Hành vi lập khống chứng từ kế toán để rút tiền quỹ, ngân sách hiện nay xảy ra khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Qua đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước và mục đích sử dụng.
Vừa qua, vụ việc khởi tố kế toán phòng LĐTBXH tại tỉnh Quảng Nam đã lập khống chứng từ kế toán qua đó chiếm đoạt 165 triệu đồng tiền ngân sách cho mục đích cá nhân. Vậy, lập khống chứng từ kế toán phạm tội gì? Và hành vi lập khống chứng từ sẽ bị xử lý ra sao?
Hành vi lập khống chứng từ kế toán là gì?
Cụ thể tại khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 giải thích hành vi lập chứng từ kế toán như sau: Theo đó chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Có thể hiểu đơn giản thì chứng từ kế toán là những giấy tờ xác nhận lại việc thu, chi. Ví dụ các giấy tờ như Phiếu chi, Phiếu thu, Phiếu xuất - nhập kho, Biên lai thu tiền,…
Người lập và ký vào chứng từ kế toán phải kiểm tra và rà soát kỹ càng các giấy tờ cũng như hoạt động sử dụng chứng từ. Qua đó chịu trách nhiệm toàn bộ cho nội dung chứng từ kế toán.
Từ khái niệm trên có thể suy ra rằng người có trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động chứng từ kế toán có thể quyết định việc thu, chi đó có chính đáng và hợp pháp hay không. Trong thực tế, nhiều người có liên quan trong hoạt động này có hành vi bất chính là lập khống chứng từ kế toán.
Cụ thể, lập khống ở đây là lập nên những chứng từ không có thật trên thực tế hoặc chỉ có một phần thông tin đúng sự thật, những chứng từ này bị coi là không hợp pháp. Các chứng từ không có thực hoặc không thể lấy được chứng từ cho hoạt động thu, chi.
Sau đó sử dụng số tiền được hỗ trợ cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Thì người có hành vi lập khống chứng từ kế toán được xem là vi phạm trong hoạt động kế toán.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi lập khống chứng từ kế toán
Việc lập khống chứng từ kế toán thường là kế toán, thủ quỹ của cơ quan, doanh nghiệp, đây là những người có quyền quản lý trực tiếp sổ kế toán. sau đó sử dụng số tiền này vào chi tiêu cá nhân.
Khung pháp lý thứ nhất
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2 triệu đồng - dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp của Bộ luật này quy định.
Khung pháp lý thứ hai
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi có một trong các hành vi sau:
- Phạm tội có tổ chức.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng.
- Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đồng - dưới 3 tỷ đồng.
- Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
Khung pháp lý thứ ba
Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng - dưới 1 tỷ đồng.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỷ đồng - dưới 5 tỷ đồng.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Khung pháp lý thứ tư
Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi có một trong các hành vi phạm tội sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 1 tỷ đồng trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, căn cứ theo các cung pháp lý trên, việc kế toán phòng LĐTBXH tại tỉnh Quảng Nam đã chiếm đoạt số tiền 165 triệu đồng sẽ bị phạt từ 07 năm đến 15 năm tù giam. Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.