Hiện tại mình có quan hệ buôn bán qua mạng với một người khác, và cũng hơi chủ quan khi sau thời gian đầu tin tưởng mình đã không bảo người này ghi giấy tờ tài liệu đàng hoàng nữa. Bây giờ người này thua cá độ và trốn mình từ tháng 7 đến giờ không trả, và mình muốn thu hồi số tiền hàng mình đã bán cho họ qua mạng thì họ không chịu trả và bảo tài khoàn facebook ai muốn nói cũng được, không có bằng chứng cụ thể gì hết. Hiện tại ngoài tin nhắn facebook thì mình không có bằng chứng khác để chứng minh là người đó đã mua đồ của mình, vậy mong mọi người xem xét giúp ạ.
Chào bạn, với những dữ liệu bạn cung cấp, tôi xin đưa ra ý kiến để thảo luận.
Căn cứ vào Luật Giao dịch điện tử 2005
Điều 10. Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
Theo quy định hiện hành, tin nhắn facebook là trao đổi đổi dữ liệu điện tử nên là thông điệp dữ liệu
Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản
Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Điều 13. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Như vậy, thông điệp dữ liệu mà ở đây là tin nhắn facebook được pháp luật thừa nhận đầy đủ giá trị của nó, trong đó có giá trị làm chứng cứ theo điều 14:
Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chứng cứ được xác định như sau:
Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
Điều 95. Xác định chứng cứ
1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vậy, để tin nhắn facebook làm chứng cứ thì cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về xuất xứ của nó, tức là tin nhắn đó có đúng là của người vay không. Dựa trên các yếu tố:
· Thông tin cá nhân của tài khoản facebook
· Cách mà người vay dùng facebook để thực hiện các giao dịch, liên lạc cho người khác thể hiện nội dung thừa nhận mình là chủ tài khoản đó.
|