Tổ trưng cầu ý dân do cơ quan nào thành lập và có bao nhiêu thành viên?

Chủ đề   RSS   
  • #612946 18/06/2024

    trinhvy179

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:18/06/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tổ trưng cầu ý dân do cơ quan nào thành lập và có bao nhiêu thành viên?

    Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân? Tổ trưng cầu ý dân có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân là gì?

    Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

    - Xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; thành lập Tổ trưng cầu ý dân ở từng khu vực bỏ phiếu;

    - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương;

    - Tổ chức việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở địa phương;

    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải đáp thắc mắc của cử tri và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện trưng cầu ý dân tại địa phương theo thẩm quyền;

    - Báo cáo tình hình tổ chức việc trưng cầu ý dân với Ủy ban nhân dân cấp huyện;

    - Nhận, kiểm tra báo cáo kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân do Tổ trưng cầu ý dân gửi đến; lập báo cáo kết quả trưng cầu ý dân tại địa phương mình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân.

    to-trung-cau-y-dan

    Tổ trưng cầu ý dân có bao nhiêu thành viên?

    Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì số lượng thành viên tổ trưng cầu ý dân được quy định như sau:

    Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

    - Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.

    - Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.

    - Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.

    Như vậy, Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên; đối với đơn vị vũ trang nhân dân thì Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên; trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân là gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

    - Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;

    - Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;

    - Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;

    - Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;

    - Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;

    - Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

    - Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

    - Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;

    - Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).

    Tóm lại, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thành lập Tổ trưng cầu ý dân với số lượng thành viên từ 9-11 người; riêng đơn vị vũ trang nhân dân thì từ 7-9 người; trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì 9-11 người. Tổ trưng cầu ý dân phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.

     

     
    27 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận