Toàn văn điểm mới luật nhà ở 2014

Chủ đề   RSS   
  • #368762 23/01/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Toàn văn điểm mới luật nhà ở 2014

    Từ ngày 01/07/2015, Luật nhà ở 2014 bắt đầu có hiệu lực và thay thế cho Luật nhà ở 2005. Theo đó, có những điểm mới như sau:

    1/ Thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật nhà ở

    Luật nhà ở 2014 chỉ điều chỉnh việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng; giao dịch; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.

    Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo Luật kinh doanh bất động sản 2014.

    (Điều 1 Luật nhà ở 2014)

    2/ Mở rộng đối tượng áp dụng

    Đối tượng áp dụng Luật nhà ở 2014 bao gồm tổ chức, cá nhân và cả hộ gia đình có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao dịch, quản lý nhà nước về nhà ở.

    (Điều 2 Luật nhà ở 2014)

    3/ Làm rõ các thuật ngữ đã được sử dụng tại Luật nhà ở 2005

    Một số thuật ngữ sau đây được cụ thể hóa:

    - Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

    - Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

    - Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

    - Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

    - Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.

    - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.

    - Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở.

    - Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có.

    - Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.

    - Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định pháp luật.

    Ngoài ra, nhiều thuật ngữ mới được bổ sung nhằm làm rõ nghĩa cho các Điều của Luật nhà ở 2014.

    - Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.
    - Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức).
    - Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư.
    - Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó.

    - Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.
    - Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.
    - Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

    (Điều 3 Luật nhà ở 2014)

    4/ Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở

    Cụ thể hóa và bổ sung lại như sau:

    - Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác.

    - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp theo quy định có quyền sở hữu nhà ở.

    (Điều 4 Luật nhà ở 2014)

    5/ Cụ thể hóa chính sách bảo hộ quyền sở hữu nhà ở

    Trong trường hợp thật cần thiết (mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hay tình trạng chiến tranh, khẩn cấp, phòng, chống thiên tai), Nhà nước quyết định trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở hay giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp, ngoài việc phải bồi thường, Nhà nước còn hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu.

    (Điều 5 Luật nhà ở 2014)

    6/ Thêm nhiều hành vi bị cấm

    - Quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

    - Xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở hoặc không đúng tiêu chuẩn thiết kế, diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước quy định. Áp dụng cách tính sai diện tích sử dụng nhà ở đã được luật quy định trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.

    - Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.

    - Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở đã được phê duyệt, trừ trường hợp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng bởi cơ quan có thẩm quyền.

    - Sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.

    - Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.

    - Giao dịch mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định.

    - Cải tạo, cơi nới, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý mà không được chủ sở hữu đồng ý.

    - Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở

    - Sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt hoặc nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân.

    - Báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở không chính xác, không trung thực, không đúng quy định hoặc không đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

    (Điều 6 Luật nhà ở 2014)

    7/ Mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

    - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài (đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam)

    (Điều 7, Khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014)

    8/ Bổ sung điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

    Đối tượng

    Có nhà ở hợp pháp thông qua

    Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước.

    Đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác.

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở

    Tổ chức, cá nhân nước ngoài:

    - Nếu đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án;

    - Nếu tổ chức hoạt động tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

    - Nếu là cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự)

    - Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam

    - Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại (gồm nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ)

    (Điều 8, Khoản 2 Điều 159, Điều 160 Luật nhà ở 2014)

    (Còn nữa – tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    44482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #384376   21/05/2015

    lesanhducminh
    lesanhducminh

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cam ơn bạn nguyenanh1292 nhiều nhiều!

    Rất hữu ích!

     
    Báo quản trị |  
  • #388424   18/06/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình gửi các bạn Đề cương giới thiệu Luật nhà ở 2014. Dưới đây là file đính kèm, các bạn có thể tải về dùng nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    BTAP (19/06/2015)
  • #388661   21/06/2015

    VPICI_PMU
    VPICI_PMU

    Male
    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đường LInk file toàn bộ nội dung bị lỗi rồi Bạn ơi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #390211   01/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào bạn VPICI_PMU,

    Bạn có thể vào xem lại, bởi vì đôi lúc xảy ra sự cố mạng nên bạn không vào được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #393295   22/07/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Một số điểm mới nổi bật của Luật nhà ở năm 2014 (phần 1)

     

          Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2015.


          Thứ nhất: Luật Nhà ở năm 2014 đã thu hẹp lại phạm vi điều chỉnh so với Luật Nhà ở năm 2005. Luật Nhà ở 2014 chỉ điều chỉnh việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng; giao dịch; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Sở dĩ Luật Nhà ở năm 2014 thu hẹp phạm vi điều chỉnh là vì một mặt nó vừa phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 là đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo với các quy định pháp luật khác, mặt khác đối với  nhà ở thương mại dùng để bán, cho thuê mua, cho thuê của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản đã được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản nên không điều chỉnh trong Luật nhà ở nữa để đảm bảo tính thống nhất và tránh trùng lặp.

     

           Thứ hai: Luật Nhà ở đã quy định cụ thể hơn về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở để phù hợp với từng loại giao dịch nhà ở.

    Cụ thể:

    - Đối với trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư.

    - Trường hợp mua bán nhà ở không phải giữa chủ đầu tư với người mua và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở;
    - Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi mở thừa kế theo pháp luật về thừa kế.

     

          Như vậy, Luật Nhà ở năm 2014 quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở không còn phụ thuộc vào thủ tục hành chính đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nữa mà phụ thuộc vào thời điểm nhận bàn giao nhà ở và thời điểm các bên thực hiện nghĩa vụ tài chính cho nhau. Theo quy định trên, việc đăng ký hiện nay là nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, chứ không phải chỉ khi được Nhà nước ghi nhận thì mới phát sinh quyền sở hữu. Thiết nghĩ, Luật Nhà ở năm 2014 quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn hiện nay, đảm bảo được quyền lợi của người mua nhà ở, tránh được trường hợp người mua nhà ở đã thanh toán đủ tiền mua nhà, thậm chí đã nhận bàn giao nhà ở từ người bán nhưng người bán cố tình không làm thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ cho người mua khiến người mua mất đi quyền sở hữu của mình, đồng thời hạn chế phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu giữa các bên.

     

          Thứ ba: Điểm nổi bật nhất trong Luật Nhà ở năm 2014 là qui định mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

     

    Cụ thể:

    -  Luật Nhà ở năm 2014 bổ sung đối tượng được sở hữu nhà ở là hộ gia đình, bởi vì, hộ gia đình là một chủ thể quan trọng trong các giao dịch dân sự hiện nay và được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự cũng như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản,…nên việc quy định đối tượng là hộ gia đình là để đồng bộ, phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Đất đai năm 2013.


    -  Đồng thời Luật Nhà ở năm 2014 mở rộng điều kiện được sở hữu nhà ở đối với cá nhân là người việt nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đó, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu. Còn đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. Tròn 8 năm thi hành Luật Nhà ở năm 2005 và 5 năm thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (theo Nghị quyết 19/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam) nhưng còn nhiều điều kiện khắc khe cho thấy Viêt Nam chưa thật sự thu hút đầu tư nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Việc mở rộng điều kiện được sở hữu nhà ở đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ tạo thuận lợi hơn cho cuộc sống của họ, giúp họ an tâm hơn khi đầu tư các nguồn lực như vốn, công nghệ, kinh nghiệm,… vào Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy thị trường xây dựng trong nước phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế phục vụ cho phát triển đất nước.


          Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước Luật cũng đã đưa ra các quy định chặt chẽ như: chỉ cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh; cho phép sở hữu có thời hạn 50 năm (có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu); hạn chế về tỷ lệ và số lượng nhà ở được phép mua và sở hữu.

     

         Ngoài ra, để đảm bảo mọi công dân đều có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 cũng mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở xã hội và mở rộng chính sách nhà ở xã hội. Theo đó, đối với từng đối tượng cụ thể thì nhà nước có những chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho họ được sở hữu nhà ở như như nhà nước hổ trợ việc cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, hỗ trợ vay vốn ưu đãi nhà nước, hỗ trợ xây dựng, sữa chữa cải tạo nhà ở, hỗ trợ giao đất có miễn giảm tiền sử dụng đất,... Mặc khác, để tránh phát sinh tranh chấp và bảo vệ quyền, lợi ích của người mua Nhà nước cũng quy định cụ thể việc thanh toán tiền khi mua nhà ở xã hội là tổng số tiền ứng trước của người mua nhà ở không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua, và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua được cấp Giấy chứng nhận sở hữu đối với nhà ở đó.


          Tóm lại, Luật Nhà ở năm 2014 ra đời đã khắc phục những hạn chế mà Luật Nhà ở 2005 còn tồn tại, đồng thời tạo một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện tình hình thị trường bất động sản hiện nay, khơi thông nguồn vốn của nhân dân, đảm bảo quyền sở hữu nhà ở của nhân dân. Sự ra đời của Luật nhà ở năm 2014 trong thời điểm này phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013 và đã đảm bảo tính đồng bộ với các quy định pháp luật khác như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, nâng cao tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay./.

     

     

    (Nguồn: Tổng hợp)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #393837   25/07/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Một số điểm mới nổi bật của Luật nhà ở năm 2014 (Phần 2)

     

    Thứ nhất: Quy định người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

     

            Một trong những điểm mới nổi bật nhất của Luật nhà ở 2014 có quy định một chương riêng về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (hay nói cách đơn giản là người nước ngoài được quyền mua nhà ở tại Việt Nam) – Chương IX – Quyền sở hữu nhà ở tại Việt nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

        Tại Điều 159 quy định:  Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

    1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

    c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

    2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

    a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

     

       Về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 160; Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điều 161 và Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điều 162 Luật Nhà ở 2014.

     

     

    Thứ hai: Hoạt động kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp

        Theo quy định tại Điều 62 Luật KDBĐS năm 2014 thì Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Nếu không thành lập doanh nghiệp, thì cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

          Điều 63 quy định về điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản, theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

          Điều 74 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

     

     

     
    Báo quản trị |