Tổng kiểm toán Nhà nước trở thành cơ quan “siêu quyền lực” tại Luật kiểm toán nhà nước 2015?

Chủ đề   RSS   
  • #384144 20/05/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng kiểm toán Nhà nước trở thành cơ quan “siêu quyền lực” tại Luật kiểm toán nhà nước 2015?

    Đó là vấn đề đang được tranh cãi tại dự thảo Luật kiểm toán nhà nước 2015 sắp được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 này.

    Dự kiến Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và thay thế Luật kiểm toán nhà nước 2005.

    Một số nội dung vẫn còn là vấn đề tranh cãi

    1. Thêm đơn vị được kiểm toán

    Ngoài các đơn vị quy định tại Luật kiểm toán nhà nước 2005, bổ sung thêm đối tượng sau:

    Phương án 1: Các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế ngoài các đơn vị được kiểm toán quy định trên.

    Phương án 2: Các cơ quan quản lý và các đối tượng chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế ngoài các đơn vị được kiểm toán quy định trên.

    Việc quy định thêm đối tượng này có vẻ như quá rộng, vì hầu hết trong xã hội hiện nay, mọi người đều phải có nghĩa vụ nộp thuế. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế là vai trò của cơ quan thuế mà không phải là cơ quan kiểm toán nhà nước, quy định thêm đối tượng này liệu cơ quan kiểm toán nhà nước có lấn sân sang vai trò của cơ quan thuế??

    2. Kéo dài thời gian giải quyết kiến nghị với các vụ việc phức tạp

    - Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của đơn vị được kiểm toán; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. (trước đây thời hạn này là 45 ngày)

    Thủ tục giải quyết các vấn đề kiến nghị ngày càng phải được giải quyết một cách nhanh chóng, việc kéo dài thời gian giải quyết với các vụ việc phức tạp liệu có đi lùi với xu hướng tinh gọn trong các khâu giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong hoạt động hành chính??

    3. Quyết định giải quyết kiến nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước là quyết định cuối cùng.

    Đây là vấn đề mà rất nhiều đơn vị được kiểm toán tranh cãi, Tổng Kiểm toán Nhà nước có phải là cơ quan “siêu quyền lực” khi đưa ra quy định này.

    Việc Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước là quyết định cuối cùng, có giá trị chung thẩm, phải chăng mặc định rằng mọi giải quyết kiến nghị của Tổng Kiểm toán đều đúng? Không cho các đơn vị được kiểm toán quyền khiếu nại khi quyết định giải quyết kiến nghị của Tổng Kiểm toán không đúng hay không thỏa đáng?

    Xem thêm dự thảo Luật kiểm toán nhà nước 2015 tại đây.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 20/05/2015 03:41:22 CH
     
    5400 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #389261   24/06/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua sáng nay 24/6 với 87,85% đại biểu tán thành.

    Theo đó, Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi) với 9 Chương, 73 Điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.

    Trước khi thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đọc Báo cáo Giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi).

    Theo đó, về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán (Điều 7), có ý kiến đề nghị, cân nhắc tính bắt buộc của Báo cáo kiểm toán và cho rằng chỉ có giá trị bắt buộc thực hiện sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn hoặc cơ quan hành pháp, bộ chuyên ngành, quản lý Nhà nước, Bộ công an, tòa án xác định đó là sai phạm; có ý kiến đề nghị cần có ý kiến của cơ quan cấp trên thì đối tượng được kiểm toán mới thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

    Vấn đề này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định có tính bắt buộc của Báo cáo kiểm toán nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong việc đưa ra các kết luận, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán, khắc phục tình trạng thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước những năm qua chưa nghiêm do tồn tại của Luật hiện hành.

    Đồng thời, theo quy định của Hiến pháp, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Do vậy, Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cũng mang tính độc lập, không một cơ quan nào có thể can thiệp và Kiểm toán Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước kết luận, kiến nghị của mình.

    Vì vậy, việc quy định Báo cáo kiểm toán phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn hoặc cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp xác định có sai phạm là không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Khi có căn cứ cho rằng kết quả kiểm toán ghi trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại theo Điều 69 của Dự thảo luật. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ quy định về giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán thể hiện tại Điều 7 của Dự thảo luật.

    Về đơn vị được kiểm toán (Điều 55), một số ý kiến đề nghị, những doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống nên để cho kiểm toán độc lập kiểm toán, khi thấy cần thiết Kiểm toán nhà nước chỉ thẩm tra kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, về nguyên tắc, ở đâu có tài chính công, tài sản công là phải được kiểm toán theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Hiến pháp, không phân biệt đối tượng quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, để phù hợp với năng lực của Kiểm toán Nhà nước hiện nay và tình hình quản lý doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo luật quy định: đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vẫn kiểm toán toàn diện như Luật hiện hành; đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, giao cho Tổng Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp cần thiết thì quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.

    Về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước (khoản 3 Điều 12), Qua thảo luận ở hội trường, đại biểu Quốc hội có hai nhóm ý kiến: (1) đề nghị quy định nhiệm kỳ Tổng Kiểm toán Nhà nước là 5 năm phù hợp với nhiệm kỳ của Quốc hội; (2) đề nghị quy định nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là 7 năm như Luật hiện hành. Sau khi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, đa số đại biểu (79,23%) đồng ý với phương án: “Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ”.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho tiếp thu quy định về nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 5 năm theo đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, thể hiện tại khoản 3 Điều 12 của Dự thảo luật.

    Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 24/06/2015 05:36:22 CH
     
    Báo quản trị |