"Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #539096 21/02/2020

    pigreen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (145)
    Số điểm: 2679
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 229 lần


    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vậy sẽ giải quyết như thế nào khi bên vay hoàn trả lại tài sản nhưng người nhận không phải bên cho vay?

    Bản án số 170/2017/DSST ngày 11/07/2017 về tranh chấp đòi lại tài sản là một ví dụ điển hình cụ thể:

    "Năm 1993, bà N cho bà M và ông T mượn 3,5 lượng vàng loại 24 kara, có làm biên nhận giao vàng. Sau đó, bà N bị bắt giam do vi phạm pháp luật hình sự và bị xử phạt 10 năm tù. Sau khi ra tù năm 2000, bà N yêu cầu bà M và ông T trả 3,5 lượng vàng nhưng bà M và ông T nói đã trả cho bà S (mẹ kế bà N) 1,5 lượng vàng và ông N (ba của bà N) 2 lượng vàng nên không đồng ý trả nợ.

    Bà S thừa nhận có chủ động đến nhà bà M để lấy 1,5 lượng vàng để lo cho bà N trong thời gian ở tù. Còn 2 lượng vàng trả cho ông N thì bà S chỉ nghe nói lại chứ không chứng kiến tận mắt số vàng. Ông N đã mất năm 2008 nên không thể đối chất. Tại Tòa, bà N yêu cầu bà M trả tiền số tiền tương đương giá vàng yêu cầu tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử; số vàng là 3,5 lượng vàng 24 kara, rút lại yêu cầu đòi ông T phải liên đới trả nợ vì bà N là người cho mượn tiền nên bà M phải trả tiền nợ cho bà chứ không phải trả cho bà S hay ông N"

    Việc Bà N khởi kiện đòi lại 3,5 lượng vàng; bà M thừa nhận có mượn nhưng đã trả cho người khác là bà S 1,5 lượng, ông N 02 lượng (không thể chứng minh) là trả không đúng đối tượng giao dịch và cũng không được sự đồng ý của bà N, nên nay bà N khởi kiện bà M là có căn cứ. 

    Do vụ án thụ lý ngày 13/12/2016 trước ngày 01/01/2017 ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực nên áp dụng Điều 256 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 23 Nghị Quyết 03/2012/NQ-HĐTP làm căn cứ để xét xử. Việc bà S chủ động đến lấy 1,5 lượng vàng, bà M có thế khởi kiện tại một vụ án khác.

    Sau đó, Tòa án nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị N. Buộc bà Lương Thị M trả cho bà Trần Thị N số tiền 119.105.000 đồng (Một trăm mười chín triệu, một trăm lẻ năm nghìn đồng) tương đương 3,5 lượng vàng 24kara.

    Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay, nghĩa vụ trả nợ của bên vay và quyền đòi lại tài sản như sau:

    Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

    1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

    2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

    Cập nhật bởi pigreen ngày 21/02/2020 04:53:45 CH
     
    8219 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563717   29/11/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Bản án này là bài học cảnh tỉnh cho những người đi vay. Không phải là người thân của chủ nợ yêu cầu là mình trả nợ cho người thân của chủ nợ. Phải thực hiện theo đúng nguyên tắc vay ai trả trực tiếp cho người ấy, trừ trường hợp chủ nợ ủy quyền cho người khác đòi nợ, nhận nợ thay mình.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    AryaStark (15/12/2020) duongtan87 (24/05/2021)
  • #564189   30/11/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin hữu ích bạn cung cấp đến cho mọi người trong cộng đồng dân luật.
    Tình huống thật hài hước, thật ngớ ngẩn. Tuy nhiên, trên đời này cái quái gì cũng có thể xảy ra, chuyện gì cũng nên có giấy tờ, đúng người đúng đối tượng thì hơn. Chúc bạn có nhiều bài viết hay hơn

     

    Cập nhật bởi ChanhLe96 ngày 01/12/2020 10:01:27 SA bổ sung nội dung
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChanhLe96 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (15/12/2020)
  • #564226   30/11/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo quan điểm của mình thì về nguyên tắc, vay của ai thì trả người đó. Nếu có trả cho người nào khác thì phải có xác nhận từ người cho vay. Việc xác nhận này phải được ghi nhận bằng văn bản là an toàn nhất. Như trường hợp tại Bản án trên, chỉ vì không rõ ràng khi trả nợ mà người vay mượn phải chịu cảnh "tiền mất tật mang". Khi đưa nhau ra Tòa thì lời nói không đủ cơ sở để chứng minh chắc chắn gì cả.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    AryaStark (15/12/2020)
  • #565899   31/12/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về nguyên tắc bên vay có trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp trả nợ sai chủ nợ ở đây cần làm rõ lý do, người kia đã nhận ủy quyền của bên chủ nợ hay chưa? Trường hợp này quan điểm của mình nếu các bên tách bạch nhau không có sự ràng buộc gì thì bên vay vẫn trả nợ và khởi kiện đòi tiền nhầm lẫn kia trong một vụ việc khác.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #567360   31/01/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Đối với vấn đề trả nợ, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Do đó mình nghĩ là dù có thế nào thì bên vay cũng có trách nhiệm trả nợ đúng quy định.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #571477   24/05/2021

    duongtan87
    duongtan87

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:24/05/2021
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 11 lần


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongtan87 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/05/2021)
  • #574119   30/07/2021

    vattucokhi247
    vattucokhi247

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:29/07/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc vay một người trả nợ một người rất dễ xảy ra trong cuộc sống. Ví dụ như chỗ mình có anh A vay của anh B đến ngày trả không trả, anh B thuê xã hội đen đến dí bắt anh A trả. Sau đó xã hội đen cầm tiền anh A trả mà không đưa cho anh B, cuối cùng anh B lại kiện anh A ra toàn tội chiếm đoạt tài sản. Đúng khổ.

    VATTUCOKHI247 chuyên cung cấp: Dao tiện, mũi taro, Dao phay ngón, Dao gọt bavia,... với giá tốt nhất thị trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #575645   24/09/2021

    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Bản án này giúp mọi người ý thức về việc mượn ai thì trả người đó, cho dù người thân của người cho vay cũng không có quyền nhận thay số tiền vay. Bởi lẽ, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp, vay bên này nhưng trả cho người thân chứ không trả trực tiếp bên cho vay, xảy ra nhiều vấn đề phát sinh không đáng có, làm tổn thất tài sản của bên vay.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buivy081 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/09/2021)
  • #575914   30/09/2021

    anhdaong
    anhdaong

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/05/2021
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 444
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Trong thực tế có rất nhiều trường hợp tương tự như trên, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình thì nên theo nguyên tắc mượn của người nào thì trả lại cho người đó. Tránh trả cho người thân, bạn bè của chủ nợ , không khéo mình bị thiệt thòi.

     
    Báo quản trị |  
  • #578567   28/12/2021

    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Tốt hơn hết là cứ vay của ai thì trả lại đến chính tay người đó, không qua trung gian, không có ai nhận dùm. Vì việc mượn và trả như sự việc trên, lại không có giấy tờ chứng minh đã trả nợ, thì người thiệt chỉ có người đi vay mà thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #580523   20/02/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn, mình thấy trong thực tế cũng thường xảy ra vay người này nhưng trả người kia dẫn đến những tranh chấp không gải quyết được, vụ án này là minh họa thực tế cho mọi người tìm hiểu để tránh xảy ra tranh chấp không mong muốn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580749   27/02/2022

    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    cảm ơn những thông tin vô cùng hữu ích từ bài viết của bạn. thông thường vay ai thi phải trả người đó, bản án này là một bài học cho tất cả mọi người về nghĩa vụ trả nợ. Có nợ phải trả đó là sự thật hiển nhiên từ cổ chí kim

     
    Báo quản trị |  
  • #581302   09/03/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Theo quan điểm của mình thì về nguyên tắc, vay của ai thì trả người đó. Nếu có trả cho người nào khác thì phải có xác nhận từ người cho vay.

    Việc xác nhận này phải được ghi nhận bằng văn bản là an toàn nhất chứ không thể bằng lời nói, không có bằng chứng xác thực khi xảy ra tranh chấp.

    Như trường hợp tại Bản án trên, chỉ vì không rõ ràng khi trả nợ mà người vay mượn phải chịu cảnh "tiền mất tật mang". Khi đưa nhau ra Tòa thì lời nói không đủ cơ sở để chứng minh chắc chắn gì cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #581470   18/03/2022

    bhnghia99
    bhnghia99

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:09/03/2022
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 366
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Việc trả nợ sai chủ này cũng là bài học cho tất cả mọi người. Mọi người cần lưu ý, khi mượn nợ người nào thì nên trả đúng cho người ấy tránh trả cho người khác trừ khi người nhận thay có sự ủy quyền từ chủ nợ. Đồng thời, khi trả nợ mọi người cũng cần nên lưu giữ lại biên nhận hoặc bằng chứng minh đã thanh toán nợ cho đúng người hoặc người được ủy quyền

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582259   30/03/2022

    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Một tình huống tưởng chừng không thể xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, đọc những bản án thế này tôi mới nhận ra rằng sự hiểu biết pháp luật rất quan trọng. Kiến thức pháp lý cơ bản sẽ giúp ta có được những thuận lợi, tránh được những rủi ro ngay cả trong những việc "dân sự"" thường ngày. Cảm ơn tác giả vì đã cung cấp một bản án thú vị!

     
    Báo quản trị |  
  • #582619   31/03/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    "Trả nợ sai chủ nợ" giải quyết như thế nào?

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích này.

    Như vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền buộc các chủ thể là người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015, chủ sở hữu đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu sẽ không thể đòi lại tài sản của mình.

     
    Báo quản trị |