Tổng hợp giải đáp thắc mắc về BHXH, BHYT 2017

Chủ đề   RSS   
  • #448689 03/03/2017

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Tổng hợp giải đáp thắc mắc về BHXH, BHYT 2017

    Đây là Tổng hợp giải đáp thắc mắc về chính sách BHXH, BHYT năm 2017 từ cơ quan BHXH sau buổi Giao lưu trực tuyến sáng nay 03/03/2017. 

    Câu 85:

    1. Trần BH tại BV tôi cho BN ĐTĐ tuýp 2 là 250.000đ/lượt - không đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị cho đối tượng này. Trong khi đó, nếu chuyển lên tuyến trên, mặc dù các dịch vụ kỹ thuật và thuốc đã có đủ tương đương với tuyến trên nhưng hàng năm chúng tôi vẫn phải chuyển BN đi do ko đảm bảo mức trần (mất trung bình 1.300.000đ/lượt). Xin các đồng chí tư vấn giúp cơ sở pháp lý và cách làm để giúp chúng tôi tăng trần nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, tạo điều kiện cho BN được quản lý tại địa phương, tránh quá tải tuyến trên.

    2. Đối tượng BN ĐTĐ hàng tháng sẽ cần làm xét nghiệm để theo dõi diễn biến của bệnh, theo dõi tổn thương một số cơ quan đích, và thông thường sẽ giống nhau giữa các lần khám. Nhằm giảm thời gian chờ, chúng tôi đề nghị có thể in xét nghiệm từ tháng trước để tháng sau BN tái khám có thể làm xét nghiệm luôn và đến BS kết luận - Xin các đồng chỉ chỉ giúp cơ sở pháp lý có được hay không? và cách thức giải quyết vấn đề này ?

    3. Việc thông tuyến bảo hiểm là một trong những chính sách quan trọng và đã được phó thủ tướng, bộ trưởng bộ y tế, TGĐ BHXH Việt Nam tái khẳng định, tuy nhiên tại tỉnh Thái Nguyên tôi, BN vẫn chưa được thông tuyến huyện. Xin các đồng chí tư vấn giúp để BN có thể tìm đến các cơ sở có chất lượng tốt để được phục vụ tốt hơn.

    Xin chân thành cảm ơn !

    BHXH Việt Nam trả lời:

    1. Hiện nay, cơ quan BHXH xác định trần chung cho cả bệnh viện hoặc từng chuyên khoa. Chi phí trần bình quân được xác định dựa trên tổng chi phí của năm trước và có nhân (x) với biến động của giá cả để chi trả cho năm nay. Do đó, việc Bệnh viện khống chế trần đối với từng mặt bệnh là không đúng quy định vì có mặt bệnh chi phí điều trị thấp và có mặt bệnh chi phí điều trị cao.

    Trường hợp có gia tăng chi phí như thay đổi giá dịch vụ, ứng dụng dịch vụ kỹ thuật mới, thuốc mới, thay đổi chức năng nhiệm vụ… thì đã được thanh toán ngoài trần.

    2. Việc chỉ định các xét nghiệm căn cứ tình trạng bệnh và theo quy chế bệnh viện, đề nghị Bạn liên hệ với Bộ Y tế để được giải quyết.

    3. Đối với phản ánh của Bạn về việc chưa thực hiện thông tuyến tại tỉnh Thái Nguyên: Vấn đề này chúng tôi sẽ liên hệ với BHXH tỉnh Thái Nguyên và sẽ có phản hồi sớm nhất qua địa chỉ email của Bạn.


    Câu 84:

    Công ty tôi có trường hợp thế này: Ông A làm việc đến hết ngày 31/01/2017 thì nghỉ việc, Từ ngày 01/02/2017 đến ngày 14/02/2017 Công ty tiến hành lập hồ sơ báo giảm bảo hiểm cho ông A này. BHXH tỉnh Đồng Nai yêu cầu chúng tôi đóng tiền BHYT tháng 02/2017 là 4.5%. Xin cho chúng tôi hỏi BHXH Đồng Nai yêu cầu như vậy đúng hay không. Xin cảm ơn.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Đối với trường hợp báo giảm không phải thu hồi thẻ BHYT, cơ quan BHXH căn cứ vào thời điểm nhận được danh sách của đơn vị để thực hiện báo giảm:

    - Trường hợp báo giảm thẻ BHYT từ tháng 2/2017 thì cơ quan BHXH phải nhận được danh sách trước thời điểm 01/02/2017.

    - Trường hợp nhận danh sách báo giảm trong 2/2017 thì cơ quan BHXH vẫn thực hiện thu BHYT đến hết tháng 2/2017.


    Câu 83:

    Hiện tại, tôi đang làm việc tại một công ty nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tôi xin phép được hỏi như sau:

    Tôi mang thai bệnh lý và phải hút thai ở tuần thứ 7, tuy nhiên sau hút thai do sức khỏe vẫn đảm bảo và do tính chất công việc văn phòng nên tôi vẫn được công ty tạo điều kiện cho đi làm và hưởng lương. Vì vậy tôi muốn hỏi: Nếu công ty tạo điều kiện cho tôi đi làm thì phía BHXH có chi trả hỗ trợ theo luật BHXH cho tôi hay không? Nếu không thì theo luật nào, điều khoản nào quy định rõ ràng về trường hợp không được hưởng hỗ trợ này.

    Phía BHXH huyện Phú Bình đã trả lời tôi không được hưởng vì giống ốm đau tôi không vắng mặt tại công ty. Tuy nhiên, thai sản và ốm đau là 2 chế độ khác nhau hoàn toàn.

    Trân trọng cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Luật BHXH năm 2014 chỉ quy định lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc còn được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn theo quy định mà không quy định lao động nữ đi làm trong thời gian được nghỉ thai sản do xảy thai, nạo hút thai được thanh toán trợ cấp thai sản.

    Câu 82:

    Xin cho tôi hỏi doanh nghiệp chi trả tiền bảo hiểm cho công nhân bị ốm bằng cách nào là đúng?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ có quyền nhận trợ cấp BHXH theo một trong các hình thức sau:

    - Trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

    - Thông qua tài khoản tiền gửi của NLĐ mở tại ngân hàng.

    - Thông qua người sử dụng lao động.

    Trường hợp Bạn chọn nhận trợ cấp thông qua người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có thể chi trả tiền trợ cấp cho Bạn bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản ATM.


    Câu 81: Bác tôi là chủ tịch Hội người cao tuổi của xã năm nay gần 70 tuổi, theo pháp luật có thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc hay không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Điểm 2 Công văn số 60/LĐTBXH-BHXH ngày 7/1/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc vướng mắc trong thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, trường hợp Bác của ông/bà là Chủ tịch Hội Người cao tuổi, năm nay gần 70 tuổi là cán bộ không chuyên trách cấp xã mà không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và trợ cấp hàng tháng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.


    Câu 80:  Giải thích về ý nghĩa “Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”  trong thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

    Cụ thể như sau ạ:

    -Vợ em thêm gia BHXH từ tháng 11/2014 đến 6/2016

    -Vì lý do sức khỏe khi mang thai nên bắt đầu nghỉ việc vào tháng 7/2016

    -Vợ em sinh vào ngày 25/02/2017. Vậy sẽ lọt trường hợp như sau:

    Thứ nhất là vợ em sinh sau ngày 15 nên sẽ thuộc điểm b khoản 1 điều 9 Mục 2 trong thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 29/12/2015

    Thứ hai là vì lý do sức khỏe nên đã nghỉ việc từ tháng 7/2016 – 2/2017 không đóng BHXH.

    Em xin trích 1 đoạn trong thông tư 59/2015 như sau:

    “Mục 2: CHẾ ĐỘ THAI SẢN

    Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

    1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

    a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

    Vậy vợ em thuộc “Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”. Vậy vợ em có được hưởng BHXH không ạ? Vì khi em nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đến BHXH tỉnh Ninh Thuận thì họ trả về và báo là không được hưởng ạ. Vì em nghỉ nếu thực hiện quy định tại điểm a khoản này tức là được hưởng chứ ạ.

    “Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này” là lý do mà nhiều người không được rõ ràng và hiểu lắm ạ.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, và Điểm b Khoản 1 Thông tư 59/2015/TT-LĐTBXH thì NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Đối chiếu với quy định trên, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 2/2016 đến tháng 1/2017, trong thời gian này vợ bạn chỉ có 5 tháng đóng BHXH (do tháng 2/2017 vợ Bạn không đóng BHXH) nên không đủ điệu kiện hưởng chế độ thai sản.


    Câu 79:

    Xin cho tôi hỏi, bác tôi bị ốm dài ngày (nhồi máu não) từ năm 2015, đã thanh toán chế độ ốm đau vào tháng 10/2015, 11/2015, 12/2015. Công ty báo giảm cho bác tôi hình thức phát sinh “OF”. 

    Đến năm 2016 vì lý do hoàn cảnh gia đình bác tôi không đi chữa bệnh nữa. Đến tận tháng 10/2016 bác tôi mới đi trị bệnh và có chứng từ là giấy ra viện.

    => BHXH từ chối không thanh toán chứng từ giấy ra viện vào tháng 10/2016 của bác tôi, với lý do là bác tôi đã “OF” từ năm 2015 đến nay mà chứng từ thanh toán ko liên tục, nên thành ra từ tháng 01/2016 đến nay mặc dù bác tôi OF nhưng vì không có chứng từ nên được hiểu là nghỉ không lương (KL) – Xin cho tôi hỏi BHXH ko thanh toán chứng từ tháng 10/2016 là đúng hay sai, vì bác tôi đang bệnh nặng. Tới bây giờ vẫn chưa khỏi.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Trường hợp bác của Bạn, nếu trong thời gian từ tháng 1/2016 đến nay vẫn trong quan hệ lao động với công ty và công ty báo giảm do nghỉ việc không lương thì không được thanh toán chế độ ốm đau; nếu vẫn trong quan hệ lao động và công ty báo giảm do nghỉ ốm thì được thanh toán chế độ ốm đau.

    Vì vậy, công ty nơi bác của Bạn làm việc cần làm rõ vấn đề này với cơ quan BHXH để có căn cứ xem xét giải quyết chế độ ốm đau đối với bác của Bạn.


    Câu 78:

    Tôi là Trần Thị Kim Anh xin được BTC giải đáp nội dung sau: Người lao động làm việc tại: Quỹ tín dụng nhân dân xã; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp các cấp đang tham gia BHXH bắt buộc, khi đủ 60 tuổi đối với Nam, 55 tuổi đối với Nữ) nhưng chưa hết nhiệm kỳ (vẫn làm việc đến hết nhiệm kỳ) mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì có được tiếp tục đóng BHXH đến hết nhiệm kỳ hoặc đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 167 Bộ Luật Lao động năm 2012, Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, Điểm 2 công văn số 60/LĐTBXH-BHXH ngày 7/01/2016 về việc vướng mắc trong thực hiện chế độ BHXH đối với NLĐ, trường hợp nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên mà vẫn là công chức, viên chức hoặc làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương mà chưa hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH thì vẫn thuộc đối tượng tha gia BHXH.


    Câu 77:

    Tôi là nhân viên hợp đồng trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc vùng 4 , đơn vị trả lương cho tôi là 2.000.000đ. Cơ quan BHXH yêu cầu mức lương đóng BHXH của tôi phải đóng cao hơn hoặc bằng Mức lương tối thiểu vùng 4 và có qua đào tạo là 2.760.600đ  có đúng hay không? Và đơn vị trả lương cho tôi như vậy có đúng theo quy định hay không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    Đề nghị ông/bà đối chiều quy định nêu trên để thực hiện.


    Câu 76:

    Cho e hỏi trường hợp này có được hưởng chế độ thai sản không?

    Tháng 1-6/2016 : Hưởng chế độ thai sản

    Tháng 7-8/2016: Nghỉ việc

    Tháng 9-12/2016: Tham gia BHXH (4 tháng)

    Tháng 1/2017 : Nghỉ không lương

    Ngày 05/02/2017: Sinh con

    Xin cảm ơn.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Trường hợp của Bạn, nếu Bạn chưa chấm dứt quan hệ lao động với đơn vị và hưởng chế độ thai sản khi sinh con trong khoảng thời gian từ tháng 1 - tháng 6/2016, thì thời gian từ tháng 1 - tháng 6/2016 được tính là thời gian đóng BHXH, do đó, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh (từ tháng 2/2016 – tháng 1/2017) Bạn có 9 tháng đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con vào ngày 5/2/2017.


    Câu 75:

    Em đang làm tại một Công ty, em có nghỉ việc để đi điều trị vô sinh, như vậy em có được thanh toán chế độ ốm đau được không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

    Trường hợp NLĐ phải nghỉ việc để điều trị vô sinh mà có giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp, thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.


    Câu 74:

    Anh chị vui lòng cho tôi hỏi, công ty tôi có người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc, nay người lao động đi khám bệnh và được chẩn đoán là "VÔ SINH NỮ" (có giấy ra viện đính kèm). Vậy với tên bệnh là "VÔ SINH NỮ" có được thanh toán chế độ ốm đau gì không? Và anh chị có thể giải thích tại sao được thanh toán hoặc không được thanh toán chế độ ốm đau (căn cứ vào những qui định nào).

    Trân trọng!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

    Trường hợp NLĐ phải nghỉ việc để điều trị vô sinh mà có giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp, thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.


    Câu 73:

    Nhờ BHXH Việt Nam giải đáp thắc mắc về xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN, như sau:

       - Người lao động tham gia BHXH, BHTN tại công ty A từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2014 thì nghỉ chuyển sang công ty B. Công ty B đóng BHXH, BHTN cho người lao động từ tháng 01/2015 nhưng cơ quan BHXH không cấp sổ mới cho người lao động vì đã có sổ BHXH tại công ty A.

       - Công ty A nợ tiền đóng BHXH, BHTN, chỉ đóng BHXH, BHTN đến hết tháng 06/2014 nên chưa được chốt sổ BHXH cho người lao động nghỉ việc (dù người lao động đã đề nghị công ty A đóng phần tiền thiếu của người nay nhưng công ty không đóng.

    Hỏi: - Người lao động muốn bỏ quá trình tham gia BHXH, BHTN từ tháng 07/2016 đến tháng 12/2016 để được chốt sổ quá trình tham gia BHXH, BHTN từ tháng 01/2009 đến tháng 06/2014 để được chuyển sổ BHXH sang công ty B công nối quá trình tham gia BHXH, BHTN được không?

    Xin giải đáp!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ quy định Khoản 3 Điêu 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, ông/bà đề nghị đơn vị đóng đủ số tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp bao gồm cả tiền lãi chậm đóng (nếu có) để xác nhận thời gian tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho ông/bà.

    Căn cứ quy định của pháp luật về BHXH hiện hành trường hợp ông/bà đề nghị bỏ quá trình tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2016 nằm ngoài các quy định của pháp luật vì vậy cơ quan BHXH không có căn cứ để thực hiện.

    Câu 72:

    Tôi có tham gia BHXH tại Công ty đến tháng 01/2017 là 4 năm 2 tháng, ngày 14/12/2016 tôi có nghỉ việc để nhập viện điều trị vô sinh tại BV phụ sản TP Cần Thơ, Giấy ra viện ghi chẩn đoán vô sinh nữ và phương pháp điều trị là: Sản khoa (Kiểm tra, thông tai vòi). Như vậy tôi có được giải quyết chế độ ôm đau theo Điều 25 Luật BHXH không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

    Trường hợp NLĐ phải nghỉ việc để điều trị vô sinh mà có giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp, thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.


    Câu 71:

    Chị Anh nghỉ hưởng chế độ sinh con từ ngày 20/7/2016 đến hết ngày 19/01/2017.

    Ngày 20/01/2017 phải trở lại làm việc nhưng sức khỏe còn yếu nên Chị Anh xin nghỉ chế độ dưỡng sức từ ngày 20/01/2017 đến ngày 24/01/2017 (vì sinh thường).

    Trường hợp của Chị Anh có được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức không ạ?

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Trường hợp của chị Anh đủ điều kiện nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định tại Điều 41 Luật BHXH năm 2014.


    Câu 70:

    Tôi là Lữ Văn Anh, ngày sinh 10/10/11962; Quê quán: Xã Quang Lộc, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh.

    Đơn vị công tác: Công ty TNHH MTV Nam Nung, tỉnh Đak Nông.

    Nhập ngũ: 06/04/1981, xuất ngũ 06/05/1984.

    Đơn vị cũ: H182 - Cục Xăng dầu; Địa chỉ: Kim liên - Hoà Vang - Đà Nẵng, nay là Quận Liên Chiểu Đà Nẵng.

    Rất không may là tôi bị mất hết hồ sơ xuất ngũ và tôi đã liên hệ về đơn vị cũ thì được biết là chỉ lưu hồ sơ từ năm 1986 về sau.

    Hiện tại tôi đã có 27 năm BHXH nhưng công ty Nam Nung khó khăn nợ lương, nợ BHXH của người lao động và sắp cổ phần nên tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi.

    Theo quy định thì tôi được cộng thêm BHXH cho  thời gian quân ngũ. Nhưng không còn hồ sơ thì tôi phải làm như thế nào để đỡ thiệt thòi quyền lợi.

    Được biết là thủ trưởng cũ của tôi đang khỏe mạnh và đồng đội tôi hồi cùng nhập ngũ và cùng xuất ngũ ở quê rất đông.

    Trân trọng cảm ơn !

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 7 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ: “Đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01/01/1995 thì cơ quan quản lý người lao động giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá công tác, diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần báo cáo Bộ, ngành chủ quản ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định”.

    Đề nghị Ông đối chiếu với quy định trên để thực hiện.


    Câu 69:

    Cháu chào chú Phạm Lương Sơn. Cháu tên Phạm Thị Thanh Tính làm tại công ty cổ phần Phở Việt. Địa chỉ T19/2 Bình Thuận 2, Thuận An, Bình Dương. Công ty trừ tiền đóng bảo hiểm của cháu tới lúc cháu nghỉ thai sản là 12 tháng. Cháu nộp hồ sơ thai sản ngay sau sinh 20 ngày, tới giờ con cháu chuẩn bị xang tháng thứ 9 mà cháu không nhận được chế độ. Cháu hỏi công ty bảo đang đợi bảo hiểm duyệt.

    Chú cho cháu hỏi theo luật bảo hiểm thì bao lâu công ty bảo biểm duyệt song giấy tờ ạ.

    Trân trọng!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 102 Luật BHXH năm 2014: trong thời hạn 210 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH; Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho NLĐ.

    Trường hợp của Bạn BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo BHXH tỉnh Bình Dương làm rõ lý do giải quyết chậm và có văn bản trả lời Bạn.


    Câu 68:

    Tôi đóng bảo hiểm xã hội số: 2214017903 tại đơn vị mở sổ đầu tiền từ tháng 4.2014. Tuy nhiên công ty chỉ đóng đến 30.10.2014, còn từ đây là công ty nợ, không đóng, tuy nhiên hàng tháng vẫn trích mức đóng bảo hiểm từ tiền lương của tôi. Tôi sinh con ngày 9.5.2015, không được giải quyết bất kỳ chế độ nào. Đến tháng 1.2016, tôi nghỉ việc mà không chốt sổ BHXH cho tôi.

    Tôi đến đơn vị mới vào tháng 3.2016, tiếp tục đóng vào số sổ cũ này. Nay tôi lại chuyển công tác và muốn xác nhận thời gian đóng tại đây. Nhưng cũng nhận được câu trả lời là phải chốt ở nơi đóng ban đầu.

    Đến nay khi tôi chuyển đơn vị mới, tôi có nguyện vọng đóng BHXH vào sổ mới (sổ cũ hoàn toàn không có khả năng chốt, doanh nghiệp nợ nần chồng chất). Nhưng được BHXH tỉnh QN không đồng ý, bắt tôi đóng vào số sổ cũ và phải nộp sổ về.

    Tại sao lại bắt khổ người dân chúng tôi. Làm sao tôi tự mình chốt sổ được trong khi doanh nghiệp cũ họ nợ nần, không chốt cho. Đi đòi, đi kiện cũng hết hơi. Tại sao đá quả bóng trách nhiệm cho người lao động.

    Tôi phải làm sao?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BH thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động. Do đó, bà yêu cầu đơn vị đóng đủ số tiền BHXH, BH thất nghiệp bao gồm cả tiền lãi  chậm đóng (nếu có) đối với bà để thanh toán chế độ BHXH và xác nhận thời gian tham gia BHXH.


    Câu 67:

    Ông Châu Văn Nhẹ tham gia quân ngũ từ năm 1983 và phục viên vào năm 1991 (đã được hưởng phụ cấp phục viên). Thời gian phục vụ trong quân ngũ là 8 năm. Khi phục viên về một thời gian Ông được tuyển dụng vào làm việc cho cơ quan nhà nước và đóng bảo hiểm bắt buộc.

    Ông hỏi: Năm nay (năm 2017) Ông được nghỉ hưu theo chế độ và như vậy Ông có được tính thời gian phục vụ trong quan ngũ hay không. Nếu được thì cần những thủ tục giấy tờ gì và nộp cho cơ quan nào để được hưởng chế độ phục vụ trong quân ngũ.

    Tôi xin chân thành cám ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 23, Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc: “Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:

    - Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

    - Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước;

    - Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;

    - Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

    - Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

    - Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

    - Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

    Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội”.

    Để có căn cứ đúng thời gian công tác trong quân đội, đề nghị ông nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH để xem xét và giải quyết. Thành phần hồ sơ gồm:

    - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS);

    - Sổ BHXH;

    - Quyết định phục viên;

    - Giấy xác nhận chưa hưởng trợ cấp theo các quyết định Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg, Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;

    - Quyết định về việc thu hồi Quyết định hưởng chế độ và số tiền trợ cấp một lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg (nếu có).

    Câu 66:

    Tôi có thời gian 4 tháng đóng BHXH tại doanh nghiệp với mức lương 2.650.000, sau đó tôi đóng BHXH tại cơ quan nhà nước theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2017, khi tôi 55 tuổi đủ tuổi về hưu tôi có thời gian đóng BHXH tại cơ quan nhà nước là 30 năm đủ mức hưởng 75%, theo khoản 3 điều 62 luật BHXH số 58 năm 2014 người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Nếu tôi không có thời gian đóng 4 tháng tại doanh nghiệp tôi sẽ được hưởng chế độ BHXH dưa trên mức quân bình lương của 15 năm trước khi về hưu (chắc chắn sẽ cao hơn mức 2.650.000 đồng), trong trường hợp này có phải tôi sẽ bị thiệt thòi hơn so với nếu chỉ đóng BHXH tại cơ quan nhà nước mặc dù thời gian đóng BHXH của tôi nhiều hơn.

    Trân trọng!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 và Khoản 3 Điều 59 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2015 thì NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm, hoặc 6 năm, hoặc 8 năm… cuối tùy theo thời điểm bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH.

    Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của Bạn vừa có thời gian làm việc đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là bình quân tiền lương của cả hai giai đoạn trên.


    Câu 65:

    Cho tôi hỏi thời hạn tối đa để giải quyết "Chế độ bảo hiểm tử tuất" đối với người đã mất là nhân viên của một công ty là bao lâu? Hiện nay, thời gian đã gần 1 năm, tuy nhiên phía công ty làm việc vẫn trả lời tôi rằng vẫn chưa được thanh toán (ko rõ lý do ?!). Cho tôi hỏi:

    1- Người được hưởng chế độ bảo hiểm có thể tự mình làm thủ tục với công ty BHXH mà ko cần thông qua công ty sử dụng lao động được không? Hay bắt buộc phải thông qua công ty sử dụng lao động?

    2- Thời hạn tối đa công ty BHXH phải giải quyết xử lý là bao lâu đối với chế độ tử tuất này.

    3- Trong trường hợp vượt quá thời hạn này, người được hưởng quyền lợi có thể khiếu nại với ai, cơ quan nào?

    Trân trọng!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    1- Về trách nhiệm của người sử dụng lao động: tại Khoản 1 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH”. Trường hợp của nhân viên công ty bạn, đang làm việc bị chết, thì thân nhân của người đã mất nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động để đơn vị sử dụng lao động hoàn thiện (đối chiếu, xác nhận quá trình đóng BHXH với cơ quan BHXH) chuyển cơ quan BHXH giải quyết. Vì vậy trong trường hợp này, thân nhân không trực tiếp nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho cơ quan BHXH được.

    2- Về thời hạn giải quyết hưởng chế độ tử tuất: tại Điều 112 Luật BHXH năm 2014 quy định:

    -  Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan BHXH.

    Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động.

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    3- Trường hợp vượt quá thời hạn nêu trên mà chưa được giải quyết, Bạn có thể kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tại địa phương để được giải quyết.


    Câu 64:

    Xin quý cơ quan giải thích cho tôi một vấn đề như sau: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trí mà chưa tròn năm thì tính như thế nào? Ví dụ đóng 20 năm + 5 tháng thì tính 20 năm còn 20 năm + 6 tháng trở lên thì tính tròn 21 năm hay cũng chỉ tính 20 năm? Trong luật chỉ nói cách tính tròn năm cho người nhận BHXH một lần chứ chưa thấy nói tính số năm còn lẻ tháng của người hưởng lương hưu trí. Xin cảm ơn quý cơ quan đã quan tâm trả lời.

    Trân trọng.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 59//TT-BLDTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 1-6 tháng được tính là nửa năm, từ 7-11 tháng được tính là 1 năm. Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của Bạn, đã đóng 20 năm + 5 tháng và 20 năm + 6 tháng đều tính là 20 năm 6 tháng (20 năm rưỡi).


    Câu 63:

    Tôi là Vũ Xuân Đương, sinh ngày 20/12/1956, Nghề nghiệp: Giáo viên, có 38 năm công tác và 36 năm thâm niên giáo dục.

    Tôi có quyết định nghỉ hưu năm 2016 do chủ tịnh UBND huyện Hoằng Hóa kí‎ ngày 09/11/2016 chính thức nghỉ ngày 01/01/2017. Tôi làm việc đến hết ngày 31/12/2016 thì trường cho bàn giao công việc để nghỉ, các thủ tục tài chính do kế toán trường làm với cấp trên đảm bảo. Tại sao đến nay (18/01/2017) tôi vẫn không nhận được thông báo lương hưu và củng không nhận được tiền lương để tiêu tết tôi hỏi KT trường chỉ được biết là BHXH tỉnh Thanh Hóa làm chậm hoặc quên. Như vậy tôi mãi đến tháng 3/2017 mới được nhận tiền lương.

    Qua BHXH Việt Nam tôi gửi vài dòng mong các đồng chỉ thông cảm đọc và muốn được trả lời xem tại sao BHXH tỉnh làm chậm, ai chịu trách nhiệm việc này, tết đến tôi và gia đình trông chờ tiền để mua sắm lấy đâu?

    Xin chân thành cảm ơn.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Về nội dung Ông phản ánh, BHXH Việt Nam xin tiếp thu và chỉ đạo BHXH tỉnh Thanh Hóa làm rõ nguyên nhân của việc chậm giải quyết chế độ hưu trí đối với Ông và trách nhiệm của các cá nhân liên quan nếu có để trả lời Ông.


    Câu 62:

    1. Cán bộ không chuyên trách cấp xã đóng BHYT như thế nào? Có phụ thuộc vào Luật BHXH 2014 không?

    Ví dụ: Tôi hiện là cán bộ không chuyên trách xã là con thân nhân liệt sỹ được nhà nước cấp thẻ BHYT diện thân nhân liệt sỹ. Như vậy tôi có đóng BHYT bắt buộc theo BHXH bắt buộc không tức là theo Luật BHXH 2014.

    2.Theo Luật BHYT thông tuyến huyện được hiểu như thế nào? Phòng khám Đa khoa khu vực được coi là bệnh viện tuyến huyện không? Vậy Phòng khám ĐKKV có được thông tuyến như bệnh viện huyện  không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    1. Tại Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT quy định không chuyên trách cấp xã đóng BHYT theo nhóm người lao động,trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. 

    Do Ông vừa là đối tượng người lao động vừa là đối tượng thân nhân liệt sĩ nên Ông đóng BHYT theo nhóm đối tượng được xác định đầu tiên là người lao động nhưng có mức hưởng của đối tượng thân nhân liệt sĩ.

    Để thay đổi mức hưởng trên thẻ BHYT, đề nghị Ông đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn thủ tục.

    2. Theo Luật BHYT, thông tuyến huyện được hiểu là người tham gia BHYT đi KCB tại các bệnh viện tuyến huyện chỉ cần xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh, không cần Giấy chuyển tuyến.

    Thông tuyến huyện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT chỉ áp dụng đối với bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước, không áp dụng với PKĐK khu vực nên không được coi là bệnh viện tuyến huyện để được thông tuyến huyện trên toàn quốc.

    Tuy nhiên, PKĐK khu vực được thông tuyến trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Luật BHYT. Do đó, đối với người tham gia BHYT đi KCB tại các PKĐK khu vực trong địa bàn tỉnh thì vẫn được hưởng 100% chi phí trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT.


    Câu 61:

    Tôi là bộ đội, mẹ tôi được hưởng BHYT theo chế độ. Điều bất cập là: mặc dù Thẻ BHYT đã được liên thông tuyến bệnh viện huyện theo quy định mới. Nhưng mẹ tôi thường xuyên di chuyển nơi ở từ tỉnh, thành phố này đến tỉnh, thành khác để ở với các con nên việc sử dụng thẻ BHYT khi bị bệnh tại tỉnh, thành khác là khó khăn, không được đảm bảo quyền lợi hưởng chế độ BHYT tại tỉnh, thành khác.

    Tôi mong cơ quan Bảo hiểm xem xét tạo điều kiện cho người hưởng chế độ BHYT được khám chữa bệnh tại các tuyến tương đương trên cả nước để mẹ tôi cũng như mọi người được hưởng quyền lợi BHYT khi phải công tác tại nhiều địa phương khác nhau.

    Tôi xin chân thành cảm ơn BHXH!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Từ ngày 1/1/2016, người tham gia BHYT được đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc. Trường hợp của mẹ Ông khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc thì vẫn được hưởng 100% chi phí trong phạm vi và mức hưởng trên thẻ BHYT.

    Câu 60: 


    Tôi tên: Đoàn Minh Sơn

    Đia chỉ: 247/3C Huỳnh Văn Bánh, F12, PN TPHCM.

    BHYT số: GD4790901404063, cấp ngày 17-10-2016.

    Sáng nay tôi có đi khám bệnh tại BV đăng ký BHYT Hoàng Mỹ, theo hình thức BHYT bình thường (không sử dụng khám dịch vụ), nhưng không được chi trả theo luật BHYT (80%) chi phí khám chữa bệnh.


    Cụ thể: khám 450,000 đồng, HBYT trả 56,000

    Tôi phải đóng: 394,000 đồng (vui lòng mở file đính kèm để xem chi tiết).

    Cho hỏi:

    - Lý do tại sao?

    - Nếu có như vậy tại sao khi mua bảo hiểm cho gia đình tôi không được cán bộ phường 12, Phú Nhuận cho biết???

    Nếu chi trả như thế thì gia đình chúng tôi có cần mua BHYT không và mục đích của BHYT là để làm gì?, tính minh bạch ra sao? giữa quyền lợi người dân đóng BHYT, cơ quan bán BHYT và bệnh viện có ký hợp đồng BHYT?

    Mong sớm nhận được thông tin phản hồi từ Quý vị.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Giá KCB tại bệnh viện tư nhân đã được tính đủ 7 yếu tố, gồm: 1.tiền lương; 2.tiền phụ cấp; 3.tiền thuốc, vật tư trực tiếp; 4.tiền điện, nước, xử lý chất thải; 5.tiền duy tu, bảo dưỡng tài sản; 6.tiền khấu hao tài sản cố định; 7.chi phí quản lý.

    Còn giá KCB do BHYT thanh toán mới bao gồm 5 yếu tố, gồm: 1.tiền lương; 2.tiền phụ cấp; 3.tiền thuốc, vật tư trực tiếp; 4.tiền điện, nước, xử lý chất thải; 5.tiền duy tu, bảo dưỡng tài sản. 2 yếu tố còn lại đang được ngân sách nhà nước chi trả.

    Vì vậy, giá KCB do BHYT chi trả và giá KCB của bệnh viện đang có sự chênh lệch nên khi người bệnh đi KCB đúng quy định (đúng nơi đăng ký KCB ban đầu, chuyển tuyến đúng quy định, xuất trình đầy đủ thủ tục KCB) tại các cơ sở KCB tư nhân vẫn phải chi trả phần chi phí chênh lệch này (nếu có).


    Câu 59:

    Tôi tên Nguyễn Hoàng Nhân hiện đang tạm trú tại Châu Thành A, Hậu Giang (có sổ KT3). Tôi có thắc mắc về việc cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, mong được chương trình giải đáp.

    Hiện tôi đang tạm trú tại Châu Thành A, Hậu Giang (có sổ tạm trú), con tôi  sinh ngày 27/12/2015 tại Cần Thơ, đã được cấp giấy khai sinh tại P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nhưng thời điểm đó chưa được cấp thẻ BHYT trẻ em.

    Do hiện nay tôi đang công tác tại Hậu Giang, muốn được cấp thẻ BHYT cho con tôi ở Hậu Giang, thì có cần giấy xác nhận là con tôi chưa được cấp thẻ BHYT tại Cần Thơ không ? (để làm thủ tục cấp thẻ tại Hậu Giang).

    Theo quy định tại điểm 2.3, khoản 1, điều 38 QĐ 959 quy định về đối tượng trẻ em di chuyển khỏi địa bàn tỉnh, theo tôi hiểu thì đó là quy định cho những trường hợp đã được cấp thẻ, vậy còn những trường hợp chưa được cấp thẻ BHYT trẻ em thì như thế nào? Thủ tục cần gì?

    Chân thành cám ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 3, Điểu 1 và Khoản 2, Điều 4, Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT - BHYT - BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y  tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (viết tắt là UBND xã) có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT cho toàn bộ trẻ em dưới 6 tuổi cư trú trên địa bàn (bao gồm cả thường trú và tạm trú), gửi cơ quan BHXH. Căn cứ danh sách do UBND xã chuyển đến, cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

    Trường hợp của bạn, nếu chưa được cấp thẻ ở nơi cư trú có thể đến UBND xã nơi cư trú mới để được hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ cấp thẻ.


    Câu 58:

    Tôi tham gia bảo hiểm từ năm

    01/10/2011 - 30/9/2012;

    01/01/2013 - 31/12/2013;

    01/03/2014 - 28/02/2015;

    01/03/2015-29/02/2016;

    01/03/2016-28/02/2017;

    Vậy tôi mua thẻ BHYT từ 01/03/2017 - 28/2/2018 có được hưởng BHYT 5 năm liên tục không?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT thì “Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước, trường hợp gián đoạn không quá 03 tháng” kể từ 01/01/2015 trở đi.

    Trường hợp của bạn, có quá trình tham gia gián đoạn 03 tháng từ (10/2012 – 12/2012) trước thời điểm 01/01/2015. Hiện nay BHXH Việt Nam đang có văn bản báo cáo Bộ Y tế để có căn cứ hướng dẫn và trả lời trong thời gian tới.


    Câu 57:

    Trước đây tôi đã công tác qua vài cơ quan nhà nước nhưng từ năm 2011 tôi về làm cán bộ không chuyên trách của Thị trấn Châu Thành và đã được cấp BHYT. Vào tháng 6/2016 tôi có đổi mã thẻ BHYT từ XK qua KC vì tôi có Quyết định 62/2011_ CP (bộ đội). Đầu năm 2017 tôi tiếp tục được cấp thẻ BHYT vẫn với mã thẻ KC nhưng trên thẻ ghi “Thời điểm đủ 5 năm liên tục từ ngày 01/06/2021”. Như vậy những mã thẻ BHYT trước đây của tôi không được tính dồn phải không?

    Xin trân trọng và cảm ơn.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Về việc in thẻ có thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT: BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3222/BHXH-ST ngày 24/08/2016 về việc in thẻ BHYT có thời điểm 05 năm liên tục; tiếp theo ngày 21/11/2016 BHXH Việt Nam tiếp tục có Công văn số 4656/BHXH-CNTT về việc rà soát cấp thẻ BHYT năm 2017.

    Trường hợp của bạn khi nhận thẻ BHYT xác định thời điểm đủ 5 năm liên tục chưa đúng thì đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.


    Câu 56:

    Tôi là người LĐ đăng ký đóng BHXH tại Khánh Hoà (đóng được hơn 2 năm), nay tôi chuyển về Hà Nội làm việc thì cần phải làm thủ tục chuyển BHXN như thế nào, mong BHXH hướng dẫn!

    Trân trọng cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014; trường hợp ông/bà vẫn đang đóng BHXH tại đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nay chuyển về Hà Nội làm việc thì ông/bà yêu cầu đơn vị làm các thủ tục để chốt sổ BHXH và ông/bà sẽ nộp sổ BHXH cho đơn vị mới tại Hà Nội để làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH theo Điều 22 tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.


    Câu 55:

    Căn cứ khoản 1 mục II Công văn số 3844/BHXH-THU ngày 30/11/2015 của BHXH TP. Hồ Chí Minh quy định người lao động ký hợp đồng lao động tại văn phòng hoặc trụ sở chính đóng tại TP. Hồ Chí Minh nhưng làm việc ở các vùng khác thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn làm việc ghi trong hợp đồng lao động để điều chỉnh lại tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng, làm căn cứ đóng, hưởng BHXH, BHYT và BHTN.

    Hiện nay, Công ty có trụ sở chính đóng tại TP Đà Nẵng, nhưng nhiều lao động làm việc ở vùng 3,vùng 4 thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi…

    Vậy Công ty rất mong nhận được sự phản hồi từ quý Cơ quan BHXH: Những nhân viên ký hợp đồng lao động với Công ty có trụ sở ở Đà Nẵng, nhưng làm việc ở vùng 3, vùng 4 thì Công ty có được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 3, vùng 4 để làm căn cứ đóng, hưởng BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động giống như ở Hồ chí Minh áp dụng không.

    Xin chân thành cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

    Do đó, trường hợp Công ty Ông/Bà có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng và các chi nhánh tại địa bàn vùng 3, vùng 4 thì người lao động làm việc tại trụ sở chính áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng 2, người lao động làm việc tại các chi nhánh thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn chi nhánh.


    Câu 54: Hiện nay, tôi và vợ tôi đang sống cùng nhà với bố mẹ, nhưng 2 vợ chồng tôi mới đây tách hộ khẩu.

    Tôi muốn mua bảo hiểm cho vợ tôi, nhưng không mua được vì bố mẹ tôi, không mua BHXH. Vì bố tôi mua bảo hiểm AIA nên không có nhu cầu mua BHXH, còn mẹ tôi cũng trong tình trạng không mua được BHXH vì bố tôi không mua. Nếu muốn mua thì gia đình tôi phải 3 người mua hàng năm.

    Tôi thấy đây là sự bất tiện cho những người dân muốn mua mà không được mua.

    Rất mong sớm nhận được sự phản hồi từ BQT web BHXH.
     
    BHXH Việt Nam trả lời:

    Nội dung câu hỏi của bạn hỏi chưa rõ là tham gia BHXH tự nguyện hay tham gia BHYT.

    Trường hợp bạn tham gia BHXH tự nguyện thì tham gia theo cá nhân.

    Trường hợp bạn tham gia BHYT thì tham gia theo hộ gia đình. Tuy nhiên, căn cứ Tiết c Điểm 1 Công văn số 1018/TTg-KGVX ngày 10/6/2016 của Văn phòng Chính phủ và Tiết 2.2 Điểm 2 Công văn số 2783/BHXH-BT ngày 27/7/2016 của BHXH Việt Nam về triển khai thực hiện một số nội dung về phát triển đối tượng tham gia BHYT, trường hợp bạn tham gia BHYT cả hộ gia đình trong năm tài chính thì được giảm mức đóng theo quy định. Cơ quan BHXH sẽ thu hồi phần kinh phí đã được giảm trừ mức đóng nếu đến hết năm tài chính mà các thành viên của hộ gia đình đó vẫn không tham gia đầy đủ. Bạn liên hệ với Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc BHXH cấp huyện nơi cư trú để làm thủ tục tham gia BHYT.


    Câu 53: 

    Hiện nay em có thấy địa chỉ hộ khẩu thường trú trên sổ bảo hiểm xã hiểm  bị đánh sai. Vậy em cần làm thủ tục gì để sửa lại địa chỉ hộ khẩu trên sổ BHXH ạ? Em cảm ơn.

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT người tham gia BHXH, BHTN được cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp sau: “mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng; đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH” để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như số chứng minh nhân dân (CMND), ngày cấp, nơi cấp giấy CMND, hộ khẩu thường trú... thì không phải cấp lại sổ BHXH.


    Câu 52: Hiện nay việc thực hiện khai báo BHXH điện tử được thực hiện rộng rãi với nhiều tiện ích, tôi có câu hỏi như sau:

    - Khi cán bộ chấm dứt Hợp đồng lao động, việc cắt thẻ BHYT qua mạng như thế nào? Đơn vị gửi bưu điện hồ sơ cắt thẻ của người lao động sau đó cán bộ BHXH sẽ cắt thẻ và gửi lại cho đơn vị hay đơn vị vẫn phải ra cơ quan BHXH để cắt thẻ BHYT.

    - Việc chốt sổ BHXH, đơn vị có thể nộp hồ sơ qua chuyển phát của bưu điện, hay đơn vị vẫn phải thực hiện qua bộ phận một cửa của cơ quan BHXH?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Để cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp, ngày 07/10/2016 BHXH Việt Nam đã có Công văn 3881/BHXH-ST về việc cập nhật, tra cứu thông tin thẻ BHYT, trong đó nêu rõ: “khi có phát sinh giảm người tham gia BHYT, đơn vị phải kịp thời lập danh sách giảm gửi cơ quan BHXH theo mẫu quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT”. Cơ quan BHXH căn cứ vào danh sách báo giảm của đơn vị để điều chỉnh giảm tiền đóng và thời hạn sử dụng của thẻ BHYT (đơn vị không phải thu hồi thẻ BHYT còn hạn sử dụng).

     - Việc chốt sổ BHXH: theo các quy định hiện hành của BHXH Việt Nam, việc chốt sổ BHXH đơn vị sử dụng lao động có thể thực hiện theo các hình thưc sau: nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH, nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc giao dịch bằng hồ sơ điện tử.


    Câu 51: Nhà em thuộc hộ nghèo nên ba mẹ được cấp BHYT hộ nghèo, giờ ba mẹ em đang bệnh nặng nên muốn vào HCM khám. Vậy nếu khám có được giảm tiền BHYT không? Nhà em ở Quảng Ngãi và đăng ký KCB tại Quảng Ngãi nên nếu vào HCM khám thì có được giảm tiền không? (nguyenhuyen.hlu95@gmail.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia trong các trường hợp sau:

    - Khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc

    - Khám, chữa bệnh tại cơ sở cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ đối với các trường hợp có đăng ký tạm trú.

    Trường hợp bố mẹ của Bạn tự đến khám, chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (không trong tình trạng cấp cứu) thì quỹ bảo hiểm y tế chỉ thanh toán trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT như sau: 60% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và 40% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương.


    Câu 9: Công ty tôi có một trường hợp đề nghị cơ quan BHXH thoái thu BHXH, BHYT, BHTN (do NLĐ là đối tượng hưu trí nhưng vẫn tham gia BHXH). Tôi xin hỏi khi thoái trả có được trả tiền BHYT đã đóng không? (dung16021985@gmail.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 12 Luật BHYT thì tổ chức BHXH đóng BHYT cho đối tượng người hưởng lương hưu. Do đó, NLĐ là đối tượng hưu trí thì đã được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT nên đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn trả phần tiền đã thu BHYT của NLĐ đó.

    Câu 50: Tôi tham gia bảo hiểm 36 năm, trên thẻ BHYT có ghi thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục. Năm 2015, tôi bị ốm nhập viện tuy nhiên do không biết chính sách cho người có thời gian tham gia đủ 5 năm liên tục và có chi phí đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở nên không làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả. Khi ra viện tôi phải thanh toán hết 30 triệu đồng. Những chứng từ tôi nộp tiền hiện nay vẫn lưu giữ đầy đủ. Tôi có thể đem đến cơ quan BHXH để được hoàn lại số tiền viện phí đã chi trả không? (ngocchau711992@gmail.com)


    BHXH Việt Nam trả lời:

    Ngày 11/1/2017, cơ quan BHXH Việt Nam đã có Công văn số 169/BHXH-CSYT hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố thanh toán chi phí cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở năm 2015 đối với người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục.

    Theo đó, tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục trở đi, Ông đã đồng chi trả chi phí KCB trong năm 2015 vượt quá 06 tháng lương cơ sở (1.150.000 đồng x 06 tháng = 6.900.000 đồng) thì cơ quan BHXH sẽ thanh toán trực tiếp cho Ông số tiền là: 30.000.000 đồng – 6.900.000 đồng = 23.100.000 đồng.

    Đề nghị Ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được hướng dẫn thủ tục.


    Câu 49: Mẹ em trước đây làm tư nhân không đóng BHXH và BHYT và tự mua BHYT tại xã theo hộ thời gian đã hơn 5 năm và trên thẻ cũng đã ghi thời gian tham gia 5 năm liên tục. Đầu năm 2017, mẹ em vào công ty làm và được đóng bảo hiểm. Như vậy, thời gian mẹ em mua BHYT trước đó có được cộng và để tính liên tục 5 năm không hay sẽ tính lại từ đầu? Nếu được tính thì có phải làm thủ tục gì không? (thaotran.vnm@gmail.com)

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT quy định thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

    Như vậy, trường hợp thời hạn sử dụng trên thẻ BHYT mới của mẹ Bà cách thời điểm hết hạn của thẻ BHYT cũ không quá 03 tháng thì không ảnh hưởng đến việc xác nhận thời điểm tham gia BHYT đủ 05 liên tục trên thẻ BHYT trước đây.


    Câu 48: Em sinh con thứ nhất vào tháng 10/2015 hưởng thai sản 6 tháng (tháng 10/2015-03/2016), ngày 03/10/2016 sinh con thứ 2. Trong thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016 em có nghỉ không lương tháng 6/2016 và tháng 9/2016 nên chỉ đóng BHXH có 4 tháng, như vậy e có được hưởng chế độ thai sản lần 2 không? vì theo quy định của Luật BHXH có đóng BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định của pháp luật về BHXH, điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là: Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

    Đối chiếu quy định trên, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con thứ hai, nếu Bạn đã có đủ 06 tháng trở nên đóng BHXH (bao gồm thời gian nghỉ thai sản trước đó được tính là thời gian đóng BHXH) thì Bạn nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động để nộp cho cơ quan BHXH giải quyết chế độ thai sản.


    Câu 47: Trường hợp sẩy thai nhưng người lao động nghỉ không liên tục có được thanh toán theo từng ngày lẻ không ?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Điều 33 Luật BHXH năm 2014 quy định: Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền từ 10 ngày đến 50 ngày tùy theo số tuần tuổi của thai.

    Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do sẩy thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, Bạn có thể nghỉ liên tục hoặc ngắt quãng nhưng không được vượt quá số ngày nghỉ theo chỉ định của cơ sở KCB và theo quy định tại Điều 33 Luật BHXH.


    Câu 46: Trường hợp lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh, theo quy định tại thời điểm vợ sinh chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh. Vậy nếu tại thời điểm vợ sinh, vợ đã nghỉ việc hẳn tại đơn vị sử dụng lao động (đã cắt giảm hẳn BHXH) nhưng người vợ vẫn được quyền hưởng chế độ thai sản tự nộp (đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh) thì chồng có được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Điều 38 Luật BHXH năm 2014; Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH băt buộc và Tiết c Điểm 2 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH, người mẹ không tham gia BHXH hoặc có tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì cha được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con; cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con.

    Trường hợp người mẹ đã thôi việc nhưng vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha không được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con.       


    Câu 45: Tôi là Thảo, phụ trách BHXH tại Công ty TNHH Việt Vương 2 có 1420 lao động, địa chỉ tại Khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc Quảng Nam và công ty TNHH May Nam Vương( có 480 lao động) cũng ở cùng địa chỉ như trên,

    Tôi có một thắc mắc về vấn đề nghỉ hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

    - Công nhân Nguyễn Thị Kim Thế (4911015205) có ngày nghỉ thai sản là : 14/12/2015 và sinh con vào ngày 29/12/2015, trở lại làm việc tại công ty vào ngày 01/07/2016. Tôi đề nghị dưỡng sức cho công nhân này vào ngày 16/07/2016 đến ngày 21/07/2016) tuy nhiên BHXH Quảng Nam không phê duyệt với lý do: nghỉ quá thời gian quy định.

    - Công nhân Lê Thị Ánh (4914013051) nghỉ sinh vào ngày 03/12/2015, sinh con vào ngày 24/12/2015, đi làm lại vào ngày 15/06/2016. Tôi đề nghị dưỡng sức cho công nhân này vào ngày 11/07/2016 đến 18/7/2016 do sinh mổ và BHXH Quảng Nam cũng không giải quyết với lý do như trên.

    Tương tự : - Công nhân Nguyễn Thị Huyền, nghỉ TS ngày ; 14/12/2015 và sinh con vào ngày 05/01/2016, đi làm lại ngày 24/06/2016, đề nghị dưỡng sức từ 23/07/2016 đến 30/07/2016 do sinh mổ vẫn không được giải quyết.

    - Công nhân Nguyễn Thị Thu Ngân( 4912006881) nghỉ TS : ngày 11/12/2015 và sinh con vào ngày 17/01/2016, đi làm lại ngày 27/06/2016 và được đề nghị dưỡng sức từ 25/07/2016 đến 01/08/2016 vẫn không được giải quyết

    Ở Công ty Nam Vương:

    - Công nhân Nguyễn Thị Thu Thảo( 4914007093) nghỉ TS ngày 11/12/2015 và sinh con vào ngày 31/12/2015, đi làm lại ngày 03/07/2016, đề nghị dưỡng sức từ 18/07/2016 đến 23/07/2016

    - Công nhân Nguyễn Thị Thùy Dung(4915007809) nghỉ TS từ : 18/12/2016, sinh con ngày 22/01/2016, đi làm lại ngày 10/07/2016, đề nghị dưỡng sức từ 30/07/2016 đến 04/08/2016

    Các trường hợp trên đều không được giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức với lý do quá thời hạn quy định theo điều 41 Luật BHXH, vậy tôi muốn hỏi BHXH Việt Nam BHXH Quảng Nam giải quyết vậy có đúng không và làm cách nào để tôi có thể giải quyết được dưỡng sức cho 6 người lao động nêu trên

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Trường hợp Bạn hỏi BHXH Việt Nam đã có Công văn số 5103/BHXH-CSXH ngày 20/12/2016 về giải quyết chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe trả lời Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Vương 2.


    Câu 44: 

    1. Tôi tham gia BHXH bắt buộc được 03 năm, Năm 2015 tôi bị  mắc bệnh suy thận mãn tính và đã được cơ quan BHXH thanh toán chế độ ốm bệnh dài ngày. Sang năm 2016, sau khi tôi đã hưởng hết 180 ngày thì chế độ ốm đau của tôi có gì thay đổi so với Luật cũ. Xin chương trình giải đáp giúp tôi.

    2. Do quên, sót hồ sơ nên đơn vị tôi đề nghị thanh toán chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động hưởng từ tháng 02/2015 nhưng tháng 11/2016, đơn vị tôi nộp hồ sơ thanh toán chế độ cho cơ quan BHXH thì có phải làm văn bản giải trình gửi cơ quan BHXH không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    1. Về thời gian hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau như sau: Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần; hết thời hạn 180 ngày theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH (Luật BHXH năm 2006 không giới hạn thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn sau khi hết thời hạn nghỉ 180 ngày theo quy định)

    Mức hưởng: Tiết c Khoản 2 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm hưởng tiếp chế độ ốm đau dài ngày sau khi hết thời hạn 180 ngày theo quy định bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (Luật BHXH năm 2006 quy định mức hưởng đối với trường hợp này bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc).

    2. Điểm a Khoản 1 Điều 93 Luật BHXH năm 2006 quy định: Hàng tháng người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức BHXH.

    Việc người lao động tại đơn vị Bạn có đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản nhưng đơn vị Bạn lại không kịp thời chi trả cho người lao động và quyết toán hàng quý với cơ quan BHXH là vi phạm các quy định về BHXH và phải bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao đông, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đến tháng 11/2016 đơn vị Bạn mới nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH đề nghị thanh toán chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động thì phải làm văn bản nêu rõ lý do nộp chậm hồ sơ đề nghị cho cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động.


    Câu 43: Em là lao động thuộc diện bảo lưu để hưởng chế độ thai sản. Em sinh con 21/5/2016, tham gia BHXH liên tục từ 8/2014 - 10/2015. Vậy e có được hưởng chế độ thai sản ko ạ. Vì theo e thấy quy định tính hưởng trước ngày 15 hoặc sau ngay 15 được quy định trong thông tư 59 chỉ quy định cho đối tượng khoản 2, khoản 3 điều 31 Luật BHXH thôi, còn đối tượng bảo lưu thuộc đối tượng khoản 4, điều 31 luật BHXH. e nộp hồ sơ cơ quan BHXH từ chối ko nhận hồ sơ, với lý do là e tham gia chỉ đủ 5 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. nhưng trong khoàng 5/2015 đến 4/2016 là em đủ 6 tháng à, Xin cho e hỏi, cơ quan BHXH không nhận hồ sơ của em là đúng hay sai?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là: Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

    Thời gian 12 tháng trước khi sinh con của Bạn được tính từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016. Trong khoảng thời gian này bạn có 06 tháng đóng BHXH là từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2015, Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.


    Câu 42:

    Tôi tên là Đinh Duy Hoán

    Sinh ngày: 05/07/1983.

    Thường trú tại xóm 4 xã Nghĩa An huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.

    Tôi xin trình bày sự việc như sau: Tôi sống và làm việc ở Nam Định, tôi bị tai nạn lao động trong công ty cổ phần Granit Nam Định (tháng 3/ 2015 ) bị đa chấn thương mất cả 2 tay (1 tay dưới 1 tay trên khuỷu tay) giám định sức khỏe mất 87%.

    Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

    “Điều 49. Trợ cấp hàng tháng

    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao đọng từ 31% trở lên  thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

    2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

    a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

    b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này.

    6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.”

    “Điều 52. Trợ cấp phục vụ

    Người lao động bị  suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.”

    Căn cứ điều 49 và điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 Tôi đã làm hồ sơ xin hưởng Trợ cấp hàng tháng và Trợ cấp phục vụ thì cơ quan BHXH tỉnh Nam Định chỉ cho hưởng mức Trợ cấp hàng tháng còn mức Trợ cấp phục vụ thì không có mà theo luật là tôi phải được  hưởng.

     Kính mong các cơ quan chức năng xem xét giải quyết chế độ cho tôi.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định pháp luật về BHXH, thì: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

    Trường hợp của Ông thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp phục vụ và  BHXH tỉnh Nam Định đã có Quyết định số 13/QĐ-BHXH ngày 20/02/2017 về việc điều chỉnh trợ cấp phục vụ hàng tháng đối với Ông.


    Câu 41: 

    Cháu có câu hỏi về chế độ tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nhà

    Ngày 02/11/2015 trên đường đi làm về,  bác cháu điều khiển xe mô tô tham gia giao thông từ hướng TX. Phước Long-Bình Phước về ngã tư Đồng Xoài đến khu vực đèn xanh, đèn đỏ thì bị xe ô tô va chạm vào xe làm ngã xuống đường và bất tỉnh (do trời mưa không rõ biển số, không biết tên, địa chỉ người điều khiển xe). Sau đó bác được người dân địa phương gần đó phát hiện thấy và đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước cấp cứu (người làm chứng vẫn còn). Trong quá trình điều trị bác sĩ chuẩn đoán tôi bị gẫy 1/3 giữa xương tay phải, sưng nề biến dạng cẳng tay (hồ sơ nằm viện, phẫu thuật gốc vẫn còn). Vụ tai nạn phía nơi bác công tác cũng có xác minh, có xác nhận của Công an phường nơi xảy ra vụ tai nạn.

    Theo quy định của Cơ quan Bảo hiểm cần có bản sao Biên bản tai nạn giao thông.  Trong trường hợp không có Biên bản tai nạn giao thông (quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật BHXH) thì được thay thế bằng “Bản sao Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông” mới được thanh toán các khoản chi phí theo chế độ người lao động.

    Tham gia bảo hiểm đã hơn 20 năm, đây cũng là lần đầu tiên bác bị tai nạn. Khi bác bị tai nạn người dân chỉ nghĩ việc gọi xe đưa bác đi viện để cứu mạng sống của bác, cũng không biết phải gọi cho công an. Hiện tại, bác chưa được hưởng chế độ BHXH đối với người lao động do không có biên bản trên. Hiện tại, tay vẫn chưa hoạt động được bình thường

    Cháu và bác cũng không biết làm cách nào cho đầy đủ thủ tục để hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

    Tôi mong rằng các ngành chức năng tạo điều kiện giúp đỡ người lao động để người lao động như bác cháu được hưởng chế độ

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Về hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ đối với người lao động điều trị xong ra viện trước ngày 01/7/2016 thực hiện theo quy định Luật BHXH năm 2006 và các văn bản hướng dẫn luật. Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ đối với trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông hoặc bản sao Biên bản khám nghiệm hiện trường, Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

    Trường hợp bác của Bạn và các trường hợp khác, bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về nhưng không có Biên bản tai nạn giao thông hoặc bản sao Biên bản khám nghiệm hiện trường, Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông nên cơ quan BHXH không có căn cứ để giải quyết. Đây là vướng mắc trong tổ chức thực hiện. BHXH Việt Nam đã tổng hợp xin ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi có hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện.

    Câu 40: 


    - Từ tháng 02/2011 đến 10/2013, tôi tham gia đóng BHYT tại Công ty TNHH DiCentral Việt Nam

    -  Từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2014 tôi tham gia đóng BHYT tại Công ty TNHH Harvey nash Việt Nam

    -  Từ tháng 4/2014 đến nay tôi tham gia đóng BHYT tại Công ty TNHH Harvey nash tại Hà Nội.

    Tuy nhiên trên thẻ BHYT của tôi số: NN4010010600613 phát hành 19/12/2016 có ghi “ Thời điểm đủ 05 năm liên tục: từ 01/04/2019”

    Nhờ quý vị giải đáp giúp. Cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Về việc in thẻ có thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT: BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3222/BHXH-ST ngày 24/08/2016 về việc in thẻ BHYT có thời điểm 05 năm liên tục; tiếp theo ngày 21/11/2016 BHXH Việt Nam tiếp tục có Công văn số 4656/BHXH-CNTT về việc rà soát cấp thẻ BHYT năm 2017

    Trường hợp của bạn khi nhận thẻ BHYT xác định thời điểm đủ 5 năm liên tục chưa đúng thì đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.


    Câu 39: Tôi hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Liên Thái Bình, công ty tôi có trường hợp nhân viên đã đóng BHYT 05 năm liên tục nhưng ở các công ty khác nhau. Nhân viên đã đóng ở công ty tôi được 3 năm, đóng ở công ty cũ được 6 năm trong đó có 5 năm đóng BHYT liên tục nhưng khi phát hành thẻ BHYT ở công ty tôi thì chỉ có 03 năm. Vậy, tôi xin hỏi thủ tục để xác nhận thời gian đóng BHYT 5 năm cho nhân viên này. Cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Về việc in thẻ có thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT: BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3222/BHXH-ST ngày 24/08/2016 về việc in thẻ BHYT có thời điểm 05 năm liên tục; tiếp theo ngày 21/11/2016 BHXH Việt Nam tiếp tục có Công văn số 4656/BHXH-CNTT về việc rà soát cấp thẻ BHYT năm 2017

    Trường hợp của bạn khi nhận thẻ BHYT xác định thời điểm đủ 5 năm liên tục chưa đúng thì đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.


    Câu 38: Tên tôi là Trần Minh Xuân, sinh năm 1958, ngụ tại số 125, đường 2 tháng 9, khóm 3, Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Trước đây tôi đã công tác qua vài cơ quan nhà nước, có BHYT nhưng từ năm 2011 tôi về làm cán bộ không chuyên trách của Thị trấn Châu Thành, Trà Vinh và cũng được cấp thẻ BHYT. Vào tháng 6/2016 tôi có đến BHXH huyện Châu Thành nhờ đổi mã thẻ BHYT từ XK qua KC vì tôi có Quyết định 62/2011-CP. Đầu năm 2017 tôi tiếp tục được cấp thẻ BHYT vẫn với mã thẻ KC nhưng trên thẻ ghi “Thời điểm đủ 5 năm liên tục: từ ngày 01/06/2021”. Như vậy, thời gian tham gia BHYT trước đây của tôi không được tính cộng dồn phải không? Xin trân trọng cám ơn.

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Về việc in thẻ có thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT: BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3222/BHXH-ST ngày 24/08/2016 về việc in thẻ BHYT có thời điểm 05 năm liên tục; tiếp theo ngày 21/11/2016 BHXH Việt Nam tiếp tục có Công văn số 4656/BHXH-CNTT về việc rà soát cấp thẻ BHYT năm 2017

    Trường hợp của bạn khi nhận thẻ BHYT xác định thời điểm đủ 5 năm liên tục chưa đúng thì đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.


    Câu 37: Tôi làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài, có một số thắc mắc muốn được BHXH Việt Nam giải đáp như sau:

    1. Có 1 lao động tháng 10/2015 nghỉ việc và có quá trình đóng BHXH như sau:

    - 8/2012 đến 12/2012: 2.800.000đ

    - 01/2013 đến 02/2013: 2.800.000đ

    - 03/2013 đến 12/2013: 3.250.000đ

    - 01/2014 đến 01/2014: 3.250.000đ

    - 02/2014 đến 07/2014: nghỉ hưởng chế độ thai sản

    - 08/2014 đến 08/2014: không tham gia

    - 09/2014  đến 02/2015: 3.650.000đ

    - 03/2015 đến 03/2015: 4.050.000đ

    - 04/2015 đến 09/2015: nghỉ hưởng chế độ thai sản

    Lao động này hưởng chế độ BHXH 1 lần thì cách tính mức lương trung bình như thế nào? Và được hưởng bao nhiêu tiền.

    2. 01 năm được hưởng chế độ sảy thai bao nhiêu lần?

    3. Hết thời gian nghỉ 06 thai sản, tháng liền kề tiếp đó nghỉ không lương 01 tháng, vậy có được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau thai sản trong tháng đang nghỉ không lương không?

    Rất mong BHXH Việt Nam giải đáp cho tôi.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    1. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH và mức lương được tính làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian này là mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp trên, người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định. Vì vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 thì mức bình quân tiền lương được tính bằngbình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian; căn cứ Điều 63 Luật BHXH năm 2014 thì: Tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động trong trường hợp này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Trường hợp được giải quyết hưởng chế độ BHXH trong năm 2017 thì được thực hiện điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Về mức hưởng căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP thì: mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    Đề nghị bạn căn cứ các quy định nêu trên để tính toán mức hưởng BHXH một lần hoặc liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để được hướng dẫn.

    2. Pháp luật về BHXH không quy định giới hạn số lần nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do sảy thai.

    3. Khoản 1 Điều 41 Luật BHXH năm 2014 quy định: Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

    Tháng liền kề sau thai sản người lao động nghỉ không lương, không đi làm thì không được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.


    Câu 37: Tôi bị mất thẻ BHYT, số thẻ DN479AC19600061 (đăng ký KCBBĐ tại BV Quận 5) đã đóng liên tục từ 1995. Ngày 9/12/2016, tôi phải trả tiền xét nghiệm máu và tiền tiêm thuốc Viêm gan siêu vi C tại BV Nhiệt đới HCM (có giấy chuyển viện)? Nay tôi đã nhận lại thẻ (thời hạn sử dụng từ 6/2016 – 31/12/2016) thì tôi có thể lấy lại tiền mà cá nhân đã đóng trước đó không? Hoặc có được giảm trừ bù vào tiền điều trị tháng 01/2017 không? Hiện tôi đang điều trị Siêu vi C liên tục từ 06/2016 – 07/2017  (ar@bayhotelhcm.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Trong trường hợp người tham gia bị mất thẻ BHYT thì phải đến cơ quan BHXH làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT, trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT mới, Ông có thể sử dụng Giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ BHYT.

    Ngày 9/12/2016, Ông đã đi KCB ngoại trú tại BV Nhiệt đới HCM không xuất trình thẻ BHYT/ Giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT kèm theo Giấy chuyển tuyến. Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT thì quỹ BHYT chỉ thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú tại Bệnh viện tuyến tỉnh, do đó, Ông không được cơ quan BHXH thanh toán phần chi phí KCB đã tự chi trả.


    Câu 36: Mình học cử nhân X quang và đang làm trong 1 cơ sở y tế công lập theo TT 41/2015 của BYT có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016, chỉ có cán bộ chụp X quang có bằng cử nhân hoặc bác sĩ chuyên khoa X quang mới được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Các cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu trên thì cơ quan BHXH mới thanh toán chi phí BHYT. Nhưng khi mình ký kết quả thì các cơ quan giám định BHYT lại xuất toán, liệu có sai luật không? (manhkaka2020@gmail.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điểm c Khoản 15 Điều 25a Thông tư số 41/2015/TT-BYT  ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của TT số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cử nhân X.Quang (tốt nghiệp đại học) được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán. Việc ký và kết luận chẩn đoán phải do bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn thực hiện.

    Như vậy, việc cơ quan BHXH xuất toán những kết quả chẩn đoán do Ông ký là hoàn toàn đúng với quy định.


    Câu 35: Tôi ở Hải Dương có đưa mẹ ra Bệnh viện trường ĐH Kĩ thuật Y tế HD để KCB. Ở đây đòi hỏi mẹ tôi phải có giấy chuyển viện từ cấp huyện trả lên thì mới được hưởng BHYT nhiều, còn không có thì chỉ được hưởng ít thôi vì trái tuyến.

    Xin hỏi họ nói như vậy có đúng không? Vì theo tôi được biết bộ luật sửa đổi của BHYT mới nhất hiện này là những người tham gia BHYT bây giờ có thể vượt tuyến ra cấp tỉnh luôn mà không cần phải có giấy chuyển tuyến từ các cấp, đồng thời vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi như đi đúng tuyến của Luật BHYT ban hành? (mr.callvin@gmail.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Do mẹ Ông tự ý đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường ĐH Kĩ thuật Y tế HD (là cơ sở KCB tuyến tỉnh) vì vậy chỉ được quỹ BHYT thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú.

    Việc thông tuyến tỉnh KCB BHYT trong phạm vi cả nước được Luật BHYT quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.


    Câu 34:

    Theo quy định tại Thông tư 59, "trường hợp mang thai đôi mà tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thực hiện như điều 33 của Luật BHXH đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng", em chưa hiểu rõ trường hợp này lắm ạ? Không tính trùng thời gian hưởng là như thế nào? vd 1 người mang thai đôi, cả 2 thai đều chết lưu ở tuần thứ 39 thì thời gian nghỉ hưởng thai sản của người này là 50 ngày + 50 ngày đúng không ạ? Và trường hợp người này chỉ nghỉ có 50 ngày thì tiền hưởng vẫn chỉ tính là 50 ngày?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH băt buộc quy định: Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo Điều 33 Luật BHXH đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.

    Trường hợp Bạn nêu: Người lao động mang thai đôi tuần 39 của 2 thai đều chết lưu cùng một lúc thì người đó được hưởng chế độ thai sản 50 ngày kể từ ngày cả hai thai cùng chết lưu. Nếu hai thai chết lưu khác thời điểm, một thai chết lưu, sau đó 10 ngày sau thai còn lại mới chết thì người lao động được hưởng nghỉ hưởng 10 ngày của thai thứ nhất chết lưu cộng với 50 ngày kể từ ngày thai thứ hai chết lưu.


    Câu 33:

    Hiện nay em có trường hợp chị Lê Thị A đóng BHXH bằng hệ số, với thời gian đóng BHXH dưới 15 năm, nghỉ ốm có giấy của viện K Hà Nội, nằm viện, giấy ra viện ghi ung thư vú, vào viện 15/9/2015, ra viện ngày 11/5/2016. Vậy trường hợp này hưởng chế độ ốm dài ngày theo Luật cũ số 71 được tính mức hưởng như thế nào nào?

     Nằm viện từ 15/9/2015 đến 11/5/2016

    -  từ 15/9/2015  đến 12/3/2016 ( 180 ngày) , mức hưởng 75 %,

       + đối với tháng có ngày lẻ: 

    mức hưởng = lương tháng liền kề đóng BHXH trước khi nghỉ ( tức lấy lương Tháng 8/2016)  * /26 * tỷ lệ hưởng * số ngày nghỉ lẻ trong tháng

      + Nghỉ cả tháng như nghỉ tháng 2 thì mức  hưởng = 75% của tiền tháng đó.

      +Tiền lương tháng tính theo hệ số và lương tối thiểu nhà nước tại thời điểm tháng liền kề trước khi nghỉ là tháng 8/2016

    - từ ngày 13/3/2016 - 11/5/2016: 60 ngày tiếp (sau khi đã nghỉ 180 ngày từ 15/9/2015) thì mức hưởng là 45 %. cách tính vẫn tương tự trên

    Trường hợp này giải quyết như vậy có chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đúng quy định chưa ạ.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Nếu bà A được Bệnh viện K cấp Giấy ra viện như Bạn đã nêu thì cách tính của Bạn là đúng quy định tại Khoản 2 Điều 23 và Khoản 1, Khoản 4 Điều 25 Luật BHXH số 71/2006/QH11; Điều 22 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 1 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về sửa đổi bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 về hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.


    Câu 32:

    Tôi được biết theo luật BHXH mới nhất. Nếu trường hợp chỉ có Chồng tham gia BHXH thì khi Vợ sinh con, Chồng sẽ được hưởng chế độ thai sản:

    "Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày.

    – Lao động nam được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh con. Nếu khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày làm việc.

    – Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    – Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con."

    Ngoài ra:

    "Luật BHXH còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con."

    Vậy Tôi là NV đang làm việc tại doanh nghiệp có vốn 100% đầu tư doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia BHXH gần 10 năm liên tục. Vợ tôi hiện tại đang ở nhà không tham gia BHXH

    Xin hỏi:

    Khi vợ sinh con cuối 2017 thì tôi được hưởng trợ cấp thêm bằng 2 tháng lương cơ sở là = bao nhiêu ?. mức lương cơ sở này có phải là là mức lương cơ bản khi tôi tham gia đóng BHXH hay lương tối thiểu vùng hay không?.

    Nếu không phải thì tạo sao?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Điều 38 Luật BHXH năm 2014 và Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH băt buộc quy định: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con và cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

    Đối chiếu với quy định nêu trên, tại thời điểm vợ Bạn sinh con, Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn được hưởng trợ cấp một lần khi bằng 02 tháng lương cơ sở (hiện nay là 1.210.000 đồng) tại tháng vợ bạn sinh con. Tuy nhiên, nếu vợ bạn mặc dù hiện tại đang ở nhà, nhưng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con, mà khoản trợ cấp này sẽ chi trả cho vợ bạn.


    Câu 31:

    Theo tôi được biết, tại Điều 41 Luật BHXH năm 2014 có quy định lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

    Đồng thời số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

    Cho tôi hỏi, như vậy thời gian nghỉ dưỡng sức có được cách khoảng hay phải nghỉ liên tục và bắt buộc phải nghỉ đủ số ngày quy định? Có thể nghỉ ít hơn số ngày quy định hay không? (Trường hợp sinh thường nghỉ ít hơn 5 ngày, sinh mổ nghỉ ít hơn 7 ngày)

    Kính mong nhận được hồi đáp sớm để tôi có sự lựa chọn vừa đảm bảo thu nhập vừa thuận lợi trong công việc.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Khoản 1 Điều 41 Luật BHXH quy định: Lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày.

    Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe phải là thời gian nghỉ liên tục; Mốc thời gian 05, 07, 10 ngày theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật BHXH là thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tối đa lao động nữ được nghỉ hưởng. Lao động nữ có thể nghỉ ít hơn 05, 07, 10 ngày.

    Câu 30: 


    Tôi làm nhân viên BHXH cho một công ty ngành may có gần 8000 lao động đang tham gia BHXH, số lao động nữ chiếm 80% tôi xin chương trình tư vấn:

    1. Thời hạn giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản theo điều 102 Luật BHXH là ngày làm việc hay ngày theo lịch (doanh nghiệp nghỉ ngày chủ nhật).

    2. Người lao động đang tham gia BHXH bị ốm, con ốm nhập viện khi xuất viện bác sỹ cho nghỉ thêm từ ngày đến ngày ở phần lời dặn của thầy thuốc (số ngày nghỉ theo quy định từng cấp bệnh viện, mẫu giấy ra viện theo mẫu đang thực hiện). Người lao động có được thanh toán chế độ ốm theo quy định không?

    3. Bộ Lao động đang khảo sát để tăng tuổi nghỉ hưu theo tôi tăng tuổi nghỉ hưu nên phân chia theo ngành, nghề, khu vực người lao động làm việc ? Ngành có điều kiện lao động loại IV, V tăng tuổi có phù hợp không? Đề nghị bộ nghiên cứu kỹ vấn đề này.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    1. Điều 102 Luật BHXH năm 2014 quy định trách nhiệm, thời hạn nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Thời hạn  là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động. Như vậy, trong thời hạn 10 ngày (bao gồm cả ngày thứ Bảy và ngày Chủ Nhật hàng tuần) cơ quan BHXH phải: Tổ chức tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đến việc chi trả tiền trợ cấp ốm đau, thai sản đối với người lao động.

    2. Khoản 2 Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi có con ốm đau là: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Trường hợp trong Giấy ra viện bác sỹ cho nghỉ thêm để điều trị ngoại trú thì thời gian nghỉ thêm này được thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế.

    3. Về đề xuất của Bạn đối với trong việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, BHXH Việt Nam tiếp thu và chuyển nội dung này đến Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu.

    Câu 29: Xin hỏi:

    1. Theo TT 41/2015 của BYT sửa đổi bổ sung TT 41/2011 về cấp chứng chỉ hành nghề thì cử nhân X quang trình độ đại học được đọc mô tả phim X quang. Vậy sau khi chụp phim thì cử nhân đọc mô tả (không kết luận chẩn đoán) có được BHYT thanh toán chi phí hay không?

    2. Theo TT35/2016 của BYT quy định về định mức thanh toán DVKT thì người thực hiện kỹ thuật KCB có giấy chứng nhận đào tạo được thay giấy chứng chỉ đào tạo cho đến hết năm 2017. Vậy điều khoản này có áp dụng cho tất cả các kỹ thuật KCB hay chỉ áp dụng cho các kỹ thuật nêu trong TT 35? (quansontmhmytho@gmail.com)

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điểm c Khoản 15 Điều 25a Thông tư số 41/2015/TT-BYT  ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của TT số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cử nhân X.Quang (tốt nghiệp đại học) được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán. Như vậy, cơ quan BHXH chỉ thanh toán đối với các kiểm tra có kết luận chẩn đoán và ký tên của bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn.

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Điều khoản chuyển tiếp TT 35/2016 ngày 28/9/2016 ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với DVKT y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT chỉ áp dụng đối với các DVKT trong Danh mục ban hành kèm theo TT 35/2016.


    Câu 28: Bà xã tôi có BHYT 5 năm liên tục đăng ký KCBBĐ tại Bệnh viện Nguyễn Trãi – HCM. Tháng 8/2016 vợ tôi cấp cứu tại BV ĐH Y dược HCM và điều trị tại đây hết tổng chi phí:

    - Tổng chi phí KCB: 34.562.300 triệu đồng

    - Quỹ BHYT thanh toán: 13.719.167 triệu

    - Người bệnh trả: 20.843.133 triệu

    Vậy tôi có được trả số tiền vượt 6 tháng lương cơ bản không? Quyền lợi tôi được hưởng khi tham gia BHYT 5 năm liên tục trong trường hợp này cụ thể ra sao? (truonggiang.acelife@gmail.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Ngày 19/7/2016, Bộ Y tế có Công văn số 5544/BYT-BH hướng dẫn thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở. Theo đó, tính từ thời điểm vợ Ông tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục trở đi và có số tiền đồng chi trả chi phí KCB BHYT trong năm vượt quá 6 tháng lương cơ sở (1.210.000 đồng x 6 tháng = 7.260.000 đồng) thì được cơ quan BHXH thanh toán phần chi phí vượt quá số tiền này.

    Tuy nhiên, để xác định rõ phần chi phí đồng chi trả nêu trên, đề nghị Ông đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ BHYT của vợ Ông để được hướng dẫn cụ thể.


    Câu 27: Người lao động đang đóng BHXH đã đến tuổi nghỉ hưu (nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên) và chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có được tiếp tục ký hợp đồng và được đóng tiếp BHXH hay không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Tại Khoản 1, Điều 3 Bộ Luật Lao động số10/2012/QH13 quy định: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.

    Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Luật BHXH năm 2014 thì người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

    Như vậy, trường hợp người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu (nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên), chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu mà đủ khả năng lao động và được người sử dụng lao động tiếp tục ký hợp đồng lao động thì thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.


    Câu 26: bạn đọc từ mail hblien1990@gmail.com hỏi: Tôi hiện nay được 56 tuổi (nữ) tham gia BHXH bắt buộc được 15 năm. Nay tôi tham gia BHXH tự nguyện với phương thức đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để đủ chế độ về hưu hàng tháng. Xin hỏi tôi có được đóng trên 20 năm không? Ví dụ em xin đóng 8 năm nữa để được nhận lương hưu hàng tháng ngay.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ thì đối với những người đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu thì được đóng 1 lần cho số năm còn thiếu để đủ 20 năm, không có quy định được đóng 1 lần cho đạt trên 20 năm. Trường hợp của bà được đóng ngay 1 lần cho 5 năm còn thiếu để đủ 20 năm và thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.


    Câu 25: Vào năm 1989 tôi và một số người bạn của tôi đã hưởng trợ cấp 1 lần do mất sức, nhưng sau đó tôi muốn hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nên đã trả lại phần tiền đã nhận về chế độ trợ cấp 1 lần khi mất sức, khi trả lại số tiền đã nhận trợ cấp 1 lần mất sức tôi đã ra Hội đồng GĐYK để giám định với tỷ lệ hơn 61% (thời gian đó bạn tôi đã được giải quyết, riêng tôi thời gian đó đang bị bệnh nên không thể làm thủ tục liền được). Như vậy yêu cầu của tôi có thực hiện được không? Nếu không thì tại sao?  Có văn bản nào quy định về vấn đề này không ạ.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 3168/LĐTBXH-CSLĐXH ngày 24/9/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì: “Những người đã nghỉ theo chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, đã được giải quyết đúng chính sách chế độ thì không được trả lại số tiền trợ cấp đã nhận để chuyển sang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động; đơn vị nào giải quyết sai chế độ, chính sách thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm giải quyết đúng chính sách, chế độ của nhà nước đối với người lao động”. Như vậy, Ông không thuộc đối tượng được nộp lại số tiền trợ cấp một lần. Mặt khác, trường hợp của Ông được giải quyết trước tháng 01/1995 (trước khi ngành BHXH thành lập) nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam. Đề nghị Ông liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để được xem xét trả lời cụ thể.


    Câu 24: Công ty chúng tôi đóng BHXH ở BHXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

    Theo quy định lao động báo tăng mới sẽ được cấp sổ BHXH. Tuy nhiên, khi tôi báo tăng mới cho lao động thì BHXH huyện trả lời rằng, lao động này đã được cấp 02 sổ ở 02 đơn vị khác nhau. Tôi có hướng dẫn NLĐ đến đơn vị cũ để lấy sổ BHXH cũ. Tuy nhiên, khi người lao động quay trở lại lấy sổ BHXH thì một công ty đã giải thể, 01 công ty trả lời rằng chỉ cung cấp số sổ BHXH còn không trả sổ được vì còn nợ 8 tháng đóng BHXH của công ty. Người lao động thì không thể bỏ tiền 32.5% để có thể chốt sổ trong tháng 8 đó. Vậy, cho tôi hỏi, trường hợp này phải giải quyết như thế nào. Trân trọng cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    1. Đối với trường hợp Công ty đã giải thể không còn nợ tiền BHXH thì đề nghị Ông/Bà hướng dẫn người lao động liên hệ với cơ quan BHXH nơi Công ty đã tham gia BHXH để được xác nhận thời gian tham gia BHXH vào sổ BHXH.

    Trường hợp Công ty đã giải thể, còn nợ tiền BHXH: Quá trình thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trong việc xác nhận thời gian đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động tham gia BHXH tại đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN đã giải thể, phá sản còn có vướng mắc, BHXH Việt Nam đã báo cáo, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến giải quyết (Công văn số 3786/BHXH-BT ngày 20/9/2012 về việc xin ý kiến một số tồn tại, vướng mắc về BHXH; Công văn số 4775/BC-BHXH ngày 08/12/2014 về việc báo cáo tình hình nợ và đề xuất xử lý nợ BHXH, BHYT). Sau khi cơ quan này có ý kiến, BHXH Việt Nam sẽ hướng dẫn thực hiện chung.

    2. Đối với trường hợp Công ty đang hoạt động, còn nợ tiền BHXH: Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN, đề nghị Ông/Bà hướng dẫn người lao động đến Công ty đang hoạt động, còn nợ tiền BHXH, yêu cầu đóng trước tiền BHXH, BHYT, BHTN và số tiền lãi của người lao động đã chấm dứt HĐLĐ để cơ quan BHXH xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH cho người lao động.

    3. Sau đó, Ông/Bà hướng dẫn người lao động lập hồ sơ gộp tất cả các sổ BHXH đã có quá trình đóng, gửi cơ quan BHXH nơi Công ty Ông/Bà đang tham gia BHXH để thực hiện cấp lại 01 sổ BHXH mới, ghi toàn bộ quá trình đóng BHXH nhưng chưa hưởng các chế độ BHXH trước đó vào sổ BHXH mới cho người lao động.


    Câu 23: Tôi hiện đang sinh sống tại Yên Bái, Bố tôi sinh năm 1963, có thời gian công tác tại UBND xã từ năm 1993 đến tháng 5/2004 là Bí thư đoàn thanh niên xã, từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2009 là Phó chỉ huy quân sự xã (Xã đội phó) có đóng BHXH, BHYT bắt buộc, từ tháng 7/2009 đến nay bố tôi đã nghỉ và đang tham gia BHYT tự nguyện. Tuy nhiên, hiện nay thời gian tham gia BHXH từ tháng 06/2004 đến tháng 06/2009 của bố tôi hiện chưa được tính là thời gian có đóng BHXH. Vậy tôi xin hỏi quý cơ quan thời gian này bố tôi đã đóng BHXH có được tính là thời gian công tác không, nếu không thì giải quyết thế nào?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày  21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thì từ ngày 01/11/2003 chức danh Phó Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, do thời điểm tháng 11/2003 chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP nên chính quyền nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục đóng BHXH đối với các chức danh Phó Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đến tháng 6/2004 hoặc đến tháng 12/2004, nhiều trường hợp đã đóng BHXH đến thời điểm tháng 12/2009. Vấn đề này, BHXH Việt Nam đã báo cáo, xin ý kiến Bộ Nội vụ tại Công văn số 2383/BHXH-BT ngày 30/6/2015 về việc thực hiện BHXH bắt buộc đối với cán bộ không chuyên trách và người làm việc theo HĐLĐ tại cấp xã; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2831/BHXH-BT ngày 28/7/2016 về việc thực hiện BHXH, BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn; sau khi các Bộ có ý kiến BHXH Việt Nam sẽ hướng dẫn thực hiện chung.


    Câu 22: Tôi làm ở công ty thứ 1 từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2011 (03 năm 03 tháng) thì Công ty ký quyết định cho tôi nghỉ việc. Công ty đóng BHXH cho tôi từ năm 2008 đến tháng 11/2010. Do công ty làm ăn thua lỗ nên từ năm 2010 đến năm 2011 công ty nợ BHXH nên chưa được giải quyết chế độ và chốt sổ BHXH.

    Sau đó tôi làm ở công ty thứ 2, lấy số sổ cũ để tham gia BHXH ở công ty mới từ tháng 4/2012 đến tháng 6/2015. Tháng 7/2015 công ty quyết định cho tôi nghỉ việc. Trong thời gian này công ty đã tham gia đóng BHXH đầy đủ nhưng sau khi nghỉ việc không thể chốt được sổ BHXH do công ty cũ chưa chốt sổ thời gian trước đó. Tháng 10/2016, tôi đến công ty thứ nhất thương lượng và giám đốc đã làm “bản cam kết” gửi cơ quan BHXH cam kết đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT cho cá nhân tôi.

    Xin hỏi BHXH Việt Nam như thế có được giải quyết chế độ và chốt sổ BHXH theo quy định không?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN, trường hợp Công ty thứ nhất đóng đủ số tiền BHXH, BHYT, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đến thời điểm chấm dứt HĐLĐ đối với Ông/Bà thì được xác nhận thời gian tham gia BHXH, BHTN đã đóng vào sổ BHXH làm căn cứ hưởng các chế độ BHXH, BHTN.


    Câu 21: Tôi muốn hỏi rõ hơn các quy định về hợp đồng khoán việc, ví dụ như có quy định cụ thể nào về các công việc được/không được áp dụng hình thức hợp đồng khoán việc hay không? Ngoài ra, trong trường hợp đã ký liên tiếp 2 lần hợp đồng thời vụ 2 tháng đối với người lao động thì nếu lần thứ 3 (cũng liên tiếp) ký hợp đồng khoán việc thì có vi phạm pháp luật về lao động không?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Vấn đề Ông/Bà hỏi nêu trên thuộc quy định của pháp luật về lao động, thuộc thẩm quyền trả lời, giải đáp của cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Do đó, đề nghị Ông/Bà liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương để được hướng dẫn và trả lời.

    Câu 20: Tôi tham gia BHXH ở công ty cũ đến tháng 8/2014 thì chuyển công tác rút sổ BHXH sang đơn vị mới tiếp tục đóng BHXH đến nay. Ở công ty cũ tôi nộp từ tháng 01/2003 nhưng do công ty cũ nợ BHXH năm 2014 nên tôi không được chốt sổ BHXH thời gian đã đóng. Vậy muốn chốt sổ BHXH thì tôi phải làm thế nào? Lên công ty cũ thì gần như đã giải thể.


    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN, Ông/Bà đề nghị công ty đóng trước số tiền BHXH, BHYT, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đến thời điểm chấm dứt HĐLĐ đối với Ông/Bà để được xác nhận thời gian tham gia BHXH, BHTN đã đóng vào sổ BHXH.

    Câu 19: Tôi muốn hỏi về chế độ phụ cấp thâm niên theo Thông tư 08/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với một số đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng:

    - Trường hợp 1: Bố tôi được tuyển dụng công nhân viên quốc phòng vào tháng 4/1982. Năm 1992, đơn vị được Nhà nước quyết định thành Dự trữ quốc gia cho Quốc phòng. Tháng 12/1995 bố tôi chuyển chế độ sang quân nhân chuyên nghiệp. Ngày 01/6/2013 bố tôi có quyết định chờ hưu. Đến 01/6/2014, có quyết định hưu. Vậy bố tôi có được hưởng trợ cấp thâm niên không? Cách tính ra sao và quy trình thực hiện thủ tục hưởng.

    - Trường hợp 2: Mẹ tôi được tuyển dụng là công nhân viên quốc phòng vào tháng 4/1982. Năm 1992 đơn vị được Nhà nước quyết định thành Dự trữ quốc gia cho Quốc phòng. Ngày 7/5/1997 chuyển chế độ từ CNVQP sang quân nhân chuyên nghiệp.Ngày 01/12/2009 nghỉ chờ hưu. Đến 01/12/2010, có quyết định hưu.Vậy mẹ tôi có được hưởng trợ cấp thâm niên không? Cách tính ra sao và quy trình thực hiện thủ tục hưởng.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo Điều 2 Thông tư số 08/2015/TT-BQP ngày 02/3/2015 của Bộ Quốc phòng thì chế độ phụ cấp thâm niên được áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đã và đang được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án… và dự trữ quốc gia.

    Trường hợp của bố và mẹ bạn, do không có hồ sơ cụ thể nên chưa có căn cứ trả lời. Đề nghị bạn liên hệ với BHXH Bộ Quốc phòng để được giải đáp cụ thể về chế độ, cách tính và quy trình thực hiện thủ tục hưởng đối với người lao động thuộc lực lượng vũ trang.


    Câu 18: Nhà tôi có người thân vừa mất có tham gia BHXH và đã về hưu. Và tôi muốn hỏi nếu gia đình tôi hưởng 3 tháng tiền lương sau khi mất thì có được hưởng tiền tử tuất nữa không?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 66; Điều 67, Điều 69 Luật BHXH năm 2014 thì người đang hưởng lương hưu khi chết thân nhân được hưởng chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất (hàng tháng hoặc một lần). Trường hợp bạn nêu không có thông tin về thời gian hưởng lương hưu của người thân, về các thân nhân của người chết nên không có căn cứ để trả lời. Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi người thân hưởng lương hưu trước khi mất để được hướng dẫn về thủ tục hồ sơ và trả lời về chế độ được hưởng.


    Câu 17: Em là cán bộ hợp đồng có thời hạn trên 03 tháng làm việc tại một đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Em muốn tham gia đóng bảo hiểm. Vậy mức đóng bảo hiểm của em là bao nhiêu?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH năm 2014; Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2014; Khoản 2 Điều 14 Luật BHYT năm 2008; Khoản 1 Điều 3, Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, trường hợp Ông/Bà ký HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); mức đóng bằng 32,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, trong đó người sử dụng lao động đóng 22%, người lao động đóng 10,5%; Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN ghi trong HĐLĐ theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.


    Câu 16: Công ty tôi thành lập 2 năm tại Quận Tân Bình nhưng do chưa hoạt động chính thức (vì còn nhiều khó khăn trong kinh doanh) nên chưa có phát sinh lao động.

    Năm 2017, công ty dự kiến sẽ chính thức kinh doanh và tuyển nhân sự, đồng thời muốn tham gia đóng BHXH.

    Vậy trường hợp này, công ty cần làm thủ tục như thế nào? Công ty có bị phạt hoặc truy thu gì của 2 năm vừa qua (do không phát sinh về lao động và nhân sự) hay không?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    1. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động làm việc theo HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia BHXH. Trường hợp trước năm 2017, Công ty Ông/Bà thành lập nhưng không có phát sinh lao động có HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên và người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương thì không phải truy nộp BHXH.

    Từ năm 2017, Công ty của Ông/Bà có sử dụng lao động theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

    2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Đề nghị Ông/Bà liên hệ với cơ quan BHXH quận Tân Bình thuộc BHXH Thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn cụ thể.


    Câu 15: Công ty tôi tham gia đóng BHXH từ năm 1996 đến hết tháng 12/2015 cho người lao động theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP. Đến tháng 01/2016, công ty chúng tôi tham gia đóng BHXH cho người lao động theo Nghị định số 49/NĐ-CP. Do chưa xây dựng được thang bảng lương mới theo quy định nên tạm thời đang đóng BHXH cho người lao động trên mức lương tối thiểu vùng 2 là 3.317.000 đồng. Hiện nay, tháng 11/2016, công ty tôi đã xây dựng thang lương xong và đang tiến hành làm thủ tục điều chỉnh lương cho người lao động theo quy định. Vậy, đối với trường hợp này, công ty tôi có bị tính lãi chậm nộp hay không. Mức tính như thế nào?

    (Do từ trước tới nay, công ty tôi chưa bao giờ nợ đọng BHXH nên không hiểu rõ việc tính tiền lãi).

    Trân trọng cảm ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động Công ty mới thực hiện truy đóng phần chênh lệch do điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH thì phải đóng cả tiền lãi truy đóng theo mức lãi suất bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề năm tính truy đóng BHXH.

    Đề nghị Ông/Bà căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.


    Câu 14: Bác tôi hiện đang hưởng chế độ hưu trí, bác tôi đi bộ đội sau ngày 30/04/1975 (không trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc). Tôi xin hỏi thẻ BHYT của bác tôi có được đổi mã khám chữa bệnh theo đối tượng cựu chiến binh không?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Theo quy định tại Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cựu chiến binh. Trường hợp bác của bạn, theo như nội dung bạn hỏi đi bộ đội sau ngày 30/04/1975 không trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thì phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành mới được đổi sang mã quyền lợi của đối tượng cựu chiến binh  .


    Câu 13: 

    1. Con tôi sinh ngày 17/05/2010 chưa được cấp thẻ BHYT trẻ em? Năm nay cháu lên lớp 1 gia đình tôi đã nộp tiền mua thẻ BHYT cho cháu. Tôi xin hỏi hạn thẻ BHYT của cháu tính từ khi nào và có được tính 5 năm liên tục không?

    2. Bà tôi đang có thẻ BHYT của đối tượng tuất thường xuyên. Bà tôi thuộc đối tượng người cao tuổi. Tôi xin hỏi thẻ BHYT của Bà tôi có được đổi theo mã của người cao tuổi không?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    1. Về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT thì “Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh”.

    - Về xác nhận thời gian tham gia liên tục: Theo quy định tại Khoản 10, Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015 quy định: “Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó”.

    Như vậy, trường hợp con của bạn sinh ngày 17/5/2010, sau đó khi vào lớp 1 cháu tiếp tục tham gia BHYT theo nhóm đối tượng là học sinh thì thời gian tham gia trước đó được tính là tham gia liên tục.

    2. Theo quy định tại Điểm 2, Khoản 7, Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2014 và Công văn số 6425/BYT-BH ngày 28/8/2015 của Bộ Y tế về việc giải quyết vướng mắc trong cấp thẻ BHYT, thì trường hợp Bà của bạn hiện nay đang được cấp thẻ BHYT của người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là đúng quy định.


    Câu 12:Tôi tham gia BHYT hơn 4 năm liên tục. Nay tôi không còn đi làm do gia đình tôi có việc, vậy khi tôi tham gia BHYT hộ gia đình có được cộng vào thời gian tôi tham gia 4 năm trên không? Tôi có được hưởng quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục không? Tôi mong sớm nhận được hồi âm của anh chị để tôi có thể tham gia không bị gián đoạn

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, thì “Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng”

    Trường hợp của bạn nếu có quá trình tham gia BHYT liên tục trên 4 năm ở cơ quan, đơn vị khác. Nếu sau khi ngừng việc bạn tiếp tục tham gia ngay theo hộ gia đình (trường hợp gián đoạn không quá 03 tháng) thì thời gian tham gia trước đó được cộng nối với thời gian tham gia sau này để được tính là thời gian tham gia liên tục.


    Câu 11:

    Tôi tên là Vinh, có người bạn làm công ty tham gia BHXH được 2 năm. Đến tháng 10/2016 thì nghỉ việc đến ngày 02/12/2016 sinh con (phẫu thuật), sau đó đứa bé chết. Xin hỏi trường hợp vậy bạn tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thời gian và mức hưởng thế nào?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là: Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Khoản 3 Điều 34 Luật BHXH quy định: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

    Về mức hưởng, tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH quy định: Mức hưởng một tháng đối với người lao động hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH thì: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

    Đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu tại thời điểm sinh con, bạn của Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết cụ thể.

    Câu 10:


    Em vừa sinh em bé và chưa lấy trợ cấp thai sản. Em có một số thắc mắc dưới đây:

    Em tham gia BHXH tại Sóc Trăng từ tháng 10/2015. Em đóng BHXH đều đặn và liên tục với mức lương đóng BHXH là 3.600.000 đồng (kỹ sư bậc ¼) cho tới ngày 22/5/2016 thì em sinh em bé. Do em sinh sớm 01 tháng nên em không nghỉ làm trước khi sinh. Tháng 5/2016 em vấn đóng BHXH. Như vậy, em đóng BHXH được 8 tháng liên tục trước khi sinh. Đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước hiện hành.

    Mức hưởng thai sản của em là:

    - Trung bình 6 tháng lương cơ bản gần nhất là: 6 × 3.600.000 = 21.600.00 đồng.

    - Trợ cấp một lần là: 2 × 1.210.000 = 2.420.000 đồng (Từ tháng 5/2016 mưc lương tối thiểu tăng 1.210.000 đồng/tháng)

    Tổng mức hưởng thai sản em được nhận sẽ là 21.600.00  + 2.420.000  = 24.020.000 đồng

    Anh chị xem giúp em tổng mức hưởng thai sản như trên đã đúng chưa ạ?

    BHXH Việt Nam trả lời:

     Trường hợp của Bạn nếu đóng BHXH 8 tháng liên tục trước khi sinh con với mức tiền lương tháng đóng BHXH là 3.600.000 đồng; như cách tính của Bạn là đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 34  Điều 38, Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014.


    Câu 9: 

    Tôi xin hỏi hai trường hợp:

    1. Trường hợp của tôi  có được áp dụng theo đối tượng cựu chiến binh để đổi mã quyền lợi không: Trước đây tôi công tác trong quân đội, đã được hưởng chế độ hưu quân đội, thời gian công tác trong quân đội tôi không tham gia chiến đấu, hiện giờ về địa phương tôi cũng không gia nhập hội cựu chiến binh thì có được đổi mã quyền lợi từ HT3 sang HT2 không ? Nếu có thì thủ tục cần những gì? Đối tượng là công nhân quốc phòng khi về hưởng chế độ hưu trí có được áp dụng đổi mã quyền lợi từ HT3 sang HT2 không?

    2. Trường hợp mẹ của tôi năm nay 85 tuổi đang là đối tượng hưởng bảo trợ cao tuổi chuyển sang hưởng BHYT theo chế độ tuất tháng, không được hưởng quyền lợi như đối tượng bảo trợ. Khi tôi đến phòng lao động đề nghị xác nhận để đổi mã quyền lợi cao hơn thì được trả lời đã cắt chế độ bảo trợ cao tuổi nên không xác nhận. Hiện nay thẻ BHYT của tôi vẫn mang mã CT3. Tôi có được đổi sang mã CT2 không và thủ tục gồm những gì?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    1. Theo quy định tại Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cựu chiến binh, trường hợp của Ông (Bà) đang hưởng chế độ hưu quân đội, nếu không trực tiếp tham gia chiến đấu thì phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp mới được đổi mã quyền lợi từ HT3 sang mã quyền lợi HT2, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi được hưởng BHYT

    Trường hợp là công nhân viên quốc phòng thì phải có giấy tờ liên quan chứng minh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc thì mới được đổi mã quyền lợi từ HT3 sang mã quyền lợi HT2.

    Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và giải quyết theo quy định.

    2. Theo quy định tại Điểm 2, Khoản 7, Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2014 và Công văn số 6425/BYT-BH ngày 28/8/2015 của Bộ Y tế về việc giải quyết vướng mắc trong cấp thẻ BHYT, thì trường hợp mẹ của bạn tham gia BHYT theo đối tượng người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là đúng quy định.


    Câu 8: Gia đình tôi là hộ nghèo, tôi làm ở doanh nghiệp tư nhân. Vậy, tôi có được đổi mã khám chữa bệnh để được hưởng theo hộ nghèo không?

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Căn cứ Điểm 2 Khoản 15, Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2014 quy định: “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.

    Trường hợp của bạn đang tham gia và được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu đồng thời bạn thuộc hộ gia đình nghèo (có tên trong danh sách phê duyệt của chính quyền địa phương) thì bạn được đổi thẻ BHYT theo quyền lợi của đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo có ký hiệu ghi trên thẻ BHYT là DN2 (được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi được hưởng BHYT).


    Câu 7: Hiện nay tôi có người nhà bị chấn thương cần can thiệp bằng phẫu thuật với chi phí khá lớn. Hơn nữa gia đình tôi chưa có BHYT, việc chi trả khá khó khăn, cuộc phẫu thuật chưa được thực hiện ngay. Khoảng 14 ngày sau tính từ hôm nay liệu tôi đăng ký BHYT có kịp không? Và BHYT có chi trả cho trường hợp của tôi không (đứt dây chằng chéo chân phải). Tôi cần đến cơ sở y tế nào (ngoài cơ sở y tế tư nhân) để được hưởng quyền lợi người có thẻ BHYT? (dinhduytung1994@gmail.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Hiện nay BHYT mang tính bắt buộc nhằm chia sẻ rủi do giữa những người tham gia; không phải khi có bệnh mới tham gia BHYT. Vì vậy, Ông nên tham gia BHYT liên tục để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người thân của mình và giúp đỡ cộng đồng.

    Căn cứ quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 16 Luật BHYT đối với đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT lần đầu hoặc gián đoạn không quá 3 tháng thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

    Trường hợp Ông được bác sỹ chẩn đoán “Đứt dây chằng chéo chân phải” và có chỉ định phẫu thuật thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí phẫu thuật trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT. Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT, đề nghị Ông đến KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT.


    Câu 6: Vợ tôi là công chức đang công tác tại Sóc Trăng và có đăng ký BHXH tại Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng. Nay vợ tôi chuẩn bị sinh con nhưng phải về quê ở Tiền Giang sinh (cụ thể là Bệnh viện đa khoa khu vực Gò Công) thì vợ tôi có được hưởng BHYT thanh toán viện phí khi sinh con tại đây không? Nếu được thì được thanh toán bao nhiêu % viện phí? (nghiakttvst@gmail.com )

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Trường hợp của vợ Ông được quỹ BHYT thanh toán 100%  chi phí trong phạm vi quyền lợi và theo mức hưởng quy định trên thẻ BHYT khi đi KCB khi: đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc hoặc đi khám, chữa bệnh tại cơ sở cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ đối với các trường hợp có đăng ký tạm trú.

    Do vợ Ông đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng có cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật với Bệnh viện đa khoa khu vực Gò Công nên vợ Ông phải xuất trình giấy đăng ký tạm trú trên địa bàn thị xã Gò Công cùng với thẻ BHYT để được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB BHYT trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ.

    Trường hợp vợ Ông tự đến sinh con tại Bệnh viện đa khoa khu vực Gò Công (không trong tình trạng cấp cứu, không xuất trình Giấy đăng ký tạm trú) thì quỹ BHYT chỉ thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi và theo mức hưởng trên thẻ BHYT.


    Câu 5: Doanh nghiệp chúng tôi thuộc quản lý của BHXH quận Ba Đình. Chúng tôi được biết theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 yêu cầu người sử dụng lao động phải đóng 1% bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) cho người lao động có hợp đồng từ 03 tháng trở lên. Chúng tôi có gọi lên cán bộ quản lý BHXH nhưng nhận được phản hồi rằng chưa có công văn hướng dẫn thực hiện từ cấp trên nên chưa hướng dẫn lại cho đơn vị được. Chúng tôi cần làm các giải trình với Ban Giám đốc nên không thể đợi cán bộ quản lý liên lạc lại, do đó chúng tôi gửi thắc mắc này đến quý cơ quan.

    Vậy bây giờ ngoài bảo hiểm bắt buộc đã đóng như trước chúng tôi phải đóng thêm 1 % này (theo mức lương đóng BHXH) hay như thế nào?

    Rất mong Quý cơ quan giải đáp, hướng dẫn cụ thể và sớm phản hồi để doanh nghiệp chúng tôi thực hiện đúng các quy định. Trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe.

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Căn cứ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1, Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên (từ 01/01/2018 bao gồm cả người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng) với người sử dụng lao động thì thuộc đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm TNLĐ-BNN, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH bằng 18% trên tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, trong đó quỹ ốm đau thai sản là 3%, quỹ TNLĐ-BNN là 1%, quỹ hưu trí tử tuất là 14%; Người sử dụng lao động đang đóng BHXH cho người lao động từ trước và sau ngày 01/7/2016  bằng 18% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đã bao gồm đóng 1% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN. Do đó, Công ty Ông/Bà không phải đóng thêm 1% ngoài khoản tiền BHXH hàng tháng đã đóng.


    Câu 4:

    Em là sinh viên đang theo học ở một trường công lập tỉnh Phú Thọ, quê ở Phúc Thọ - Hà Nội.

    Khi mới nhập học đóng bảo hiểm y tế (BHYT) 3 năm (theo quy định trong tờ giấy báo nhập học).

    Năm nay đã là năm cuối và có quy định thu thêm tiền BHYT tăng theo quy định của nhà nước.

    Nhưng vì chỉ còn 6 tháng nữa bọn em đã ra trường, về địa phương, nên mối khi đau ốm không thể lên tận Phú Thọ để xin giấy chuyển viện được, vì thế em không muốn tham gia BHYT ở trường nữa (tức là không đóng thêm khoản tăng đó nữa) mà thay vào đó em mua BHYT mới ở địa phương có được không?

    Em xin cám ơn!

    BHXH Việt Nam trả lời: 

    Căn cứ các quy định tại Khoản 1 Điều 2, Điểm b Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi bổ sung; Khoản 2 Điều 3, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT; Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT thì Bạn đang là sinh viên thuộc trường chuyên nghiệp nên thuộc đối tượng tham gia BHYT học sinh, sinh viên với mức đóng BHYT hàng tháng là 4,5% mức lương cơ sở và được Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT, thẻ BHYT của Bạn có giá trị sử dụng đến đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học. Như vậy năm học cuối cùng Bạn chỉ phải đóng tiền tham gia BHYT tương ứng với số tháng còn lại của khóa học và thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương ứng với số tiền đã đóng. Khi Bạn đang theo học tại nhà trường thì Bạn không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình tại địa phương.

    BHXH Việt Nam trả lời để bạn được biết.

    Câu 3: Em làm công ty được 1 năm 3 tháng giờ em đã nghỉ vậy đến năm 2017 này còn được hưởng BHXH 1 lần khi không còn đóng BHXH nữa không ạ hay là phải đợi tới tuổi nghỉ hưu ạ. Em cảm ơn!


    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

    Với quy định nêu trên, trường hợp bạn có thời gian tham gia đóng BHXH 01 năm 3 tháng nếu sau 1 năm không tiếp tục đóng BHXH mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng BHXH 1 lần mà không phải chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.


    Câu 2: Tôi là Vì Văn Lanh tôi đang công tác tại Trạm Y tế xã vùng điều kiện khó khăn thuộc huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La từ 01/4/2004 đến nay, do áp lực công việc tôi tự xét thấy không tiếp tục công tác nữa, tôi dự định xin thôi việc vào tháng 01/2017 trong quá trình công tác tôi tham gia đầy đủ BHXH và không nghỉ phép năm nào. Do đó nếu nghỉ thì được chi trả như thế nào?

    - Tổng số tiền trong 12 năm 8 tháng là bao nhiêu tiền?

    - Trong những năm công tác không nghỉ phép đó có được chi trả không?

    Nếu được là bao nhiêu? Cụ thể 2 khoản trên tôi đề nghị nêu rõ cụ thể chứ không tính công thức chung?

    BHXH Việt Nam trả lời:

    - Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

    Do ông chưa đủ 20 đóng BHXH nên nếu sau một năm nghỉ việc mà Ông không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầuthì được nhận BHXH một lần. Vì không có thông tin về mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH nên không có căn cứ tính cụ thể số tiền ông được hưởng là bao nhiêu. Đề nghị Ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú và cung cấp hồ sơ để được hướng dẫn.

    - Việc chi trả chế độ phép không thuộc chính sách BHXH, đề nghị ông liên hệ với đơn vị nơi ông làm việc để được giải đáp.


    Câu 1: Tôi tên là Bình Văn Nguyên, và vợ tôi tên là Nguyễn Thị Hằng. Tôi rời xa Việt Nam vào năm 1994, và hiện giờ tôi sống ở Mỹ. Tôi muốn hỏi rằng, tôi có thể xin được tiền BHXH của Việt Nam hay không khi tôi hiện giờ đang sống ở Mỹ và vợ tôi thì đã mất bên Việt Nam. Hiện nay tôi 81 tuổi rồi. Xin ông/bà cho tôi biết thông tin này. Cảm ơn rất là nhiều.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Do nội dung Ông hỏi không có thông tin về thời gian ở Việt Nam (trước năm 1994) Ông có công tác trong cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hay không; Vợ Ông khi còn sống ở Việt Nam có thời gian tham gia BHXH hay đang hưởng chế độ BHXH nào không, nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để trả lời.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    15633 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận