Tình tiết giảm nhẹ được hiểu như thế nào trong xét xử hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #500532 26/08/2018

    Tình tiết giảm nhẹ được hiểu như thế nào trong xét xử hình sự?

    Theo quy định của Bộ luật Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: 

    “Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; 

    l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

    m) Phạm tội do lạc hậu;

    n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

    p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    r) Người phạm tội tự thú;

    s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

    t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

    u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

    x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

    Tuy nhiên có một vụ án về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy, và người phạm tội xin được xem xét tình tiết giảm nhẹ là đã từng cứu người đuối nước để tránh án tử hình. Lúc này cần xem xét lại quy định của luật về tình tiết giảm nhẹ là gì. Dù hiểu theo phương diện nào thì tình tiết giảm nhẹ đó cũng phải liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi phạm tội, hoặc chí ít phải là tình tiết về nhân thân mà Bộ luật hình sự 2015 vừa bổ sung vào. 

    Xét thấy việc cứu người chết đuối của người phạm tội là hành vi tốt, tuy nhiên không thể xếp hành vi này vào một trong những tình tiết giảm nhẹ tội Vận chuyển trái phép chất ma túy được, vì theo quan điểm của mình, việc cứu người chết đuối là một hành vi mang tính chất đạo đức bắt buộc phải làm khi là con người, nên nó không thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án này được. 

    Các bạn nghĩ thế nào về tình tiết trên?

     
    9468 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500561   26/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo mình thì việc cứu người nên được xem là tình tiết giảm nhẹ cho tội phạm. Đó là một hành động tốt, đáng được tôn vinh, trân trọng. Nói cứu người là việc bắt buộc phải làm khi nhìn thấy người ta đang bị đuối nước là không đúng. Nói là bắt buộc thì phải có sự ràng buộc giữa hai bên. Nếu không thực hiện thì sẽ phải chịu sự trừng phạt. Nhưng thực tế, thấy người đang đuối nước mà không cứu thì có chịu sự trừng phạt nào không?
    Hành động cứu người nên được xem xét là tình tiết giảm nhẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #500565   26/08/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Vậy là bạn chưa đọc hết Điều này rồi vì tại Khoản 2 của Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 còn có quy định như sau:

    Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    ……

    2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.”

    Theo như quy định tại Khoản này thì trường hợp người thực hiện hành vi tội phạm trong quá khứ đã từng có hành động cứu người đuối nước thì vẫn có thể được Tòa án xem xét là một tình tiết giảm nhẹ bạn nhé.

    Nói thêm một chút về trường hợp này thì người phạm tội nếu muốn được giảm từ án tử hình xuống án chung thân thì cần phải có ít nhất là 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 mà bạn đã nêu ở trên. Việc được Tòa án xét hành vi cứu người đuối nước là tình tiết giảm nhẹ vẫn chưa đủ để người đó được xem xét giảm khung hình phạt xuống khung hình phạt liền kệ nhẹ hơn trong trường hợp này. Căn cứ pháp lý để mình nói như vậy là tại Khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể tại điều này có nói như sau:

    Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

    1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.”

    Từ những phân tích ở trên thì mình nhận thấy việc BLHS 2015 có quy định rằng Tòa án có thể xem xét tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ dường như là quy định có cũng như không bởi vì như tại trường hợp này ta thấy, hành vi cứu người đuối nước có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ nhưng nó lại ko có tác dụng trong việc giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội. Vậy việc pháp luật quy định như vậy để làm gì thì mình cũng ko rõ, chắc ko phải là để làm đẹp hơn cho bản án của người phạm tội đâu. hihi

     
    Báo quản trị |  
  • #579911   29/01/2022

    Tình tiết giảm nhẹ được hiểu như thế nào trong xét xử hình sự?

    Việc áp dụng những tình tiết giảm nhẹ vào trong việc xét xử các vụ án hình sự là sự nhân đạo trong xét xử. Tùy vào từng trường hợp mà tòa án sẽ thực hiện việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ sao cho phù hợp nhất tới từng đối tượng, tình huống cụ thể. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579953   29/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tình tiết giảm nhẹ được hiểu như thế nào trong xét xử hình sự?

    Theo mình thì hành vi cứu người trong một vụ việc không liên quan thì không nên được xem là tình tiết giảm nhẹ, theo Bộ luật hình sự thì cũng có quy định người nào không cứu người trong khi có khả năng cứu mà dẫn đến người bị nạn chết thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Nên việc cứu người khi có khả năng nó giống như một lẽ thường tình vậy.

     
    Báo quản trị |