Tiêu chuẩn được thi chuyên viên chính?

Chủ đề   RSS   
  • #522315 30/06/2019

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Tiêu chuẩn được thi chuyên viên chính?

    Nội dung này chúng ta căn cứ theo Thông tư 11/2014/TT-BNV. Cụ thể:

    Điều 6. Ngạch chuyên viên chính

    1. Chức trách

    ....

    2. Nhiệm vụ

    ...

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

    a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ, công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;

    b) Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; xây dựng các đề án, dự án, chương trình công tác; đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành;

    c) Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; trình bày và bảo vệ được các ý kiến, nội dung đề xuất; giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao theo dõi, quản lý;

    d) Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đang công tác; thực hiện, đề xuất các biện pháp kiểm tra, đánh giá;

    đ) Tổ chức phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;

    e) Nắm được tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;

    Điểm g được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV

    "g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể như sau: 

    - Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì phải thành lập Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia xây dựng của người có thẩm quyền. 

    - Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt. 

    - Có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì hoặc tham gia xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật, gồm: dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện".

    Điểm h được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

    "h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng)".

    4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

    a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;

    Điểm b được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

    "b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công"

    Điểm c được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

    "c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số"

    Điểm đ được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

    d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương”. 

     
    47753 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    enychi (01/09/2020) tcktbvq11 (01/09/2020) Nhaquynh767 (10/06/2020) Xmen-8711 (17/12/2019) ThanhLongLS (01/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536137   31/12/2019

    Bạn tham khảo!

    Ngạch chuyên viên chính (mã số ngạch 01.002), là ngạch công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị; tham mưu, tổng hợp xây dựng hoặc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

    Điểm h, Khoản 3, Điều 6 Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 9/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 của Bộ Nội vụ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2017, như sau: …Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 1 năm (đủ 12 tháng).

    Thời gian giữ ngạch chuyên viên được tính từ khi bổ nhiệm ngạch chuyên viên cho đến khi chuyển sang ngạch khác (không tính thời gian tập sự, thử việc).
    So sánh giữa viên chức được bổ nhiệm chức danh giảng viên (trước đây là ngạch giảng viên) tại các trường cao đẳng, đại học công lập, với công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên (mã số ngạch 01.003) tại các cơ quan Nhà nước, thì thấy trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tương đương nhau (phải có bằng đại học, sau đại học), mặc dù được xếp lương theo thang lương, bảng lương khác nhau, nhưng có hệ số lương ở các bậc lương như nhau, chênh lệch hệ số tiền lương giữa hai bậc liền kề như nhau, số bậc lương trong thang lương như nhau. Vì vậy, theo luật sư, chức danh nghề nghiệp giảng viên (ngạch giảng viên) được coi là ngạch tương đương với ngạch chuyên viên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honglyt.dongthap@gmail.com vì bài viết hữu ích
    enychi (01/09/2020)
  • #539462   27/02/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Qua đây mình cũng chia sẻ thêm thông tin Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính  được áp dụng với công chức chuyên ngành hành chính. Vậy còn đối với viên chức thì áp dụng văn bản nào để xác định tiêu chuẩn? Tại Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi Thông tư 11/2014/TT-BNV có nêu:

    "2.Viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng, kế hoạch, tài chính và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức"

    Như vậy, có thể áp dụng thông tư trên để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hành chính nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    enychi (01/09/2020)
  • #556875   31/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định như sau:

    Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
     
    a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
     
    b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
     
    c) Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
     
    d) Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
     
    đ) Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
     
    Như vậy, cơ ban không chỉ đối vơi chuyên viên chính mà những chuyên viên cấp cao cũng đạt dược tối thiểu những điều kiện về tiêu chí nêu trên, thục tế những ngành nghề như chuyên viên, hay cán bộ cấp cao việc biên chế và thuyên chuyển nhiều, nên việc lựa chọn và đánh giá tiêu chí cho những chức danh này
     
    Thật sự nghiêm ngặt, và có những đánh giá khách quan, không vụ lợi hoặc không thay thế những người khong đủ tiêu chuẩn nêu trên và vị trí như vậy, nếu thế để lại nhiều hệ lụy cho những giai doạn tuyển chọn sau.
     
    Bên cạnh đó, việc lựa chọn tiêu chí về tư tưởng đạo đức thì đòi hỏi kinh nghệm chứng chỉ cũng cần thiết, vì tài đi với đức mới toàn diện.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    enychi (01/09/2020)
  • #559213   29/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính, bao gồm:

    1. Chuyên viên cao cấp - Mã số ngạch: 01.001

    2. Chuyên viên chính - Mã số ngạch: 01.002

    3. Chuyên viên - Mã số ngạch: 01.003

    4. Cán sự - Mã số ngạch: 01.004

    5. Nhân viên - Mã số ngạch: 01.005

    (Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-BNV)

     
    Báo quản trị |