Tiếp tục thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023

Chủ đề   RSS   
  • #605546 21/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Tiếp tục thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023

    Ngày 20/9/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 Tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
     
    Theo đó, để thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đảm bảo việc triển khai một cách có hiệu quả Chính phủ yêu cầu thực hiện các công việc sau:
     
    tiep-tuc-thi-diem-xu-ly-no-xau-cua-cac-to-chuc-tin-dung-den-het-ngay-31-12-2023
     
    Phổ biến nội dung kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu 
     
    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức quán triệt nội dung về việc kéo dài thời hạn của Nghị quyết 42/2017/QH14 đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
     
    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt nội dung và việc kéo dài thời hạn của Nghị quyết 42/2017/QH14 đến các cơ quan, đơn vị, các cán bộ, công chức thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng và VAMC.
     
    - Bộ TT&TT tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị quyết 42/2017/QH14 và việc kéo dài thời hạn của Nghị quyết 42/2017/QH14.
     
    + Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương, địa phương, hệ thống thông tin cơ sở, các Sở TT&TT tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức về xử lý nợ xấu đến toàn bộ các tầng lớp nhân dân để khách hàng và các bên liên quan trong công tác xử lý nợ có ý thức và chủ động thực hiện.
     
    + Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi thông tin, kinh nghiệm xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm giữa các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro và xử lý tài sản, thu hồi nợ.
     
    Việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung nêu tại Điểm a, b, c nêu trên phải hoàn thành trước ngày 30/9/2023.
     
    Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thí điểm xử lý nợ xấu
     
    Triển khai các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14:
     
    (1) Giải quyết dứt điểm thi hành án còn tồn đọng đảm bảo thu hồi số tiền lớn
     
    - Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo Tổng cục thi hành án dân sự rà soát lại những vụ việc thi hành án còn tồn đọng, liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ để tập trung, ưu tiên giải quyết dứt điểm nhằm đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm thu hồi lớn nhất; đồng thời, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán án phí trong các vụ việc thi hành án theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 và quy định pháp luật có liên quan.
     
    - Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các tổ chức tín dụng được tra cứu, trích xuất.
     
    (2) Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức gây cản trở trong quá trình thu hồi nợ
     
    Kiên quyết xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trong quá trình thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; đảm bảo việc thu giữ xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ được diễn ra thuận lợi, theo quy định pháp luật.
     
    - Chỉ đạo Công an các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả “Quy trình công tác đảm bảo an ninh trật tự quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42” nhằm hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự cho các tổ chức tín dụng, VAMC trong quá trình thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo Nghị quyết 42/2017/QH14.
     
    (3) Tiếp tục thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu
     
    Tiếp tục thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và quy định pháp luật có liên quan.
     
    (4) Phân công trách nhiệm hỗ trợ quá trình tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu
     
    - UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tới các cấp chính quyền cơ sở (cấp phường, xã) để hướng dẫn thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14 và phân công trách nhiệm hỗ trợ quá trình tổ chức tín dụng, tổ chức mua, bán xử lý nợ xấu thực hiện phương án thu giữ tài sản bảo đảm;
     
    - Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự và chỉ đạo sở, ban, ngành trên địa bàn phối hợp có hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự đặc biệt đối với các vụ việc phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị và những vụ việc cần sự vào cuộc của các sở, ban, ngành tại địa phương.
     
    (5) Chỉ đạo các công ty thực hiện nghĩa vụ trả nợ/nghĩa vụ bảo lãnh
     
    Các Bộ, cơ quan chủ quản: Chỉ đạo các tập đoàn, công ty, đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ trả nợ/nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản vay mà các đơn vị đứng ra bảo lãnh cho các công ty con, công ty thành viên.
     
    (6) NHNN Việt Nam tiếp tục làm đầu mối xử lý nợ xấu
     
    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đầu mối triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 trong ngành Ngân hàng.
     
    - Triển khai thực hiện các giải pháp được nêu tại Phụ lục 01 đính kèm Báo cáo 174/BC-CP năm 2022 của Chính phủ tổng kết thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
     
    Xem thêm Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 ban hành ngày 20/9/2023.
     
    724 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận