Tố cáo là gì? Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu?

Chủ đề   RSS   
  • #612264 01/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Tố cáo là gì? Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu?

    Tố cáo là gì? Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu? Và nếu có thì gửi tố cáo cho ai khi cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu?

    (1) Tố cáo là gì?

    Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo là việc cá nhân thực hiện theo thủ tục theo quy định để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

    Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo; người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo và người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

    Mục đích của việc tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    >>> Tải Mẫu đơn tố cáo mới nhất hiện nayhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-don-to-cao.doc

    (2) Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu?

    Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

    - Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    - Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    - Cơ quan, tổ chức

    Như vậy, dù cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác, hay nghỉ hưu không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì vẫn sẽ bị tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian còn là cán bộ, công chức, viên chức.

    (3) Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu thì gửi đơn cho ai?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:

    - Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;

    - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.

    - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;

    - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;

    - Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

    Có thể thấy, việc giải quyết tố cáo thường là do cấp trên trực tiếp của cá nhân bị tố cáo thụ lý và giải quyết, nếu người bị tố cáo là người đứng đầu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức của người bị tố cáo giải quyết.

    Đối với trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức (nghỉ việc, nghỉ hưu) thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết, nếu có liên quan đến cơ quan, tổ chức khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

    >>> Tải Mẫu đơn tố cáo mới nhất hiện nayhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-don-to-cao.doc

     
    594 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận