Điều 129. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
...
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì người lao động có hai hành vi vi phạm. Đối với hành vi thứ nhất, đơn vị đã tiến hành tạm đình chỉ công việc người lao động. Lúc này hành vi thứ hai chưa thực hiện, và việc đình chỉ nhằm mục đích xử lý hành vi vi phạm thứ nhất. Tuy nhiên, đối với hành vi thứ nhất, người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động. Do đó, căn cứ Khoản 4 nêu trên thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Sau khi hết thời gian tạm đình chỉ này thì mới phát sinh hành vi vi phạm thứ hai của người lao động, cụ thể là nghỉ không có lý do đủ 5 ngày cộng dồn trong tháng. Lúc này, đơn vị mới tiến hành quy trình xử lý kỷ luật lao động mới với hình thức sa thải. Việc vi phạm này tách biệt với việc vi phạm thứ nhất, và hai quy trình xử lý kỷ luật lao động cũng tách biệt với nhau.
Do đó, việc đơn vị vịn lý do bị xử lý kỷ luật lao động lần 2 để không trả tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ người lao động để xử lý kỷ luật lao động lần thứ nhất là sai, trái với Khoản 4 Điều 129 nêu trên.