Tòa có được thụ lý và giải quyết hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #100781 06/05/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Tòa có được thụ lý và giải quyết hay không?

    Vay tiền rồi “trốn”, ngân hàng bó tay?

    Xung quanh chuyện các ngân hàng có được khởi kiện đòi nợ khi không biết khách hàng đang ở đâu hay không đang phát sinh nhiều tranh cãi. Có tòa chấp nhận thụ lý, xét xử vắng mặt bị đơn nhưng cũng có tòa đình chỉ giải quyết…

    Tòa Dân sự TAND Tối cao vừa xử giám đốc thẩm, tuyên hủy một bản án dân sự phúc thẩm của TAND TP.HCM để giải quyết lại từ đầu. Điều đáng nói trong vụ việc này là giữa cấp giám đốc thẩm và cấp phúc thẩm đã có cách hiểu khác nhau về chuyện ngân hàng có được khởi kiện đòi nợ khi không biết khách hàng đang ở đâu hay không...

    Tòa nói phải xử, tòa bảo đình chỉ

    Theo hồ sơ, tháng 10-1999, Chi nhánh Sài Gòn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) ký hợp đồng tín dụng cho ông PCY vay 18 triệu đồng để mua xe máy với phương thức trả góp trong 24 tháng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông Y. chỉ mới trả được hơn 10 triệu đồng tiền vốn cộng lãi thì ngưng luôn. ACB đã nhiều lần gửi thư báo đến nhà nhưng ông Y. vẫn không chịu trả nợ.

    Hết thời hạn hai năm, ACB chuyển số nợ trên thành nợ quá hạn. Song song đó, tháng 4-2005, ACB cũng khởi kiện ra TAND quận 11 (TP.HCM) để đòi ông Y. phải trả 17 triệu đồng. Kèm đơn kiện, ACB cung cấp cho tòa địa chỉ của ông Y. theo hợp đồng mà ông này ký với ngân hàng.

    Sau khi thụ lý và xác minh, TAND quận 11 đã ra quyết định đình chỉ vụ án. Theo tòa, ông Y. hiện không còn sinh sống tại địa chỉ mà ACB cung cấp. Mặt khác, ACB cũng không cung cấp được nơi ở mới của ông Y. nên chưa đủ điều kiện khởi kiện.

    Quyết định của TAND quận 11 sau đó đã bị TAND TP hủy với nhận định ngân hàng đã cung cấp được địa chỉ cuối cùng của bị đơn nên cấp sơ thẩm vẫn phải thụ lý, giải quyết. Làm theo hướng này, tháng 9-2007, TAND quận 11 đã đưa vụ kiện ra xử vắng mặt ông Y. Tòa tuyên bác yêu cầu đòi nợ của ACB. ACB kháng cáo. Ba tháng sau, TAND TP đã bác kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.

    Mới đây, bản án này đã bị Tòa Dân sự TAND Tối cao hủy theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, chỉ trong trường hợp tòa đã thông báo cho bên bị đơn biết về việc khởi kiện của nguyên đơn mà sau đó bị đơn bỏ trốn thì tòa mới được quyền thụ lý, giải quyết. Còn trường hợp bị đơn đã bỏ đi nơi khác sinh sống trước khi tòa thụ lý như trường hợp cụ thể của ông Y. thì tòa cần phải đình chỉ giải quyết vì nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ của bị đơn.

    Hai quy định dẫn đến hai cách hiểu

    Theo điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Tuy nhiên, điểm đ khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy định tòa án trả lại đơn khởi kiện khi chưa có đủ điều kiện khởi kiện (một trong các điều kiện là nguyên đơn phải cung cấp được địa chỉ của bị đơn).

    Như tài liệu tập huấn của TAND TP thừa nhận, hai quy định này đã dẫn đến hai cách hiểu và vận dụng pháp luật trái ngược trong trường hợp không tìm được địa chỉ của bị đơn: Theo cách hiểu thứ nhất, tòa cứ việc xét xử vắng mặt bị đơn, không cần phải phân biệt là bị đơn bỏ đi trước hay sau khi tòa thụ lý và có thông báo. Theo cách hiểu thứ hai, một khi ngân hàng không cung cấp được địa chỉ bị đơn thì tòa từ chối thụ lý, nếu đã thụ lý rồi thì đình chỉ vụ kiện.

    Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc TAND Tối cao cần ban hành hướng dẫn chính thức bằng văn bản để áp dụng thống nhất. Bởi lẽ quan điểm của Tòa Dân sự TAND Tối cao chỉ nằm trong phạm vi một vụ kiện cụ thể của ACB đối với ông Y. Nguyên tắc của pháp luật Việt Nam là không áp dụng “án lệ” nhưng thực tế lại đang có không ít vụ kiện tương tự của các ngân hàng bị các tòa địa phương đình chỉ giải quyết vì sợ rằng nếu đưa ra xử thì sẽ bị cấp trên hủy án.

    #e6e6fa;margin:5px;width:400px;border-collapse:collapse;">

    Không xử, ngân hàng bị thiệt thòi

    Xét về lý, rõ ràng ngân hàng đã cung cấp được địa chỉ nơi ở cuối cùng của bị đơn, thỏa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự nên tòa cần phải thụ lý, giải quyết. Xét về tình, ngân hàng bị khách hàng “xù” tiền vay nên việc khởi kiện nhờ tòa thu hồi nợ là điều đúng đắn. Nếu làm theo cách hiểu thứ hai, chẳng lẽ khách hàng cứ việc vay tiền rồi đi nơi khác sống thì các ngân hàng sẽ mãi mãi bó tay, không thể khởi kiện một khi không biết họ ở đâu hay sao? Như vậy, các ngân hàng sẽ bị thiệt thòi nặng nề.

    Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM

    Phải đình chỉ để đảm bảo công bằng

    Không phải vô duyên cớ mà luật quy định nguyên đơn phải cung cấp địa chỉ của bị đơn. Nếu giải quyết án dân sự chỉ dựa vào các chứng cứ, tài liệu cùng sự trình bày của một bên nguyên đơn thì sẽ không đảm bảo được sự thật khách quan. Chỉ trừ trường hợp bị đơn biết bị kiện nhưng cố tình lẩn tránh, không đến tòa, còn lại việc tham gia tố tụng của bị đơn là rất cần thiết để làm sáng tỏ vụ việc và đảm bảo công bằng.

    Một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM

    Nguồn: http://phapluattp.vn/201105051112593p0c1063/vay-tien-roi-tron-ngan-hang-bo-tay.htm


      Theo tôi thì Tòa có quyền thụ lý và xét xử vắng mặt bị đơn trong trường hợp này. Như vậy mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn (ngân hàng ACB).

     Ý kiến của anh (chị) và các bạn như thế nào nhỉ?
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 06/05/2011 01:50:07 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    17166 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (23/05/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #101267   08/05/2011

    sonha08
    sonha08

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Theo tôi thì vấn đề này TATC đã có hướng dẫn giải quyết nên chúng ta không còn gì để bàn nữa .

    www.sanphamphunu.com

     
    Báo quản trị |  
  • #101289   09/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    sonha08 viết:
    Theo tôi thì vấn đề này TATC đã có hướng dẫn giải quyết nên chúng ta không còn gì để bàn nữa .


     Thân chào bạn!
     MÌnh chưa cập nhật được thông tin này, bạn có thể cho mình xem hướng giải quyết của TANDTC không?

     Trân trọng cảm ơn!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #102201   13/05/2011

    sonha08
    sonha08

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    KhacDuy25 viết:
    sonha08 viết:
    Theo tôi thì vấn đề này TATC đã có hướng dẫn giải quyết nên chúng ta không còn gì để bàn nữa .


     Thân chào bạn!
     MÌnh chưa cập nhật được thông tin này, bạn có thể cho mình xem hướng giải quyết của TANDTC không?

     Trân trọng cảm ơn!

    hehe mình lười lục văn bản lắm nhưng vấn đề này TATC đã hướng dẫn cụ thể trong nghị quyết năm 2006 ( không nhớ số ), bạn chịu khó tìm nha emoticon nội dung hướng dẫn chính là cái phần nhận định của TATC bạn đã nêu ở trên .

    www.sanphamphunu.com

     
    Báo quản trị |  
  • #101292   09/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    tài liệu tập huấn của TAND TP viết:

    Như tài liệu tập huấn của TAND TP thừa nhận, hai quy định này đã dẫn đến hai cách hiểu và vận dụng pháp luật trái ngược trong trường hợp không tìm được địa chỉ của bị đơn: Theo cách hiểu thứ nhất, tòa cứ việc xét xử vắng mặt bị đơn, không cần phải phân biệt là bị đơn bỏ đi trước hay sau khi tòa thụ lý và có thông báo. Theo cách hiểu thứ hai, một khi ngân hàng không cung cấp được địa chỉ bị đơn thì tòa từ chối thụ lý, nếu đã thụ lý rồi thì đình chỉ vụ kiện.

    Tôi đồng ý với cách hiểu thứ hai. Đành rằng, chúng ta đều có xu hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm, tuy nhiên, đây là những quy định bắt buộc được ghi nhận trong BLTTDS 2004, dù luật có không hợp lý chúng ta vẫn phải tuân theo. Nếu như cứ thấy sai mà sửa một cách bừa bãi thì đâu còn gọi là luật. Theo tôi, muốn sửa chữa điểm này, cần thiết phải được sửa đổi bằng một đạo luật sửa đổi bổ sung BLTTDS chứ TANDTC cũng không thể áp đặt theo cách mọi người cho là hợp lý. TANDTC ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng luật, trong trường hợp luật không quy định rõ thì có thể giải thích, bổ sung, chứ thẩm quyền của TANDTC không mạnh tới mức có thể sửa đổi những quy định đã được ghi nhận trong BLTTDS 2004.

    Cụ thể, có thể thấy rằng, việc biết được địa chỉ của bị đơn là một trong những điều kiện bắt buộc để khởi kiện:
    BLTTDS 2004 viết:
    Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
    1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
    2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
    a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
    b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
    c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
    d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
    đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
    e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
    g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
    h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
    i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
    k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
    l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
    Điều 168. Trả lại đơn khởi kiện
    1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
    .........................................................................................................................................
    đ) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện

    Biết được chính xác địa chỉ của bị đơn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thi hành bản án của Tòa sau này nếu như yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận.

    Thực tế, trong BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 (Luật số 65/2011/QH12) cũng giữ nguyên nội dụng tên, địa chỉ của người bị kiện yếu tố bắt buộc phải có trong đơn khởi kiện - một trong những điều kiện khởi kiện !


    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #103230   17/05/2011

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần


    Em làm ở Á Châu 4 năm, vụ này em có biết, có đọc hồ sơ thậm chí còn vác hồ sơ đi nộp tại Tòa nữa hà hà. Tên bị đơn là Phan Cẩm Y... đúng không bác. Xử lên xử xuống mấy cấp... Một điều thú vị nữa là Thẩm phán xử lần đầu tiên (ở Quận 11) có con gái cũng đang làm ở Ngân hàng Á Châu... có thể gọi là quen. 

    Thực tế: Xử được hay không xử được là do quan điểm của mỗi thẩm phán, hủy hay không hủy án cũng do quan điểm của thẩm phán tòa phúc thẩm. Cái nào cũng có cơ sở từ quy định của pháp luật hết. Quy định đó thì các bác đã viện dẫn trên đây rồi. Nếu em nhớ không lầm thì bên Á Châu viện dẫn vào cái Nghị quyết 02/2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao để yêu cầu Tòa án phải xử vắng mặt. Vậy nên mới có câu nói: án dân sự xử sao cũng được.
     
    Lần tham gia của em không nhớ vào lần nào nhưng có chi tiết thế này: Thẩm phán yêu cầu Á Châu đăng báo 3 kỳ liên tiếp yêu cầu ông Y lên tòa giải quyết... nếu vẫn không lên thì Tòa sẽ lấy đó làm cơ sở để xử vắng mặt. Á Châu không làm thì sẽ đình chỉ trả lại đơn kiện. Á Châu không làm => đình chỉ.... => kháng cáo xử phúc thẩm => Giám đốc thẩm.

    Vấn đề gây tranh cãi ở đây là: địa chỉ của bị đơn theo luật quy định như thế nào. Tòa nói: địa chỉ của bị đơn mà nguyên đơn cung cấp không đúng, vì bị đơn đã bỏ đi khỏi nơi cư trú hiện không còn ở tại địa phương có xác nhận của công an... do đó không thể triệu tập được bị đơn, vì vậy yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ nào mà Tòa có thể triệu tập được bị đơn... Nếu không Tòa sẽ đình chỉ... lý do đình chỉ thường là... chưa đủ điều kiện khởi kiện (rất chung chung).

    Nguyên đơn Ngân hàng: Chúng em đã cung cấp địa chỉ của bị đơn, địa chỉ này là "nơi cư trú cuối cùng" của bị đơn theo hướng dẫn của Nghị quyết 02. Đề nghị Tòa xử vắng mặt để chúng em về báo cáo xếp đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau là để có cơ sở yêu cầu thi hành án... khi gặp được anh kia là chúng em nhờ các Chấp hành viên "chụp" ngay. Về nơi ở mới, đến Tòa còn không tìm ra thì làm sao chúng em tìm ra.

    Một vấn đề nữa mà em nêu ra các bác cho ý kiến nhé: Nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong luật tố tụng cũ thường là Tòa án làm thay cho đương sự (cái này 1 thẩm phán bảo em nhé), còn bây giờ, theo luật tố tụng mới đương sự phải tự cung cấp những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp. Vậy: "cung cấp địa chỉ nơi ở của bị đơn" để tòa tống đạt giấy triệu tập có phải là "chứng cứ" hay "nghĩa vụ cung cấp chứng cứ" hay không?               

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (17/05/2011) KhacDuy25 (19/05/2011)
  • #104250   21/05/2011

    bmiccomot
    bmiccomot

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo quy định của Luật dân sự quy định nơi Tòa án thụ lý là nơi:
    - Bị đơn đăng ký địa chỉ thường trú
    - Bị đơn đăng ký địa chỉ tạm trú có thời hạn
    - Nơi bị đơn cư trú mà bên Nguyên đơn có bằng chứng xác định được
    Do vậy nếu không xác định được bị đơn đang ở đâu thì Tòa án mà bạn nộp hồ sơ sẽ không thể nắm tóc mà xác định nguồn trả nợ cũng như tài sản phải thu hồi khi thi hành án giả sử là Nguyên đơn thắng kiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #104308   21/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    bmiccomot viết:
    Theo quy định của Luật dân sự quy định nơi Tòa án thụ lý là nơi:
    - Bị đơn đăng ký địa chỉ thường trú
    - Bị đơn đăng ký địa chỉ tạm trú có thời hạn
    - Nơi bị đơn cư trú mà bên Nguyên đơn có bằng chứng xác định được
    Do vậy nếu không xác định được bị đơn đang ở đâu thì Tòa án mà bạn nộp hồ sơ sẽ không thể nắm tóc mà xác định nguồn trả nợ cũng như tài sản phải thu hồi khi thi hành án giả sử là Nguyên đơn thắng kiện.


     Thân chào bạn!
     Theo quy định của BLTTDS năm 2004
     

    Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

     Trường hợp không xác định được bị đơn ở đâu để thi hành án, thì đây là nhiệm vụ của cơ quan thi hành án khi có quyết định thi hành án.
     Không thể vì không biết bị đơn đang ở đâu mà nguyên đơn không thể khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
     Với tình huống trên, Tòa án phải thụ lý vụ án và mở phiên tòa nếu xét thấy đủ điều kiện mà nguyên đơn cung cấp.
     Mọi người cho thêm ý kiến nhé!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #107577   03/06/2011

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Tôi cũng chứng kiến vài vụ ngân hàng đòi nợ nhưng bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú, và ngân hàng giải quyết bằng cách viết Đơn tố giác cho bên Cơ quan điều tra, thường là CA Quận, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
    Bởi vì việc vay ngân hàng rồi xù (dấu hiệu bỏ trốn) thì trong hồ sơ vay kiểu gì cũng có chỗ giả mạo .


    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #110100   14/06/2011

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Chuyện Ngân hàng thực ra cũng chẳng có gì mới. Tất cả là do nhân viên ngân hàng làm tay trong cho kẻ lừa đảo, chứ có phải cái kim đau mà không tìm được, ai chẳng có CMT, hộ khẩu. Nếu Ngân hàng làm đúng quy dịnh thì sao ai lừa được tiền ngân hàng, cứ bắt đền nhân viên có trách nhiệm liên quan là ổn hết.
     
    Báo quản trị |  
  • #166056   17/02/2012

    sgvewong
    sgvewong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 1 lần


    Mới đây, bản án này đã bị Tòa Dân sự TAND Tối cao hủy theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, chỉ trong trường hợp tòa đã thông báo cho bên bị đơn biết về việc khởi kiện của nguyên đơn mà sau đó bị đơn bỏ trốn thì tòa mới được quyền thụ lý, giải quyết. Còn trường hợp bị đơn đã bỏ đi nơi khác sinh sống trước khi tòa thụ lý như trường hợp cụ thể của ông Y. thì tòa cần phải đình chỉ giải quyết vì nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ của bị đơn.

    Phải đình chỉ để đảm bảo công bằng

    Không phải vô duyên cớ mà luật quy định nguyên đơn phải cung cấp địa chỉ của bị đơn. Nếu giải quyết án dân sự chỉ dựa vào các chứng cứ, tài liệu cùng sự trình bày của một bên nguyên đơn thì sẽ không đảm bảo được sự thật khách quan. Chỉ trừ trường hợp bị đơn biết bị kiện nhưng cố tình lẩn tránh, không đến tòa, còn lại việc tham gia tố tụng của bị đơn là rất cần thiết để làm sáng tỏ vụ việc và đảm bảo công bằng.

    Một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM

     

    Những ai hiểu và vận dụng pháp luật như “mấy vị này” thì xin thưa rằng "mấy vị" hãy về “chăn vịt” thì hơn. Bởi lẽ chẳng bao giờ có án để mà xử.



    Cập nhật bởi sgvewong ngày 17/02/2012 02:27:59 CH
     
    Báo quản trị |