TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014

Chủ đề   RSS   
  • #371666 25/02/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014

    Ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư 2014. Theo đó, Luật bao gồm 7 chương, 76 Điều và 4 Phụ lục kèm theo. Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và thay thế Luật Đầu tư 2005.

    Luật có những điểm mới như sau:

    1/   Phạm vi điều chỉnh:

    Luật Đầu tư 2014 quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ VIệt Nam ra nước ngoài.

    (Điều 1 Luật Đầu tư 2014)

     

    2/   Đối tượng điều chỉnh:

    Đối tượng điều chỉnh của Luật gồm nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.

    (Điều 2 Luật Đầu tư 2014)

     

    3/   Bổ sung, giải thích cụ thể một số thuật ngữ pháp lý:

    -    Cơ quan đăng ký đầu tư: là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    -    Dự án đầu tư mở rộng: là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ , giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.

    -    Dự án đầu tư mới: là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    -    Đầu tư kinh doanh: là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tô chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

    -    Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:  là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

    -    Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư:  là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn để theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    -    Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP): là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thểm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này.

    -    Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

    -    Nhà đầu tư nước ngoài: là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

    -    Nhà đầu tư trong nước: là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

    -    Tổ chức kinh tế: là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

    (Điều 3 Luật Đầu tư 2014)

     

    4/   Mở rộng các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh:

    -    Các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.

    -    Các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này.

    -    Mẫu vật các loại thực vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm 1 có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.

    -    Kinh doanh mại dâm

    -    Mua, bán, người, mô, bộ phận cơ thể người.

    -    Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

    (Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2014)

     

    5/   Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

    -    Điều kiện kinh doanh  đối với ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 của Luật được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

    -    Điều kiện kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản trên và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

    -    Ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

    (Khoản 3,4,5 Điều 7 Luật Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi honhu ngày 26/02/2015 06:53:56 SA
     
    38910 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #371795   26/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 2)

    6/   Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật.

    -    Văn bản pháp luật mới ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

    -    Quy định trên không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

    -    Nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại quy định trên thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau:

    + Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhá đầu tư vào thu nhập chịu thuế.

    + Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.

    + Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

    Đối với trường hợp này, nhà đầu tư phải có yêu cấu bằng văn bản trong thời gian 03 năm kể từ ngày văn bản luật mới có hiệu lực thi hành.

    (Khoản 3,4,5 Điều 13 Luật Đầu tư 2014)

     

    7/   Thêm trường hợp áp dụng ưu đãi đầu tư:

    Áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

    (Khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2014)

     

    8/   Mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư:

    -    Ngành, nghề ưu đãi đầu tư: ngoài những lĩnh vực quy định ở Luật Đầu tư 2005 thì Luật Đầu tư 2014 bổ sung thêm những ngành, nghề sau:

    + Sản xuất sản phẩm điện tử , sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ôtô, phụ tùng ôtô, đóng tàu.

    + Sản xuất sản phẩm công nghệ hổ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm trên.

    + Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số.

    +Thu gom, xử lý, tái chế hoặc sử dụng chất thải.

    + Quỹ tính dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

     

    -    Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

    -    Dự án đầu tư tại nông thôn sử dụng 500 lao động trở lên.

    (Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật Đầu tư 2014)

     

    9/   Hỗ trợ đầu tư:

    -    Hình thức hỗ trợ đầu tư:

    + Hỗ trợ phát triển hệ thồng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án

    + Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

    +Hỗ trợ tín dụng

    + Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị.

    + Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

    + Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin.

    + Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển

    (Khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư 2014)

     

    10/   Thêm quy định phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghệ, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    -    Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người  lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    -    Đối với địa  phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở,  công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng.

    (Điều 21 Luật Đầu tư 2014)

     

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #371991   27/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 3)

    11/   Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

    -    Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

    + Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này.

    + Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác  theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

     

    -    Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy địnhtại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

    -    Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

    + Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    + Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

    + Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    (Điều 22 Luật Đầu tư 2014)

     

    12/   Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

    -    Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh

    + Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

    -    Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức góp  vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

    (Khoản 1,2 Điều 23 Luật Đầu tư 2014)

     

    13/   Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

    -    Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

    + Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần

    + Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

    + Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại hai trường hợp trên.

     

    -    Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

    + Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông

    + Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn

    + Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh

    + Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm trên.

    ( Điều 25 Luật Đầu tư 2014)

     

    14/   Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cở phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

    -    Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điểu kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    -     Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

    (Khoản 1 Điều 26 Đầu tư 2014)

     

    15/   Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    -    Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung, không tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngpài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

    -    Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý với nhà đầu tư là tổ chức.

    (Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2014)

     

    16/   Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    -    Nhà đầu tư nộp hồ sơ trên tại Sở Kế hoạc và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

    -    Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    (Khoản 3 Điều 26 Luật Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi honhu ngày 27/02/2015 04:06:22 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    vitxim_laomaps (11/03/2015) QUANGMINH2015 (11/03/2015)
  • #372082   28/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 4)

    17/  Đầu tư theo hợp đồng PPP:

    Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẳm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

    (Khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư 2014)

     

    18/  Nội dung hợp đồng BCC:

    -    Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án

    -    Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh

    -    Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên

    -    Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng

    -    Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

    -    Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng

    -    Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

    (Khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư 2015)

     

    19/  Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội:

    -    Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

    +Nhà máy điện hạt nhân

    +Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên, rừng sản xuất từ 1000 héc ta trở lên.

    -    Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên.

    -    Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trờ lên ở các vùng khác.

    (Điều 30 Luật Đầu tư 2014)

     

    20/  Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

    -    Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau”

    + Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác.

    + Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không, vận tải hàng không.

    + Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia

    + Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí

    + Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino

    + Sản xuất thuốc lá điều

    + Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế

    + Xây dựng và kinh doanh sân gôn

     

    -    Dự án không thuộc trường hợp quy định tại điều trên có quy môn vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên.

    -    Dự án nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài.

    (Điều 31 Luật Đầu tư 2014)

     

    21/   Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

    -    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với các dự án sau đây:

    + Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án có yêu cầu chuyển mục đich sử dụng đất.

    + Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

     

    -    Dự án đầu tư quy định tại điều trên thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư

    (Điều 32  Luật Đầu tư 2014)

     

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 04/03/2015 09:32:37 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    vitxim_laomaps (11/03/2015) QUANGMINH2015 (11/03/2015) lstapsu (18/07/2015)
  • #372490   04/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 5)

    22/  Hồ sơ dự án đầu tư:

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Thủ tuớng Chính phủ

    Quốc hội

    -    Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    -     Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    -    Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    -     Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

     Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    -    Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    -    Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

     

    -    Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    -     Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    -    Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    -     Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

     Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    -    Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    -    Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

     

    -    Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    -     Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    -    Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    -     Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

     Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    -    Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    -    Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

     

     

    -   Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

    -   Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

    -   Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.

     

    -   Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

    -   Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

    -   Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

     

     

     

    -   Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

     

     (Khoản 1 Điều 33, Khỏan 1 Điều 34 và  Khỏan 1 Điều 35 Luật Đầu tư 2014)

     

    23/  Trình tự, thủ tục nộp hồ sợ dự án đầu tư:

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Thủ tuớng Chính phủ

    Quốc hội

    -  Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định trên cho cơ quan đăng ký đầu tư.Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

     

    -  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước

    -  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 6 Điều này.

    -  Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, gửi cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    - Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

     

    -    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

     

    -     Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

     

    -    Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.

     

    -     Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 4 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

     

    -    Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:

    + Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;

    + Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

    + Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    +Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

    + Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    + Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này.

     

     

     

    (Khoản 2,3,4,5,6 Điều 33; Khỏan 2,3,4,5 Điều 34 và Khỏan 2,3 Điều 35 Luật Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi honhu ngày 04/03/2015 09:39:54 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #372848   06/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 6)

    24/  Quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Thủ tuớng Chính phủ

    Quốc hội

    -    Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     

    -   Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 8 Điều 33 của Luật này.

    -   Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

     

    -     Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

    -    Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

    + Nhà đầu tư thực hiện dự án;

    + Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;

    + Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

    + Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;

    + Công nghệ áp dụng;

    + Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

    + Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.

     

     

    -    Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư gồm:

    +  Tờ trình của Chính phủ;

    +  Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    +  Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

    +  Tài liệu khác có liên quan.

     

     

     

    -    Nội dung thẩm tra:

    +  Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

    +  Sự cần thiết thực hiện dự án;

    +  Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khác;

    +  Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;

    +  Vốn đầu tư, phương án huy động vốn;

    +  Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội;

    +  Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

     

     

     

    -    Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu

     

     

    -    Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư gồm các nội dung sau đây:

    +  Nhà đầu tư thực hiện dự án;

    +  Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn, thời hạn thực hiện dự án;

    +  Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

    +  Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án; trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn;

    +  Công nghệ áp dụng;

    +  Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

    +  Thời hạn hiệu lực của Nghị quyết về chủ trương đầu tư.

     

     

    (Khoản 7,8 Điều 33, Khỏan 6,7 Điều 34 và Khỏan 4,5,6,7,8 Điều 35 Luật Đầu tư 2014)

     

    25/   Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    -    Các truờng hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    +  Dự án đầu tư của nhà đầu tư nuớc ngoài

    +  Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này

    -    Các truờng hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    +   Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước

    +   Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khỏan 2 Điều 23 của Luật này

    +   Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

    ( Khoản 1,2 Điều 36 Luật Đầu tư 2014) 

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #373308   10/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 7)

    26/Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    - Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ truơng đầu tư theo quy định tại điều 30,31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đuợc văn bản quyết định chủ truơng đầu tư.

    - Đối với dự án đầu tư còn lại thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:

    + Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư.

    + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trường hợp từ chối phải thong báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    (Điều 37 Luật Đầu tư 2014)

     

    27/ Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    -  Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    -  Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

    + Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    + Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

    (Điều 38 Luật Đầu tư 2014)

     

    28/ Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    -  Mã số dự án đầu tư.

    - Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

    - Tên dự án đầu tư.

    -  Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

    - Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

    - Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

    - Thời hạn hoạt động của dự án.

    - Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.

    - Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

    - Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

    (Điều 39 Luật Đầu tư 2014)

     

    29/ Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    - Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    - Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.

    - Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư.

    - Tài liệu quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 33 liên quan đến các nội dung điều chỉnh.

    (Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư 2014)

     

    30/ Cụ thể hơn thời hạn điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    - Trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu lý do.

    - Các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, đia điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đấu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    (Khoản 3,4 Điều 40 Luật Đầu tư 2014)

     
    Báo quản trị |  
  • #374180   14/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 8)

    31/ Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư:

    - Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    - Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể.

    - Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả

    (Điều 42 Luật Đầu tư 2014)

     

    32/ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư:

    - Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

    - Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm

    - Dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

    ( Điều 43 Luật Đầu tư 2014)

     

    33/ Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác:

    - Không thuộc một trong những trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48.

    - Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện, áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    - Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sự dụng đất.

    - Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có)

    (Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư 2014)

     

    34/ Giãn tiến độ đầu tư:

    - Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có), tiến độ thực hiện các mục tiêu hoat động của dự án đầu tư.

    - Nội dung đề xuất giãn tiến độ:

    +  Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ.

    +  Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án

    +  Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động

    +  Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án

    - Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.

    (Điều 46 Luật Đầu tư 2014)

     

    35/ Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đấu tư:

    - Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

    - Những trường hợp ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư:

    +  Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa.

    +  Để khắc phục vi ohạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường

    +  Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động

    +  Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài

    +  Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm

    +  Việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

    (Điều 47 Luật Đầu tư 2014)

     

    36/ Mở rộng thêm các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư:

    - Dự án thuộc trường hợp ngừng toàn bộ hoặc một phần nhưng nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động.

    - Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư

    - Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngưng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

    - Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46.

    (Điểm d,đ,e,g Điều 48 Luât Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi honhu ngày 14/03/2015 10:46:01 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #374473   16/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 9)

    37/ Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC:

    -    Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.

    -    Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu, được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

    -    Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

    (Khoản 1,2,3 Điều 49 Luật Đầu tư 2014)

     

    38/  Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành:

    -    Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ, văn phòng điều hành, nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành.

    -    Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành.

    -    Bản sao quyết định bổ nhiệm của người đứng đầu văn phòng điều hành

    -    Bản sao hợp đồng BCC.

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

    (Khoản 4,5 Điều 49 Luật Đầu tư 2014)

     

    39/ Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC:

    -    Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.

    -    Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành

    + Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn.

    + Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.

    + Danh sách người lao động và quyền lợi người lao động đã được giải quyết.

    + Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế

    + Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội.

    + Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điểu hành.

    + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    + Bản sao hợp đồng BCC

    -    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.

    ( Điều 50 Luật Đầu tư 2014)

     

    40/ Tăng thêm nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

    -    Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường, tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ, tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

    -    Nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài,

    (Điều 51 Luật Đầu tư 2014)

     

    41/  Hình thức đầu tư ra nước ngoài:

    Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

    -    Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

    -    Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoai.

    -    Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

    -    Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

    -    Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

    (Điều 52 Luật Đầu tư 2014)

     

    42/ Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài:

    -    Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.

    -    Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

    (Điều 53 Luật Đầu tư 2014)

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    QUANGMINH2015 (17/03/2015)
  • #374971   19/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


     TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 10)

    43/ Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    - Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

    +Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

    + Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

    - Trừ các trường hợp trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

    + Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

    + Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

    (Điều 54 Luật Đầu tư 2014)

     

    44/ Hồ sơ đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

    - Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    - Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    - Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;

    - Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    - Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

    - Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57;

    - Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

    (Khoản 1 Điều 54 và Khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư 2014)

     

    45/  Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    Thủ tướng Chính phủ

    Quốc hội

    -Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

     -Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước

    -Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.

    -Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này.

    -Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:

    + Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 58;

    + Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

    + Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

    + Sự phù hợp của dự án với quy định tại khoản 1 Điều 51;

    + Những nội dung cơ bản của dự án: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn;

    + Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.

    -Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Hồ sơ gồm:

    + Tờ trình của Chính phủ;

    + Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 55;

    + Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

    + Tài liệu khác có liên quan.

     

     

     

     

     

     

    -Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, gồm các nội dung sau đây:

    + Nhà đầu tư thực hiện dự án;

    + Mục tiêu, địa điểm đầu tư;

    +Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

    + Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

    Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung quy định tại khoản 5 điều 55.

     

     

     

     

     

    (Khoản 2,3,4,5 Điều 55 và Khoản 2,3,4,5 Điều 56 Luật Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #375343   21/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


     TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 11)

    46/ Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài

    - Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

    - Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Nhà đầu tư và cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư ra nước ngoài.

    (Điều 57 Luật Đầu tư 2014)

     

    47/ Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    -. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51.

    - Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6  .

    -  Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    -  Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57

    -  Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

    (Điều 58 Luật Đầu tư 2014)

     

    48/  Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    -  Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

    -  Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

    +  Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    +  Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    +  Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57;

    +  Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58;

    +  Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    -  Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

    (Điều 59 Luật Đầu tư 2014)

     

    49/ Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    - Mã số dự án đầu tư.

    - Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

    - Tên dự án đầu tư.

    - Mục tiêu, địa điểm đầu tư.

    - Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

    - Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

    -  Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

    (Điều 60 Luật Đầu tư 2014)

     

    50/ Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

    -  Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    -  Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    -  Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    - Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57  ;

    -  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    -  Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.

    (Khoản 1 Điều 61 Luật Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #375344   21/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 12)

    51/  Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

    -  Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

    -  Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

    - Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

    - Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;

    - Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;

    - Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;

    - Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;

    - Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

    - Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

    (Khoản 1 Điều 62 Luật Đầu tư 2014)

     

    52/ Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài

    Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

    (Điều 63 Luật Đầu tư 2014)

     

    53/ Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

    - Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    +  Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

    +  Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

    +  Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63.

    -  Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    -  Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

    (Điều 64 Luật Đầu tư 2014)

     

    54/ Chuyển lợi nhuận về nước

    -  Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

    - Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

    (Điều 65 Luật Đầu tư 2014)

     

    55/ Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài

    -  Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    -  Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    (Điều 66 Luật Đầu tư 2014)

     

    56/ Mở rộng nội dung quản lý nhà nước về đầu tư

    - Tổng hợp tình hình đầu tư, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư.

    -  Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

    -  Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

    -  Kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư.

    - . Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư.

    (Khoản 3,4,6,8, 10 Điều 67 Luật Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375352   21/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần 13)

    57/ Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

    -  Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

    -  Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

    -  Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

    -  Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;

    -  Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

    -  Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;

    -  Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giám sát, đánh giá, thanh tra hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

    -  Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ thực hiện dự án đầu tư đã được cấp, điều chỉnh không đúng thẩm quyền, trái với quy định của pháp luật về đầu tư;

    -  Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

    -  Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;

    -  Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư;

    -  Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hoạt động đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

    (Khoản 3 Điều 68 Luật Đầu tư 2014)

     

    58/ Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ:

    - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư;

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;

    - Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7  ;

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;

    - Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo quy định  ;

    - Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;

    - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    -  Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    -  Duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

    (Khoản 4 Điều 68 Luật Đầu tư 2014)

     

    59/ Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế:

    -  Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;

    -  Chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    -  Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;

    -  Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;

    -  Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    -  Duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công;

    -  Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.

    (Khoản 5 Điều 68 Luật Đầu tư 2014)

     

    60/ Giám sát, đánh giá đầu tư

    - Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư gồm:

    + Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

    + Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.

     

    -  Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư:

    +  Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật;

    +  Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;

    +  Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    + Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.

     

    - Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư:

    + Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;

    +  Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;

    + Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

    (Khoản 1,2,3 Điều 69 Luật Đầu tư 2014)

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #375353   21/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TOÀN VĂN ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 (phần cuối)

    61/ Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư

    - Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư bao gồm:

    + Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong nước;

    + Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

    -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; đánh giá việc vận hành hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở trung ương và địa phương.

     

    - Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và nhà đầu tư có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

    -  Thông tin về dự án đầu tư lưu trữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có giá trị pháp lý là thông tin gốc về dự án đầu tư.

    (Điều 70 Luật Đầu tư 2014)

     

    62/ Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

    -  Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo:

    +  Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    + Cơ quan đăng ký đầu tư;

    + Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định  .

    - Chế độ báo cáo định kỳ:

    +  Hằng tháng, hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;

    +  Hằng tháng, hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;

    +  Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;

    +  Hằng quý, hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

    +  Hằng quý, hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

    -  Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

    -  Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    -  Đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư.

    (Điều 71 Luật Đầu tư 2014)

     

    63/ Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài

    -  Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo:

    + Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    + Cơ quan đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    + Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định  .

    -  Chế độ báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

    +  Định kỳ 06 tháng và hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

    +  Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.

    - Chế độ báo cáo của nhà đầu tư:

    + Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;

    +  Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;

    +  Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định   và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    +  Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

    -  Báo cáo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

    -  Các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư.

    (Điều 72 Luật Đầu tư 2014)

    -------------------------------------------HẾT-------------------------------------------

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #389981   30/06/2015

    Cảm ơn rất nhiều,

     
    Báo quản trị |  
  • #391005   07/07/2015

    tamvuadinh
    tamvuadinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn người viết rất nhiều, rất hữu ích

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tamvuadinh vì bài viết hữu ích
    kieuchinhqdt (14/08/2015)
  • #396755   18/08/2015

    p.mai0108
    p.mai0108

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều, bạn có thể cho mình xin file word được không.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #396770   18/08/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    bài nà mình viết đã lâu nên không còn giữ file word, bạn chịu khó copy từng phần về nha 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    uyenuyennha (31/08/2015)
  • #520489   11/06/2019

    Bạn cho mình hỏi là nếu 1 dự án đủ điều kiện hưởng nhiều ưu đãi của nhiều Luật khác nhau thì có được hưởng hết các ưu đãi đó không?

    Mình nghĩ là được nhưng tìm ko ra CSPL, hơn nữa ở điểm d khoản 2 Điều 16 thì quy định "Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau được áp dụng mức ưu đãi cao nhất" 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn abcphucnguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/06/2019)