trong khi đó, một chủ thể rất quan trọng khác là những người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra oan sai lại không được tham gia thỏa thuận bồi thường. Chính điều này đã gây ra phản ứng, không đồng tình của những người gây ra thiệt hại trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.

    Để vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai được hoàn thiện, phát huy hiệu quả thiết thực trong cuộc sống, các cơ quan chức năng cần sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp. Theo đó, cần đưa người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là một bên tham gia thỏa thuận, đàm phán trong quá trình giải quyết bồi thường cho người bị oan sai.

    Điều này nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người thi hành công vụ gây oan sai khi thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Đồng thời, đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các bên trong giải quyết bồi thường oan sai, không chỉ đối với người bị oan sai mà cả đối với cơ quan, cá nhân có liên quan khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nghĩa vụ hoàn trả.

     
    Báo quản trị |  
  • #454915   28/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Một vấn đề còn khiến mình khó hiểu nữa là tại sao pháp luật không quy định cụ thể trách nhiệm bồi hoàn của người gây ra oan sai, mà chỉ quy định một cách chung chung như thế? Người Việt mình rất hay cả nể nhau, nên cách quy định như vậy thì chắc chắn không thể thu hồi số tiền ngân sách đã bồi thường oan sai được. Cơ chế còn nhiều kẽ hở, nên người ta lách luật, bơ luật để khỏi mất tiền cũng là điều dễ hiểu. Chỉ có ngân sách là bị thất thu, tiền thuế dân đóng để kiến thiết đất nước thì phải dùng để bồi thường cho những oan sai không phải mình gây ra mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #454916   28/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Mình có ý kiến ngược lại. Mình nghĩ rằng nên có chế tài cho việc người thực thi pháp luật làm sai, để nâng cao trách nhiệm. Bồi thường cũng không thể nào bù đắp khoảng thời gian, những tổn thất tinh thần và vật chất cho người bị xử oan chưa nói đến cả gia đình của họ.

     
    Báo quản trị |