Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ban hành 20/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đang là chủ đề được nhiều người dân quan tâm. Bởi theo quy định tại điều 60 của Luật, nếu chưa đóng đủ 20 năm BHXH thì sẽ không được hưởng BHXH. Điều đó đã làm dấy lên sự bất bình của người dân. Và tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 đang diển ra, Quốc hội đã đồng ý sửa Luật khi Luật còn chưa được thi hành. Câu hỏi đặt ra rằng, vì sao lại xảy ra tình trạng như thế khi dân được quyền góp ý với các dự án luật?
Hiến pháp 2013 đã khẳng định:
Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Đồng thời, tại điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có quy định:
Điều 35. Lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
Vậy có phải khi thông qua Luật, Quốc hội đã không tiếp nhận ý kiến đóng góp của người đân? Hay do chính người dân thờ ơ với quyền lợi của mình?