Toàn bộ quy định về mức phạt vi phạm trong hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #519558 31/05/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Toàn bộ quy định về mức phạt vi phạm trong hợp đồng

    Toàn bộ quy định về mức phạt vi phạm trong hợp đồng

    Tạm hiểu phạt vi phạm là trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ có trách nhiệm trả một khoản tiền cho bên còn lại theo đúng thỏa thuận được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, mức phạt vi phạm ở mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

    1.  Đối với hợp đồng Dân sự:

    Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

    Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

    ...

    2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

    => Đối với hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa) trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    Căn cứ: Bộ luật Dân sự 2015

     

    2. Đối với hợp đồng Thương mại

    Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật 

    Điều 301. Mức phạt vi phạm

    Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

    Điều 266: Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai

    1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

    2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

    3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

    => Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

    Căn cứ: Luật Thương mại 2005

     

    3. Đối với hợp đồng xây dựng:

    Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

    1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

    2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

    => Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước)        

    Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn khác, mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, vậy vấn đề là các bên được thỏa thuận như thế nào?

    Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng có quy định: “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng quy định tại Nghị định này.”

    Như vậy, đối với các công trình sử dụng nguồn vốn khác, các bên cũng có thể thỏa thuận áp dụng quy định về phạt vi phạm trong NĐ 37/2015/NĐ-CP này, tức là mức phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Trong trường hợp các bên không áp dụng quy định tại NĐ 37/2015/NĐ-CP nêu trên, thì theo Khoản 6, Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này, các bên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện (Luật Thương mại, Luật Dân sự...

    Căn cứ: Luật xây dựng 2014

     
    8365 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận