Tìm hiểu về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản? (Phần 2)

Chủ đề   RSS   
  • #611925 24/05/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Tìm hiểu về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản? (Phần 2)

    Trong quá trình đấu giá tài sản, có những chủ thể nào tham gia vào hoạt động này? Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được pháp luật quy định như thế nào?

    Các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản bao gồm:

    1. Đấu giá viên

    2. Hội đồng đấu giá tài sản

    (Phần tiếp theo)

    3.  Người có tài sản đấu giá

    a. Người có tài sản đấu giá là gì?

    Căn cứ khoản 5 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định:

    Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    b. Quyền và nghĩa vụ của người đấu giá tài sản?

    Theo Điều 47 Luật Đấu giá tài sản 2016 quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá:

    * Người có tài sản đấu giá có các quyền sau đây:

    • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;
    • Tham dự cuộc đấu giá;
    • Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 của Luật Đấu giá tài sản 2016;
    • Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 của Luật này;
    • Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự;
    • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    * Người có tài sản đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:

    • Chịu trách nhiệm về tài sản đưa ra đấu giá;
    • Ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản;
    • Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật;
    • Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    4. Người tham gia đấu giá

    a. Người tham gia đấu giá là gì?

    Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Luật Đấu giá tài sản 2016 thì: Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    b. Địa vị pháp lý của người tham gia đấu giá tài sản

    Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có nguyện vọng, nhu cầu tham gia đấu giá. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 38 Luật đấu giá tài sản 2016, những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá:

    • Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
    •  Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
    • Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
    • Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản này;
    • Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.

    Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Theo Luật đấu giá tài sản 2016, khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 5% (năm phần trăm) và tối đa là 20% (hai mươi phần trăm) giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho tổ chức đấu giá tài sản. Trong trường hợp người tham gia đấu giá tài sản là người mua được tài sản đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được tài sản, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người tham gia đấu giá tài sản sau khi cuộc đấu giá kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu người đăng ký tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì khoản tiền đặt trước đó thuộc về tổ chức đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    (Nội dung bài viết này được tham khảo và trích dẫn từ nhiều nguồn có liên quan khác nhau, nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá tài sản).

     
    115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận