Tổng hợp những tranh chấp phải tiến hành hòa giải

Chủ đề   RSS   
  • #524451 30/07/2019

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Tổng hợp những tranh chấp phải tiến hành hòa giải

    Tổng hợp những tranh chấp phải tiến hành hòa giải
    1. Tranh chấp về đất đai
     
    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
     
    Theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi xảy ra tranh chấp, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
     
    - Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải.
     
    - Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã xảy ra một trong hai trường hợp sau:
     
    Trường hợp 1: Hòa giải thành (sẽ kết thúc tranh chấp)
     
    Trường hợp 2: Hòa giải không thành
     
    Khi hòa giải không thành thì được giải quyết như sau:
     
    (1) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết (khởi kiện tại Toàn án)
     
    (2) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:
     
    - Theo thủ tục hành chính:
     
    + Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân do Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất giải quyết.
     
    + Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
     
    - Theo thủ tục tố tụng dân sự (khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp).
     
    Vậy, Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải?
     
    Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì: 
     
    - Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
     
    Như vậy tranh chấp này phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.
     
    - đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: 
     
    + Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
     
    + Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất 
     
    + Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất
    ... 
     
    Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như trên thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Do đó, đối với những trường hợp này không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại cơ sở.
     
    2. Tranh chấp về ly hôn
     
    Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay việc hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là không bắt buộc. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở nhằm giúp các bên có thể tự thỏa thuận, xem xét lại để tự giải quyết những mâu thuẫn nhằm khuyết khích các bên tự giải quyết mâu thuẫn.
     
    Tuy nhiên, thủ tục hòa giải tại tòa án theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là bắt buộc:
     
    “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
     
    Theo đó, tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục hòa giải như sau:
     
    "Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại điều 206 và 207 Bộ luật tố tụng dân sự"
     
    Sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử và đã tiến hành hòa giải theo luật định nhưng không thành, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
     
    Như vậy, thủ tục hòa giải tại tòa án là bắt buộc và không thể bỏ qua giai đoạn này. 
     
    3. Tranh chấp về lao động
     
    Hòa giải được xem là một trong những phương án tối ưu trong quá trình giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp lao động nói riêng. Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích một cách nhanh chóng, đạt được lợi ích của mình một cách nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bên.
     
    Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật lao động 2012 trong nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động phải đảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
     
    Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
     
    1. Hoà giải viên lao động.
     
    2. Toà án nhân dân.
     
    Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp tranh chấp có tính chất nghiêm trọng mà hòa giải có nguy cơ không giải quyết triệt để được vấn đề hoặc mang đến những bất lợi nhất định cho phía người lao động, pháp luật cũng quy định các trường hợp ngoại lệ là các tranh chấp không bắt buộc phải thông qua hòa giải. Theo Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải cụ thể như sau:
     
    - Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
     
    - Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
     
    - Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
     
    - Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
     
    - Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
     
    16979 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận