Tội bất hiếu: từ góc nhìn đạo đức đến pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #396249 13/08/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tội bất hiếu: từ góc nhìn đạo đức đến pháp luật

    “Một bông hồng cho em… một bông hồng cho anh.. và một bông hồng cho những ai…Cho những ai đang còn Mẹ…Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn…Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi…Như đóa hoa không mặt trời..”

    Có lẽ bài hát này khá quen thuộc với chúng ta, và càng được nhắc nhiều khi dịp Vu Lan đến. Vu Lan là khoảng thời gian để những đứa con nhìn lại công lao sinh thành, dưỡng dục và cả sự hy sinh của cha mẹ, để báo hiếu những công lao đó cho đấng sinh thành.

    Với văn hóa người Việt chúng ta, có lẽ tội bất hiếu bị lên án gay gắt, ngay cả khi pháp luật chưa có biện pháp trừng trị thích đáng.

    Bất hiếu không có định nghĩa cụ thể, đó chỉ là một chuẩn mực văn hóa xã hội được người Việt coi trọng, có thể hiểu nôm na là có những hành vi cư xử không kính trên nhường dưới với cha mẹ, phủ nhận công lao hy sinh nuôi nấng, dưỡng dục của cha mẹ bằng hành động, lời nói…

    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có một số quy định về việc xử lý với các nghịch tử bất hiếu từ phạt tiền đến phạt tù…Mời các bạn cùng mình điểm qua các quy định này:

    Là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong trường hợp:

    - Giết cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình và mức án cao nhất cho tội này chính là tử hình.

    - Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình mà tỷ lệ thương tật đến 30% bị phạt tù đến 03 năm.

    - Bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình hoặc bịa đặt là cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tù đến 07 năm.

    Ngoài ra, sẽ phạt hành chính (phạt tiền) trong trường hợp:

    - Từ chối hay trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.

    - Phạt từ 1.5 – 2 triệu đồng nếu đối xử tồi tệ với cha, mẹ như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân hoặc bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ đã già, yếu, tàn tật.

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật hình sự 1999.

    - Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Một câu hỏi mà mình đang thắc mắc rằng, liệu mức xử phạt hành chính trên có phải là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, giáo dục hành vi vi phạm này? Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đạo đức bị suy đồi và đang ở mức báo động? Pháp luật có phải đang dung dưỡng cho tội bất hiếu không?

     
    11292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #396268   14/08/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Một số trường hợp phạt thì cũng là tiền của ba mẹ, phạt nặng cũng không được

     
    Báo quản trị |  
  • #396515   16/08/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    honhu viết:

    Một số trường hợp phạt thì cũng là tiền của ba mẹ, phạt nặng cũng không được

    Mình cũng nghĩ như bạn, thấy cứ lấn cấn cái chỗ phạt tiền nếu con bất hiếu với cha mẹ, thấy đưa ra hình phạt cho lao động công ích thì có vẻ hợp lý nhỉ

     
    Báo quản trị |  
  • #396305   14/08/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    Chưa đọc hết... mà phải nói rằng đề bài của bác hay vật vã...

     
    Báo quản trị |  
  • #396356   14/08/2015

    tamlkt
    tamlkt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2013
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    Pháp luật luôn tạo ra một khuân mẫu mang ý chí của giai cấp thống trị. Các chế tài của pháp luật đa phần hướng tới giáo dục lại cho các đối tượng có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Khác với các quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc và có cả hệ thống cơ quan để đảm bảo cho việc thực thi. Như vậy, hành vi phạm tội mà nạn nhân là cha mẹ người đã sinh ra mình vừa vi phạm pháp luật vừa trái đạo đức, luôn thường đạo lý, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, Hành vi này cần phải chịu một chế tài nghiêm khắc nhằm giáo dục người có hành vi đó đồng thời răn đe những người khác.

    https://www.facebook.com/tuvanphapluatso1 

     
    Báo quản trị |