Kết thúc phiên họp ngày 7/8/2017, cuối cùng tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 tăng 6,8%, tức tăng từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng. Đưa tiền lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng lần lượt từ vùng I đến vùng IV theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2017 quy định về mức lương tối thiểu vùng thì tiền lương đối với sinh viên mới ra trường 2018 là:
Vùng I
|
3.980.000 đồng/tháng
|
(tăng 230.000 đồng so với quy định hiện hành).
|
Vùng II
|
3.530.000 đồng/tháng
|
(tăng 210.000 đồng so với quy định hiện hành).
|
Vùng III
|
3.090.000 đồng/tháng
|
(tăng 190.000 đồng so với quy định hiện hành).
|
Vùng IV
|
2.760.000 đồng/tháng
|
(tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành)
|
Bên cạnh việc tăng mức lương tối thiểu vùng thì tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 1/1/2018 trở đi bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể:
Khoản tính đóng BHXH
1. Mức lương
2. Phụ cấp lương: Là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút
- Các phụ cấp có tính chất tương tự.
Khoản không tính đóng BHXH bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động 2012,
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Khoản hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, BNN và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.