Sinh viên, người lao động làm việc tại thành phố phần lớn là thuê nhà, thuê trọ nhưng có những trường hợp không đăng ký tạm trú hoặc đăng ký tạm trú chậm. Tuy nhiên, phần lớn là những người có trách nhiệm đăng ký khi họ chuyển đến chỗ ở hợp pháp (hợp đồng thuê) ý thức được là phải khai báo với cơ quan công an đăng ký tạm trú.
Tuy nhiên, không biết là sau khi chuyển đến kể từ thời điểm đó thì sau bao nhiêu ngày phải đăng ký, nếu quá thời gian có bị phạt không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.
Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Luật cứ trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Như vậy, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người đi thuê. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Chuẩn bị hồ sơ gì để đăng ký tạm trú?
Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật cứ trú 2020 thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau:
1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.