Hiện nay, pháp luật chưa có quy định rõ về trường hợp ngừng việc nào thì được xem là do lỗi của người sử dụng lao động.
Đối với tình huống này, để xác định được chính xác lỗi từ đâu, là vì người sử dụng lao động hay vì lý do kinh tế thì giữa Công ty và người lao động phải trao đổi thêm với nhau để có thể xác định chính xác.
Căn cứ khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người lao động phải ngừng việc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, nếu không phải lỗi do người sử dụng lao động thì hai bên phải thỏa thuận với nhau về tiền lương ngừng việc, bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu theo như quy định trên chứ không được tự ý thông báo.
Vì vậy, khi Công ty thông báo nửa tháng đầu người lao động được nghỉ hưởng 100% lương, nửa tháng sau nghỉ hưởng 70% lương mà người lao động thấy chưa phù hợp thì có thể tiến hành trao đổi thêm với Công ty.
Ngoài ra, đối với vấn đề thông báo ngừng việc có bắt buộc phải bằng văn bản hay không, tại Bộ luật Lao động 2019 hiện chưa có quy định khi ngừng việc thì Công ty phải thông báo ngừng việc đến cho người lao động mà chỉ đề cập đến tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này Anh nhé.