Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông có bị xử lý hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #598925 22/02/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông có bị xử lý hình sự?

    Sự kiện bất ngờ được quy định tại Điều 20 của Bộ luật hình sự như sau:
     
    Điều 20. Sự kiện bất ngờ
     
    Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
     
    Theo đó, khi điều khiển phương tiện giao thông mà xảy ra tai nạn giao thông nhưng do tình huống bất ngờ xảy ra, bên cạnh đó người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đúng quy định của Luật giao thông đường bộ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
     
    Trường hợp chịu trách nhiệm hình sự khi người tham gia giao thông vi phạm về luật giao thông đường bộ và gây tai nạn với lỗi cố ý, hoặc nếu vô ý thì họ phải thấy được trước hậu quả của hành vi mình gây ra.
     
    Phương tiện giao thông được pháp luật quy định là một nguồn nguy hiểm cao độ, do đó người sở hữu, sử dụng bị ràng buộc nhiều trách nhiệm. Căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)
     
    Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
     
    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
     
    2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” 
     
    Căn cứ tại Khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới:
     
    3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    Theo đó, người gây tai nạn giao thông không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi; thiệt hại xảy ra do bên bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình và thiệt hại xảy ra trong trường hợp người gây thiệt hại gặp tình huống bất ngờ không thể lường trước được cũng không thể thấy được hậu quả về hành vi đó.
     
    Vậy, không phải trường hợp nào gây tai nạn cũng phải chịu chế tài hình sự mà cần phải xác định những người có liên quan khi tham gia giao thông có tuân thủ đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ hay không để xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường về mặt dân sự.
     
     
     
    2161 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598938   22/02/2023

    Tình huống bất ngờ trong tai nạn giao thông có bị xử lý hình sự?

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. Qua bài viết mình biết thêm được thông tin không phải trường hợp nào gây tai nạn cũng phải chịu trách nhiệm hình sự mà có trường hợp chỉ bị xử phạt hành chính hoặc phải bồi thường về mặt dân sự. 

     
    Báo quản trị |