Tiêu chí của doanh nghiệp xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #576100 02/10/2021

    Tiêu chí của doanh nghiệp xã hội

    Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội đã được công nhận về mặt pháp lý trong Luật Doanh nghiệp 2014 và tiếp tục được kế thừa tại Luật Doanh nghiệp 2020.

    Tiêu chí của Doanh nghiệp xã hội:

    Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng những tiếu chí sau:

    . Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

    . Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

    . Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

    Như vậy, một doanh nghiệp là doanh nghiệp xã hội sẽ đáp ứng các điều kiện sau:

    - Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định

    Theo đó, doanh nghiệp xã hội sẽ lựa chọn 1 trong 4 loại hình doanh nghiệp sau: Công ty Cổ phẩn,Công ty TNHH, Công ty Hợp danh hay Doanh nghiệp tư nhân. Tiến hành lập hồ sơ theo đúng loại hình đã chọn, thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý đi vào hoạt động kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

    - Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng

    Hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp này không phải là mục tiêu trên hết mà thay vào đó là đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu. Mục tiêu xã hội sẽ là phục vụ những yêu cầu xã hội, như xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ đối tượng bị yếu thế, xử lý vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường, đào tạo cho những người khuyết tật… Đặc điểm này có thể gây nhầm lẫn với các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện hay tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn như hỗ trợ về mặt tài chính cho người nghèo, người lao động thất nghiệp… Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội xác định nhóm đối tượng mà doanh nghiệp cần trợ giúp, sau đó tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho họ từ chính lợi nhuận của doanh nghiệp, giải quyết tận gốc các vấn đề xã hội.

    - Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký

    Doanh nghiệp xã hội sẽ không thực hiện việc phân phối lợi nhuận như những doanh nghiệp thông thường mà sử dụng lợi nhuận đó để tái đầu tư với mục tiêu tiếp tục giải quyết vấn đề xã hội mà doanh nghiệp đề ra. Theo đó, ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp sẽ được dùng để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký. Với con số đó là nhằm mục đích tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội vừa đảm bảo có nguồn vốn thực hiện mục tiêu, huy động vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư.

     

     
    1478 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn buivy081 vì bài viết hữu ích
    admin (31/03/2023) ThanhLongLS (04/10/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576284   15/10/2021

    Tiêu chí của doanh nghiệp xã hội

    Bài viết rất hữu ích, mình xin bổ sung một số thông tin về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội như sau:

    Theo khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    - Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

    - Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

    - Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo tiêu chí của doanh nghiệp xã hội trong suốt quá trình hoạt động;

    - Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

    - Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

    Trên đây là quyền và nghĩa vụ riêng của doanh nghiệp xã hội bên cạnh quyền và nghĩa vụ chung của Doanh nghiệp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578460   26/12/2021

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp. Doanh nghiệp xã hội là một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận mà được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một/các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh mục tiêu kinh tế. Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp dùng để thực hiện mục tiêu xã hội, ngoài ra doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng như giáo dục, văn hoá, đào tạo nghề,…

     
    Báo quản trị |  
  • #579533   23/01/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Doanh nghiệp xã hội được hiểu là một tổ chức có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

    Mặc dù có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, tựu trung lại, doanh nghiệp xã hội có các đặc điểm chính như sau:

    Doanh nghiệp xã hội đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội rõ nét ngay từ khi thành lập;

    Sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng là phương tiện để đạt mục tiêu xã hội;

    Sử dụng phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để đầu tư trở lại tổ chức, cộng đồng và cho mục tiêu xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #579615   25/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Tiêu chí của doanh nghiệp xã hội

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Mô hình doanh nghiệp xã hội vì những lợi ích chung cho cộng đồng, tạo ra lợi ích kép, ngoài tạo việc làm, thu nhập... còn giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Vì vậy, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ thích hợp như tiếp cận vốn, hưởng ưu đãi thuế… để thúc đẩy mạnh mẽ doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

     
    Báo quản trị |