Vấn đề thứ nhất: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH nhiều thành viên thành công ty cổ phần, anh/chị kiểm tra theo hướng dẫn sau đây của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP:
https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/chuyen-doi-thanh-cong-ty-co-phan-trong-cong-ty-tnhh-ntv/307.html
Vấn đề thứ hai: Tính pháp lý của các hợp đồng khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của công ty sẽ không làm thay đổi mã số thuế. Mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp sẽ theo công ty anh/chị từ ngày thành lập đến ngày chấm dứt tồn tại doanh nghiệp. Do đó, việc thay đổi loại hình doanh nghiệp/ thay đổi tên công ty hoàn toàn không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó. Chính vì thế, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm với hợp đồng được ký trước đây anh/chị nhé.
Để đảm bảo tính thống nhất với loại hình doanh nghiệp/ tên công ty hiện tại, anh/chị có thể ký phụ lục hợp đồng để điểu chỉnh thông tin của hợp đồng đã ký trước đó (khuyến khích chứ không bắt buộc). Phụ lục hợp đồng ở đây sẽ ghi nhận rõ nội dung thay đổi của hợp đồng được ký kết trước đó.
Ví dụ: “Điều x
Sau khi xem xét và thỏa thuân, hai bên đi đến thống nhất ký Phụ Lục HĐMB số....... về …………..đối với hợp đồng đã ký số ….., ngày……, tháng……năm………để thay đổi một số nội dung sau đây:
- Tên công ty:…..
- Loại hình công ty:…..
- …..
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT gửi đến anh/chị mẫu Phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng theo link sau:
https://thuvienphapluat.vn/hopdong/147/PHU-LUC-THAY-DOI-THONG-TIN-HOP-DONG
Anh/chị có thể tham khảo thêm các mẫu trên mạng internet nữa nhé.
Để đảm bảo thống nhất trong quá trình thực hiện nội dung hợp đồng, hai bên cũng có thể thỏa thuận một văn bản ghi nhận nội dung thay đổi trên của công ty anh/chị nhé (nếu các bên không muốn ký kết một Phụ lục hợp đồng).
Hoặc ít nhất, trong trường hợp có sự thay đổi trên, đơn vị của anh/chị phải có một văn bản để thông báo cho bên phía đối tác biết về sự thay đổi của mình để thuận tiện cho quá trình làm việc giữa các bên.