Tội đầu cơ theo quy định của Bộ luật Hình sự 1985

Chủ đề   RSS   
  • #600535 26/03/2023

    phstay0125

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:10/03/2023
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Tội đầu cơ theo quy định của Bộ luật Hình sự 1985

    Pháp lệnh 1982, tiền đề cho Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua vào ngày 27/6/1985 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1986 đối với tội phạm đầu cơ. Bộ luật Hình sự 1985 ra đời đã giải quyết được nhiều bất cấp về việc điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật về tội phạm và hình phạt. Thống nhất các quy định pháp luật hình sự và sự phát triển của khoa học Hình sự Việt Nam đã bước qua giai đoạn mới. Mặc dù là bộ luật hình sự đầu tiên, Bộ luật Hình sự 1985 là văn bản mang đậm tính kế thừa từ các pháp lệnh quy định về tội phạm có liên quan. Tội đầu cơ được quy định trong chương Các tội phạm về kinh tế vì khách thể của tội phạm này là trật tự quản lí hành chính Nhà nước về kinh tế.

    Pháp luật hình sự Việt Nam trong thời kỳ này đã phân tội phạm thành hai loại: tội phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm trọng, trong đó: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt này là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng (theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự 1985). Ngoài ra, Bộ luật Hình sự 1985 còn ghi nhận “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” đối với những tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

    Bộ luật Hình sự 1985 sau 4 lần sửa đổi và bổ sung lần lượt qua các năm 1989, 1991, 1992, 1997 đã thể hiện được sự phù hợp với thời đại đổi mới chính trị, kinh tế, văn hóa… Tuy nhiên, quy định về Tội đầu cơ vẫn còn nhiều sự kế thừa từ Pháp lệnh 1982 về bộ phận quy định và chế tài. Pháp luật hình sự Việt Nam năm 1985 cũng đã đưa ra 3 chế tài tương ứng với 3 mức độ ảnh hưởng đến xã hội của hành vi vi phạm pháp luật hình sự về đầu cơ. Cụ thể:

    Thứ nhất, hình phạt là phạt tù từ sáu tháng đến năm năm được áp dụng đối với những hành vi mua vét nhằm thu lợi bất chính đối với những hàng hoá, lương thực, vật tư, các loại tem phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá, lương thực, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ;

    Thứ hai, hình phạt là phạt tù từ ba năm đến mười hai năm được áp dụng đối với những hành vi: Đầu cơ xăng dầu hoặc thuốc chữa bệnh, phòng bệnh do Nhà nước thống nhất quản lý; có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; hàng phạm pháp có số lượng hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn; lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh; tái phạm nguy hiểm;

    Thứ ba, hình phạt là phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân đối với những hành vi phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng như: phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến với nền kinh tế quốc dân hoặc sức khỏe, tính mạng của người khác; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng…

    Nhìn chung, chế tài hình sự theo Bộ luật Hình sự 1985 đã không áp dụng quy định là hình phạt tịch thu tài sản đối với tội phạm đầu cơ cũng như hình phạt tiền tương ứng với số lần nhất định của trị giá hàng phạm pháp. Do bản chất nền kinh tế giai đoạn từ này là “kinh tế bao cấp”, cho nên việc phạt tiền hoặc tịch thu tài sản sẽ không thể hiện được vai trò răn đe và giáo dục của pháp luật đối với xã hội. Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đã làm cho việc áp dụng chế tài pháp luật trở nên nhân văn hơn.

    Bộ luật Hình sự 1985 đã khắc phục được một số hạn chế về đối tượng điều chỉnh ở Pháp lệnh 1982 bằng việc thu hẹp đối tượng điều chỉnh, qua đó có thể giúp cho nền kinh tế phát triển. Những hành vi đầu cơ không gây nguy hiểm cho xã hội được pháp luật thừa nhận đã giúp cho nền kinh tế có thể phát triển một cách tích cực. Bộ luật Hình sự 1985 là tiền đề cho các Bộ luật Hình sự sau này. Tuy nhiên, do đặc trưng của quy phạm pháp luật về đầu cơ là phù với với sự phát triển của kinh tế và xã hội cho nên Bộ luật Hình sự 1985 cũng gặp nhiều bất cập trong việc quy định về đối tượng tác động. Cơ quan có thẩm quyền cần cân nhắc trong việc ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp.

     

     
    971 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận