Tìm hiểu vấn đề pháp lý xung quanh hướng dẫn viên du lịch

Chủ đề   RSS   
  • #497779 25/07/2018

    Tìm hiểu vấn đề pháp lý xung quanh hướng dẫn viên du lịch

    Mình có thắc mắc về vấn đề hướng dẫn viên du lịch mong nhận được giải đáp các bạn:

    - Theo Khoản 3, Điều 58, Luật Du lịch 2017 về Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch:

    "3. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

    a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

    b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

    c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch"

    và theo Khoản 3, Điều 59 của luật này quy định:

    "3. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:

    a) Điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

    b) Đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức"

    Hiện nay, với công ty sử dụng những người địa phương tự tạo lập tour và hướng dẫn khách du lịch tham quan địa phương nơi họ sinh sống thì mình thắc mắc là những người dân địa phương như vậy không qua đào tạo, thi chứng chỉ thì có trái pháp luật không? Tại đây là mô hình với ở Việt Nam nên mình còn nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này. Mong nhận được sự quan tâm của các bạn.

     
    2401 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #497788   25/07/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo mình là không trái luật nha ad...vì trong trường hợp mà bạn đưa ra thì nói về việc cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Mà hướng dẫn viên du lịch tại điểm là hướng dẫn viên du lịch được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch. Vì vậy với trường hợp này thì người dân địa phương sẽ được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch khi có đủ các điều kiện tại Khoản 3 Điều 59 như ad đã nêu là:

    “- Điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

    - Đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức”

    Theo đó, tại điểm a,b,c Khoản 1 Điều 59 có quy định về các điều kiện như sau:

    - Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

    Từ các quy định trên có thể thấy người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tải điểm thì không bắt buộc phải có trình độ trung cấp, cao đẳng hay đại học.

    Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm thì chủ yếu họ chỉ cần có sự hiểu biết đối với nơi mà họ sẽ hướng dẫn và có đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được cấp thẻ. Có chăng, trở ngại lớn nhất với họ trong trường hợp này là vượt qua được kỳ kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức mà thôi.

    Theo quan điểm của mình thì quy định này là hợp lí bởi đối với các khu du lịch ở một địa phương nào đó thì hẵn là người dân nơi đó sẽ am hiểu khu vực của họ sinh sống hơn là những người ở nơi khác nên việc cấp thẻ cho họ mà không đòi hỏi quá gắt gao về trình độ là phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #497793   25/07/2018

    Cảm ơn bạn đã quan tâm.

    Tại thời điểm triip.me hoạt động cách đây 4-5 năm thì lúc đó vẫn sử dụng Luật Du lịch 2005, tức là chưa có hướng dẫn viên du lịch tại điểm mà triip.me vẫn hoạt động bình thường. Phải chăng người dân địa phương không nên được coi là hướng dẫn viên trong trường hợp này?

     
    Báo quản trị |