Tiêu chí xác định hộ nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020

Chủ đề   RSS   
  • #476511 29/11/2017

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Tiêu chí xác định hộ nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020

    Hộ nghèo tiếp cận đa chiều (hộ nghèo đa chiều) được xác định dựa trên các tiêu chí về thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Các tiêu chí này được xác định dựa trên quy định của Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ban hành ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính Phủ, quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:

    Với tiêu chí về thu nhập, Quyết định quy định chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng.

    Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, Quyết định nêu rõ, các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

    Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

    Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ LĐTB&XH đã xây dựng và đề xuất 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều tương ứng là: giáo dục người lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, hố xí, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lường này được trình bày trong Bảng dưới đây:

     

     Bảng: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam                               

     

    Chiều nghèo

    Chỉ số đo lường

    Mức độ thiếu hụt

    Cơ sở pháp lý

    1) Giáo dục

    1.1 Trình độ giáo dục của người lớn

    Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

    Hiến pháp 2013

    NQ 15/NQ-TW

    Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP)

    1.2 Tình trạng đi học của trẻ em

    Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học

    Hiến pháp 2013.

    Luật Giáo dục 2005.

    Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    2) Y tế

    2.1 Tiếp cận các dịch vụ y tế

    Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/ chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường)

    Hiến pháp 2013.

    Luật Khám chữa bệnh 2011.

    2.2 Bảo hiểm y tế

    Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế

    Hiến pháp 2013.

    Luật bảo hiểm y tế 2014.

    NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    3) Nhà ở

    3.1. Chất lượng nhà ở

    Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

    (Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

    Luật Nhà ở 2014.

    NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    3.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người

    Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

    Luật Nhà ở 2014.

    Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

    4) Điều kiện sống

    4.1 Nguồn nước sinh hoạt

    Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

    NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    4.2. Hố xí/nhà vệ sinh

    Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

    NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    5) Tiếp cận thông tin

    5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông

    Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

    Luật Viễn thông 2009.

    NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    5.2 Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

    Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

    Luật Thông tin Truyền thông 2015.

    NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

    (Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

    Quy định cụ thể tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ban hành ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính Phủ như sau:

    Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

    1. Các tiêu chí về thu nhập

    a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

    2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

    a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

    b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.”

     
    20457 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Loando1107 vì bài viết hữu ích
    admin (08/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận