Mua bán nội tạng người đang là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, phát triển về mặt hình thức lẫn phương cách giao dịch và tất nhiên giá trị vật chất cũng từ đó tăng dần lên
Xem nội dung hình ảnh dưới đây bạn sẽ thấy được giá trị từng bộ phận trên cơ thể bạn:
* Hiện trạng
Thực tế cho thấy, không khó để tìm thấy những lời rao bán hay thông tin liên hệ mua bán thận trên mạng.
Theo phản ánh của Zing.vn, chỉ với lời rao ngắn ở nhóm “Hội Hiến - Ghép thận” trên mạng xã hội, chưa đầy một phút sau, sẽ có hàng chục cò mồi vào hỏi thăm và dụ dỗ để họ hỗ trợ đi bán giá cao. Tiếp đó là hành trình đi khắp các bệnh viện, làm đủ các xét nghiệm để phục vụ cho việc bán thận dưới hình thức hiến tạng nhân đạo.
Xuất hiện các webside ma kêu gọi hiến nội tạng với mục đích phi lợi nhuận nhưng thật ra ẩn dật đằng sau là thị trường mua bán mà bạn không ngờ tới. Thông qua các đường dây này, người bệnh có thể mua được nội tạng với giá rất cao, còn người bán tạng lấy danh nghĩa là 'hiến tặng' cũng chỉ nhận được khoản chi phí chưa bằng 1/2 so với thực tế người mua phải bỏ ra.
Từ đâu, mạng xã hội trở thành chợ thị trường cho những người có nhu cầu trao đổi với nhau một cách công khai như vậy?
* Nguyên nhân sâu xa của vấn nạn mua bán tạng là do cầu vượt quá cung
Việc “nghiêm cấm hoàn toàn” mua bán, kinh doanh nội tạng là do những hệ quả khôn lường về mặt xã hội và nhân đạo, đặc biệt nó có liên quan đến tội phạm mua bán người - một trong những loại tội phạm được cả thế giới quan tâm ngăn chặn hiện nay.
* Pháp luật về mua, bán nội tạng
Việt Nam đã quy định về vấn đề này cụ thể trong điều 11 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 như sau:
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
|
>>> Vì vậy các trường hợp vì túng quẫn, khó khăn mà bán các bộ phận thuộc cơ thể người là hành vi Luật pháp Việt Nam cấm.
* Để xác định đó có phải là bị ép lấy mô tạng bán hay không luật cũng quy định cụ thể.
Quy định tại điều 5 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì chỉ những người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, nếu không đủ các điều kiện trên, sẽ bị nghiêm cấm hiến, lấy và ghép tạng.
Bên cạnh đó, việc hiến tặng mô, tạng còn phải bảo đảm nguyên tắc: Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; Không nhằm mục đích thương mại; Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, việc hiến, lấy, ghép tạng còn phải tuân thủ quy định tại Điều 11 nêu trên.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định riêng một tội danh mới “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” tại Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:
1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì mục đích thương mại;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với 06 người trở lên;
d) Gây chết người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
* Hậu quả để lại:
Hệ quả, rất nhiều trường hợp gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có thể mất tới 41% sức khỏe, tiền bán còn không đủ tiền thuốc, thậm chí là thương tật vĩnh viễn, mất luôn khả năng lao động nữa. Bi kịch hơn, hầu hết những người rao bán thận, nội tạng... đều không biết mình đang thực hiện một hành vi mà pháp luật không cho phép.
Thực tế, đây vẫn là vấn nạn mà cơ quan chức năng kiểm soát không hết, chính những lợi nhuận mà hành vi này mang lại mà nhiều người bất chấp hậu quả.
>>> Cần minh bạch hóa quá trình hiến - nhận nội tạng, tức là phải công khai rõ ràng thông tin người cho và người nhận nội tạng.
Không ai có thể phủ nhận, ghép tạng để chữa bệnh ở người là một trong những thành tựu y học vĩ đại của thế kỷ XX và đã cứu sống rất nhiều người bệnh. Nhưng mặt trái của ghép tạng - mua bán tạng người - đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với nhiều quốc gia trên thế giới, không riêng gì Việt Nam.
Đánh đổi lợi ích ngắn ngủi mà hậu quả cả đời, bạn đủ bình tĩnh để nhận ra giá trị thực mà bạn đáng gìn giữ là gì?