Trả lương bằng sản phẩm, doanh nghiệp có vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #591178 20/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2137)
    Số điểm: 74851
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần


    Trả lương bằng sản phẩm, doanh nghiệp có vi phạm pháp luật?

    Trong quá trình làm việc, người lao động (NLĐ) có quyền được hưởng tất cả quyền và lợi ích của mình theo pháp luật mà không bất kì ai được xâm phạm. Việc trả lương cho NLĐ cũng là một quyền lợi được pháp luật ghi nhận. Đây là nghĩa vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ), theo đó, NSDLĐ phải trả đủ lương và đúng hạn cho NLĐ. Tuy nhiên, có một số trường hợp thay vì trả lương bằng tiền thì NSDLĐ lại trả bằng sản phẩm, vậy hành vi này có được pháp luật cho phép hay không?

    Quy định về trả lương cho NLĐ

    Việc thanh toán lương cho người lao động không đúng thời hạn không những gây xáo trộn cuộc sống người lao động mà còn gây không ít phiền toái cho doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, khi gặp phải vấn đề kinh tế, NSDLĐ thường tìm cách để cắt giảm mọi chi phí nhất có thể để duy trì hoạt động ở mức ổn định nhất có thể. Vì vậy, nhiều hình thức đã diễn ra nhằm phục vụ mục đích đó của doanh nghiệp, mà trả lương bằng sản phẩm là điển hình.

    Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương là số tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Theo đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

    Ngoài ra, NSDLĐ phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.

    Về việc trả lương cho NLĐ, trong luật đã nêu rõ NSDLĐ trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

    Trong đó, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho NLĐ bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp NLĐ là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

    Như vậy, luật quy định rằng tiền lương trả cho NLĐ được tính bằng tiền Đồng Việt Nam, ngoại trừ trường hợp đối với lao động là người nước ngoài.

    tra-luong-bang-san-pham

    Có được trả lương bằng sản phẩm thay vì tiền Đồng Việt Nam hay không?

    Như đã phân tích trên, Bộ luật Lao động 2019  đã nêu rõ việc trả lương cho NLĐ phải bằng tiền Đồng Việt Nam.

    Ngoài ra căn cứ tại khoản 2 Điều 96 BLLĐ 2019 quy định lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.

    Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, pháp luật cho phép việc trả lương cho NLĐ bằng tiền, trong đó tiền lương này có thể trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản cá nhân của NLĐ mở tại ngân hàng; không cho phép trả lương thay thế bằng sản phẩm, việc người sử dụng trả lương bằng hình thức khác như sản phẩm sản do NLĐ sản xuất ra, hàng hóa doanh nghiệp sở hữu chỉ thực hiện được khi có thỏa thuận và được NLĐ đồng ý.

    Trường hợp doanh nghiệp ép buộc NLĐ nhận lương bằng sản phẩm nhưng NLĐ không đồng ý dẫn tới việc trả lương không đúng hạn thì doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm.

    Trả lương bằng sản phẩm, doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?

    Đối với hành vi ép buộc NLĐ nhận lương trả bằng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị pháp luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

    Trường hợp doanh nghiệp ép buộc NLĐ nhận lương bằng sản phẩm nhưng NLĐ không đồng ý dẫn tới việc trả lương không đúng hạn thì doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm.

    Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 , NSDLĐ phải trả lương đúng hạn, đầy đủ cho NLĐ. Bên cạnh đó, kỳ hạn trả lương được quy định như sau:

    - NLĐ hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

    - NLĐ hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

    - NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

    Ngoài ra, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;

    Như vậy, NSDLĐ phải trả lương đúng hạn theo quy định trên và chỉ được nợ lương không quá 30 ngày trong trường hợp bất khả kháng.

    Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, nếu NSDLĐ trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi công ty mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.

    Về vấn đề xử phạt, theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lao động, bảo hiểm xã hội, NLĐ việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định vi phạm về tiền lương như sau:

    Phạt tiền đối với NSDLĐ có hành vi NSDLĐ không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho NLĐ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo một trong các mức sau:

    - Từ 05-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01-10 NLĐ;

    - Từ 10-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11-50 NLĐ;

    - Từ 20-30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51-100 NLĐ;

    - Từ 30-40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101-300 NLĐ;

    - Từ 40- 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

    Bên cạnh đó, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc công ty trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm công ty bị xử phạt.

    Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, trong trường hợp tổ chức vi phạm, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, sẽ bị phạt gấp đôi. Do đó, trường hợp Công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm có thể bị xử phạt với mức cao nhất là 100.000.000 đồng.

    Doanh nghiệp thưởng bằng sản phẩm cho NLĐ có được không?

    Theo quy định tại Điều 104 BLLĐ 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

    Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

    Theo đó, việc thưởng cho NLĐ của NSDLĐ có thể bằng tiền hoặc tài sản và có thể vằng nhiều hình thức khác nhau theo luật định. Vậy nên việc thưởng bằng sản phẩm là phù hợp với quy định của pháp luật.

    Tóm lại,  mặc dù bắt buộc phải trả lương cho NLĐ bằng tiền nhưng Bộ luật Lao động năm 2019 lại linh động, cho phép công ty được thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm.

    Đối với những doanh nghiệp đang khó khăn về mặt tài chính thì hình thức thưởng bằng sản phẩm có thể giúp ích được trong giai đoạn này, không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn động viên, cổ vũ sự nỗ lực của NLĐ.

     
    313 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591198   20/09/2022

    Trả lương bằng sản phẩm, doanh nghiệp có vi phạm pháp luật?

    Bài viết của bạn rất hay. Hiện nay việc trả lương cho nhân viên bằng sản phẩm cũng không tồn tại nhiều, đa số người sử dụng lao động đều thanh toán bằng tiền cho người lao động. Tuy nhiên, việc thưởng bằng sản phẩm rất nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. Theo tôi thấy việc thưởng thì bằng hình nào cũng hợp lý nhưng với tình hình kinh tế hiện đại tốt nhất vẫn thưởng cho người lao động bằng tiền mặt, vừa đáp ứng nhu cầu kinh tế vừa tạo cơ hội cho người lao động có thể sử dụng khoản tiền để mua nhưng thứ mình có nhu cầu hơn là các sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #591205   21/09/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Trả lương bằng sản phẩm, doanh nghiệp có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Mình xin bổ sung thêm một số ý như sau:

    Quy định về Kỳ hạn trả lương theo sản phẩm, Căn cứ Khoản 3 Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo đó:

    “Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.”

    Quy định về tiền lương làm thêm giờ Căn cứ Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 bổ sung quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thêm giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với doanh nghiệp và được tính theo công thức sau:

    Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% X Số sản phẩm làm thêm

    Trong đó:

    - Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

    - Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

    - Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

     

     
    Báo quản trị |