ls.congluan viết:
Chào bạn!
Khi bạn yêu cầu thực hiện việc cấm chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với căn nhà kia thì theo quy định của pháp luật bạn phải nộp 1 số tiền bảo đảm. Luật hiện nay không quy định rõ mức mà theo nhận định của tùy từng thẩm phán. Tại một số tòa trong thành phố Hồ Chí Minh thì có tòa lấy khoản 20% đến 50%, cũng có khi 100% giá trị.
Vấn đề thứ 2 mà bạn hỏi, nếu người nợ (bị đơn) k đến tòa giải quyết thì sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết (thường thì sau khi tiến hành mời lên tòa hòa giải 2 lần mà vẫn k có mặt, sau đó là ra quyết định xét xử lần 1 mà vẫn vắng mặt), tòa án sẽ ra quyết định xét xử vắng mặt. Lúc này, dù họ không ra tòa thì tòa án vẫn tuyên án.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên yêu cầu tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với căn nhà kia nếu mức ký quỹ bảo đảm mà thẩm phán đưa ra là hợp lý cho bạn.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng
Chào bạn!
Có thể thực tế một số Tòa án áp dụng mức bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm như bạn nêu. Nhưng nói
"Luật hiện nay không quy định rõ mức" thì không phải. Bởi
"Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" là biện pháp KCTT quy định tại khoản 7 Điều 102 BLTTDS. Mà theo Điều 120 BLTTDS thì người yêu cầu áp dụng biện pháp này (và cả một số biện pháp khác nữa) phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Như vậy là luật có quy định là
"phải tương đương" chứ không phải là không quy định rõ mức.
Còn với trường hợp cụ thể của chủ topic này thì không thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp
"Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" được (kể cả biện pháp
"Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp"). Bởi theo khoản 7, khoản 8 Điều 102
(được cụ thể hóa tại các Điều 109 và 110) thì các biện pháp này chỉ được áp dụng đối với
tài sản đang tranh chấp. Còn theo nội dung topic này thì căn nhà đó không được dùng để thế chấp, nên tài sản đang tranh chấp là 350 triệu đồng chứ không phải là ngôi nhà. Do đó mà không thể áp dụng được biện pháp này.
Với nội dung như trên thì nếu khởi kiện, chủ topic này chỉ có thể yêu cầu áp dụng một trong hai biện pháp là
"Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ" hoặc
"Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định". Trong đó biện pháp thứ hai không bị buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Hoặc cũng có thể làm đơn gửi chính quyền địa phương theo cách của
lstuankhac đưa ra cũng là môt biện pháp khả dĩ.
Trân trọng!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 15/02/2012 12:27:33 CH
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!