Tôi có quyền nuôi con không ???

Chủ đề   RSS   
  • #75131 24/12/2010

    nhok.ukebz

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:24/12/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có quyền nuôi con không ???

    Xin chào mọi người ! Tôi có một vài thắc mắc lớn mong mọi người giải đáp...

    Tôi và chồng tôi lấy nhau đã gần 5 năm và hiện chúng tôi đã có 1 cháu trai nhỏ gần 4 tuổi .

    Cách đây vài ngày, vì mâu thuẫn với nhau nên chồng tôi đã đem con tôi ra quê nội ở THóa... Hiện tại tôi đang rất bế tắc và tuyệt vọng khôg biết mình có thể có quyền nuôi con không ( vì 95% chúng tôi sẽ ly hôn ) ...

    Hiện tại tôi đang là người lao động tự do , nhưng nếu nuôi con thì tôi có đủ khả năng ..

    Chồng tôi làm côg nhân ở những dự án công trình xây dựng nhưng lương không ổn định ( có lần fải đợi đến cuối năm mới nhận được lương 1 làn , hay thườg nhất là 4,5 thág 1 lần ) , anh ấy còn fải hay đj làm xa ....

    Và tôi nghĩ mẹ nuôi con sẽ tốt hơn bố vì bố nó sau này sẽ lấy mẹ kế , và tôi rất không muốn thấy con mình bị đối xử không tốt < đặc biệt là con trai, tôi sợ nó sẽ hư hỏng > ...

    Vậy cho tôi hỏi , tôi có bao nhiêu khả năng giành được quyền nuôi con ???
     
    4539 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #75238   26/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào chị nhok.ukebz

    Điều đầu tiên tôi muốn nói với chị là 5 năm chung sống không phải là 1 thời gian ngắn, điều mọi người ai ai cũng muốn khi kết hôn là hướng một gia đình hạnh phúc một cuộc sống vui vẻ...và quan trọng hơn hết là tạo ra một môi trường tốt nhất cho con cái phát triển....

    Chị chỉ mới nói là 95% là sẻ chia tay nên theo tôi còn nước còn tát còn một cơ hội hàn gắn thì chúng ta nên hi vọng, không nên để sau này ta lại thấy hối hận... Và quan trọng là con của chị sẻ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, chị nghĩ gì khi cháu lớn lên mà thiếu đi sự chăm sóc dạy bảo của Bố hay của mẹ...Nên theo tôi chị nên suy nghĩ kỷ truơcs khi đưa ra quyết định, hi vọng chị sẻ đưa ra được quyết định đúng đắn

    Còn về vấn đề về luật thì tôi xin tư vấn cho chị như sau;

    Về nguyên tắc khi ly hôn thì anh với chị có thể thỏa thuận với nhau.
     Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết khi tòa giải quyết khi Tòa giải quyết thì sẻ căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng là Tòa sẻ giao con cho người nào có khả năng đảm bảo được quyền và lợi ích mọi mặt của con.

    theo như những gì chị trình bày thì theo tôi khả năng chị dành được quyền nuôi con là rất cao khoảng 80% nhưng quan trọng là phán quyết cả Tòa án.

    chị có thể tham khảo một số quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000 (chương X về ly hôn) để hiểu rõ hơn
    chúc chị sức khỏe và tỉnh táo để có quyết định sáng suốt. Nếu cần thêm thông tin chị cứ hỏi thêm các thành viên sẻ tư vấn cho chị.

    thân@

     
    Báo quản trị |  
  • #75239   26/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.



    Trường hợp của chị cũng thật khó để trả lờ rằng ai sẽ dành được quyền nuôi con vì con chị đã hơn 3 tuổi.Nhưng nếu chị chứng mình được rằng chị nuối con sẽ tốt hơn chồng và chông không đủ điều kiện ( có thể là tiền bạc cũng như thời gian chăm sóc không có....)để chăm sóc con...Và việc chồng chị nuôi con sẽ ảnh hưởng xấu đến con..thì tòa án sẽ giao con cho chị nuôi.



    Nhưng theo lời chị nói thì  vợ chồng chị vẫn chưa ly hôn, nên mong chị suy nghĩ cho thật kỹ khi quyết định Ra tòa ly hôn vì nó ảnh hưởng đến đứa bé nữa.Thật tội cho đứa bé phải không chị.

    Chúc chị sẽ có những suy nghĩ thấu đáo và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sông.



    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |