Ai có tài sản bị hủy hoại?

Chủ đề   RSS   
  • #189341 28/05/2012

    vicongdong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Ai có tài sản bị hủy hoại?

    Theo Báo Tiền Phong ngày 28/05/2012

    TP – Công an TP Hà Nội lại mới khởi tố bị can một cán bộ của Tập đoàn y dược Bảo Long quanh uẩn khúc vụ án “Hủy hoại tài sản” tại TX Sơn Tây – Hà Nội.

    Ảnh hiện trường xảy ra vụ “huỷ hoại tài sản”

    Trong khi vụ chuyển nhượng vốn và tài sản giữa Cty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long (trụ sở TX Sơn Tây, Hà Nội, gọi tắt Tập đoàn Bảo Long) và Cty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (trụ sở Q. Đống Đa, Hà Nội, gọi tắt Tập đoàn Bảo Sơn) đang có tranh chấp khiến tốn nhiều giấy mực báo giới, Công an TP Hà Nội lại mới khởi tố bị can một cán bộ của Tập đoàn Bảo Long.

    Phá tường, chặt cây

    Hành vi đang bị coi là “phạm pháp” xảy ra ngày 27-10-2011, tại khu đất đã và đang có tranh chấp giữa Tập đoàn Bảo Long và Tập đoàn Bảo Sơn, thuộc xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội.

    Hôm đó, ông Đặng Quang Tuất – Chánh văn phòng Tập đoàn Bảo Long – đã thuê người phá dỡ một khúc tường rào, chặt một số cây lâu năm. Số tường rào, cây cối này nằm chắn sát trước mặt một ngôi nhà bốn tầng.

    “Việc phá dỡ nằm trong kế hoạch từ trước của ban lãnh đạo Tập đoàn Bảo Long, mục đích tạo đường vào thông thoáng cho ngôi nhà bốn tầng” – ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long cho biết.

    Thời điểm xảy ra vụ việc, “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm” được ký giữa Tập đoàn Bảo Long và Tập đoàn Bảo Sơn ngày 3-3-2011 (gọi tắt Hợp đồng Bảo Long – Bảo Sơn) chưa được thanh lý, bởi đang có tranh chấp.

    Phía Bảo Sơn cho rằng họ đã thanh toán đủ tiền cho Bảo Long, còn phía Bảo Long lại cho rằng Bảo Sơn mới thanh toán được một phần trong tổng số tài sản đôi bên thỏa thuận chuyển nhượng.

    Khởi tố?

    Khi có việc phá rào, chặt cây, phía Bảo Sơn cho rằng ông Tuất “hủy hoại tài sản của Bảo Sơn”; đại diện doanh nghiệp này đã gửi đơn tố cáo đến Công an TX Sơn Tây.


    Quyết định khởi tố bị can ông Tuất

    Ngày 5-11-2011, Cơ quan CSĐT Công an TX Sơn Tây đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, để điều tra về hành vi “hủy hoại tài sản” theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Sau đó, vụ án được chuyển cho Công an TP Hà Nội tiếp tục điều tra.Ngày 11-1-2012, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Quang Tuất. Tuy nhiên, quyết định này không được Viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn trong vòng 3 ngày như luật định. Viện KSND TP Hà Nội chỉ ra quyết định phê chuẩn khởi tố bị can ông Tuất sau… hơn 3 tháng, cụ thể là ngày 27-4-2012.Nhận quyết định khởi tố bị can, ông Tuất kêu oan, khẳng định hành vi của ông không cấu thành tội phạm. Ông Tuất không bị áp dụng biện pháp tạm giam, chỉ bị cấm đi khỏi nơi cư trú để hầu tra.
    Ai là chủ sở hữu tài sản bị hủy hoại?

    Câu hỏi này lẽ ra sẽ có câu trả lời từ TAND TP Hà Nội – cơ quan thụ lý giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp thành viên Cty” ngày 2-12-2011, nếu nguyên đơn là Tập đoàn Bảo Sơn không rút đơn khởi kiện vào ngày 5-4-2012.

    Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định quyết định khởi tố bị can phải được chuyển đến Viện kiểm sát cùng cấp trong vòng 24 giờ, và “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT”.

    Các PV Tiền Phong đã nghiên cứu Hợp đồng Bảo Long – Bảo Sơn, thì thấy số cây bị chặt và số tường rào bị phá ngày 27-10-2011 không nằm trong danh mục tài sản chuyển nhượng từ Bảo Long sang cho Bảo Sơn, được nêu trong Phụ lục của Hợp đồng.

    Điều cần nói thêm, bản Phụ lục Hợp đồng (được lập hai ngày sau khi đôi bên ký Hợp đồng) đến nay vẫn chưa được đôi bên ký vào. Vì vậy, không có căn cứ pháp lý để nhận định số tài sản bị phá hủy thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Sơn.

    Đáng chú ý, quyết định khởi tố bị can ông Tuất cũng không nêu ông Tuất hủy hoại tài sản của Tập đoàn Bảo Sơn, mà ghi là ông Tuất đã “thuê người phá dỡ 21,6 m tường và chặt hạ 05 cây xà cừ, 02 cây phượng vĩ của Cty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long”.

    Dư luận đông đảo những người theo dõi vụ việc đặt câu hỏi: Nếu tài sản “bị hủy hoại” vẫn thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Long, có lẽ nào việc ông Tuất làm đúng chức năng, nhiệm vụ, và theo đúng chủ trương của ban lãnh đạo Tập đoàn Bảo Long đã giao, lại cấu thành tội phạm “hủy hoại tài sản” của Tập đoàn này?!

    Tổ PV Pháp luật
    Cập nhật bởi vicongdong ngày 28/05/2012 08:34:45 CH

    Vì cộng đồng

     
    14393 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #196592   26/06/2012

    vicongdong
    vicongdong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thương vụ tranh chấp Bảo Long - Bảo Sơn: Những chiêu thức tàn bạo đã bị phơi bày.

    MẠNH TẤN

    Tập đoàn Y dược Bảo Long chuyên ngành sản xuất Đông dược, khám chữa bệnh và giáo dục đào tạo. Với 15 Công ty, Trường học, Bệnh viện trực thuộc. Sản phẩm Bảo Long không chỉ lưu hành toàn quốc mà còn xuất khẩu sang Liên bang Nga, Lastvia, Ucraina, Cộng hòa Séc… Đặc biệt tại Trung quốc (cái nôi của nền y học phương Đông) cũng đã cấp giấy phép cho “Bảo Long” thành lập chi nhánh và lưu hành sản phẩm mang tên: “Thanh Long” đặc trị bệnh Tiểu đường cùng một số thực phẩm chức năng tăng cường sinh lực và phòng, chữa bệnh.

      


    Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long với chức năng giáo dục và đào tạo đa cấp (Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông). Về văn hóa giảng dạy theo chương trình như các trường công lập, đồng thời kết hợp với huấn luyện võ thuật để đào tạo tài năng võ thuật trẻ cung cấp cho các giải khu vực, toàn quốc và quốc tế. Với phương châm đào tạo học sinh về văn hóa trên sàn trung bình, có sức khỏe tốt, đạo đức tốt, nghị lực dẻo dai, ý chí kiên nhẫn và tinh thần cao thượng. Đây là một mô hình độc đáo không chỉ trong nước mà trên toàn Đông Nam Á. Trường được hình thành từ năm 2007 nhân sự kiện Võ sư, Tiến sĩ Y học Nguyễn Hữu Khai tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm và làm việc tại Trung Quốc đã ký hợp đồng hợp tác với Học viện võ thuật Tiểu Long Thiếu Lâm Tự - Trung Quốc. Trong 3 năm đầu đã được các chuyên gia của Học viện Tiểu Long Thiếu Lâm Tự tới “Bảo Long” để hỗ trợ xây dựng Trường.


    Võ sư, Ts Y học Nguyễn Hữu Khai tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
    thăm và làm việc tại Trung Quốc tháng (5 năm 2007)
    Võ sư Trần Sơn Đông - Giám đốc học viện Võ thuật Tiểu Long Thiếu Lâm Tự - Trung Quốc
    tiếp võ sư Nguyễn Hữu Khai cùng phái đoàn Bảo Long tháng (5 năm 2007)

    Bệnh viện đa khoa  Bảo Long là nơi đến thân thiện của bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều. Đã điều trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo được các cơ quan truyền thông đăng tin ca ngợi là những điều kỳ diệu trong y học.
    Tập đoàn Y dược Bảo Long là một trong hai đơn vị trong cả nước được Cục  Sở hữu trí tuệ Việt Nam và tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bình chọn là đơn vị thành công trong việc xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu. Ngày 07/6/2011 Ts Nguyễn Hữu Khai - Tổng giám đốc Tập đoàn đã được mời dự và phát biểu tham luận tại Hội thảo quốc tế về: “Phát triển thương hiệu từ nhãn hiệu….”


    Bảo long- Nguyễn Hữu Khai luôn trong ấn tượng tốt đẹp và tin yêu của công chúng. vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 và phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ. Năm 2011 Đài truyền hình KenJa – Nhật Bản đã bình chọn Ts Nguyễn Hữu Khai là một trong 10 Doanh nhân nổi tiếng ở Việt nam và trong 500 Doanh nhân nổi tiếng Châu Á. Ngày 23 tháng 11 năm 2011 Nhà báo Hamada - Trưởng đoàn làm phim Đài truyền hình KenJa cùng các phóng viên Nhật Bản thông qua Bộ Ngoại giao nước ta đã tới Tập đoàn Y dược Bảo Long xây dựng một tiểu phẩm về kinh nghiệm vượt qua khó khăn để dẫn tới thành công và lời nhắn nhủ của Doanh nhân Nguyễn Hữu Khai với thế hệ trẻ Nhật Bản.


    Nhà báo Hamada - trưởng đoàn làm phim Đài truyền hình Kenja
     cùng các phóng viên Nhật Bản (ngày 23 tháng 11 năm 2011)

    Bảo Long luôn là đơn vị điển hình tiên tiến trong công tác xã hội hóa : Y tế, Văn hóa, Giáo dục và Thể thao. Được tôn vinh là: Thương hiệu mạnh Việt Nam; Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; Giải thưởng Sao vàng đất Việt; Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt; Vinh dự được Thủ tướng tặng Bằng khen và Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.




    TỪ HỢP TÁC NÂNG CẤP ĐẾN
    CHUYỂN NHƯỢNG VÀ TRANH CHẤP

     
    Do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài nhiều năm. Các doanh nghiệp trong đó có Bảo Long lâm vào hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Để giải toả sự cố này, “Bảo Long” buộc phải chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, bản quyền sản phẩm và pháp danh thương hiệu của 3 đơn vị trong 15 công ty, trường học, bệnh viện để lấy tiền trang trải công nợ và lấy vốn củng cố trụ vững những đơn vị còn lại. Tuy nhiên việc chuyển nhượng lại không được suôn sẻ, dẫn đến tình trạng tranh chấp bởi đối tác mang mưu đồ thôn tính, chiếm đoạt…!
    Đầu năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn – Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn đặt vấn đề hợp tác liên kết với “Bảo Long” đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa tiên tiến hiện đại, mang tầm Quốc tế. Nâng cấp xưởng sản xuất Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn GMP; Nâng cấp trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường Phổ thông đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Vấn đề này đã được “Bảo Long” và “Bảo Sơn” ký biên bản ghi nhớ ngày 12 tháng 02 năm 2011 và ông Nguyễn Trường Sơn đã công bố tại diễn đàn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/2011) trước gần 1.000 CBCNV, học sinh và đại biểu quan khách và tại buổi Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu -  Bộ trưởng Bộ Y tế cùng lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện Bộ Y tế tới thăm “Bảo Long” ngày 07/3/2011.
    CBCNV, học sinh “Bảo Long” vui mừng tin tưởng và một lòng, một dạ hướng theo ý tưởng và sự dẫn dắt của “Bảo Sơn” một cách vô tư thiếu thận trọng và hoàn toàn mất cảnh giác…! Sau đó “Bảo Sơn” biến việc liên kết đầu tư xây dựng nâng cấp thành chuyển nhượng, mua bán vốn cổ phần, tài sản cùng bản quyền thương hiệu của “Bảo Long”. Mỗi lần chi tiền trả cho giá  trị  tài  sản  chuyển nhượng là một vài lần đưa văn bản yêu cầu “Bảo Long” ký. Khi  “Bảo Long’ biết là “Bảo Sơn” không thực lòng như đã hứa hẹn thì cũng không ngừng được, bởi thà chấp nhận bị “Bảo Sơn” lừa dối còn hơn vay nợ không trả được để mang tiếng lừa người khác…!
    Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011với nội dung chính là “Bảo Long” chuyển nhượng cho “Bảo Sơn” 10 khoản được cụ thể sau mỗi dấu phảy: 100% vốn góp của các cổ đông có tên trong đăng ký doanh nghiệp; Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời; Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tài sản xây dựng trên đất; Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Cây cối hoa màu trong khuôn viên; Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bản quyền thương hiệu sản phẩm; Thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long; Thương hiệu trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long.
    Tổng số tiền chuyển nhượng (chưa kể thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long, trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long và bản quyền thương hiệu các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long) bằng: 355,658,760,782 tỷ đồng.
    Hiện “Bảo Sơn” mới trả cho “Bảo Long” giá trị tổng diện tích đất và một số nhà xưởng với tổng số tiền là: 227.513.174.701 đồng (Có văn bản phụ lục kèm theo).
    Sau khi Bảo Long nhẹ dạ cả tin ký một số văn bản. Bảo Sơn đã  thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp (thay hết thành viên của Bảo Long thành tên ông Nguyễn Trường Sơn cùng vợ con). Đồng thời khi thấy Bảo Long chấp thuận đề nghị của Bảo Sơn, đã thuê cơ sở ở An Khánh chuyển tới để giải phóng mặt bằng cho Bảo Sơn cải tạo nâng cấp thì ngày 23 tháng 8 năm 2011 lấy lý do là chuẩn bị cho kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. “Bảo Sơn” đã mời hơn 40 cơ quan truyền thông báo đài tới dự và công bố đã hoàn tất 100% việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Khi “Bảo Long” xác định lại thì “Bảo Sơn” trả lời là số tiền 227.513.174.701đ là đã trả cho toàn bộ giá trị của hợp đồng chuyển nhượng rồi…! Những công trình, tài sản hiện hữu hàng trăm tỷ đồng, những giá trị thương hiệu hàng ngàn tỷ đồng của “Bảo Long” trong tình thế bị “Bảo Sơn” dùng thủ đoạn tinh xảo để chiếm đoạt.


    Đồn công an Đồng Mô đóng trong khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long

    “Bảo Long” chịu nhẫn, chịu nhục tới cùng cực  rồi buộc phải phản thế! Bởi: “cùng tắc biến, cực tắc phản”. Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai một thầy thuốc ưu tú được đông đảo công chúng tin yêu mến mộ, bên ông lại có hàng trăm đệ tử trung thành, quả cảm, một lòng một dạ sống chết vì Thầy. Với bản chất hiền lành, nhân hậu nhưng đã từng nhiều lần vượt qua sóng gió khắc nghiệt của đời thường và đã từng nhiều lần vượt lên từ đáy vực để gây dựng sự nghiệp y dược, võ thuật và giáo dục đào tạo đứng đầu cả nước. Ông lập tức ra lệnh và động viên CBCNV quay trở lại! Như một khối lò so bị nén quá chặt, nay được bật lên. Anh chị em “Bảo Long” bộc lộ tinh thần dũng mãnh. Không quản ngày đêm, nhanh chóng chuyển máy móc công cụ trở về khuôn viên Bảo Long.
    Với cái lý: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng chưa thực hiện xong. Bên mua chưa thanh toán sòng phẳng thì chưa bàn giao cơ sở! Thầy trò, huynh đệ “Bảo Long” thề quyết tử bảo vệ công lý cùng sự nghiệp của mình.
            “Bảo Sơn” với thái độ kẻ cả, trịch thượng, khinh người không chịu thương thuyết. Đã vô cảm, lạnh lùng lội trong mồ hôi, nước mắt của “Bảo Long”, thực hiện hàng loạt tội ác để triệt hại các thầy thuốc chân chính và hàng trăm người lao động lương thiện.Ngoài những thủ đoạn thâm hiểm, ranh mãnh mang tính nhà nghề. “Bảo Sơn” còn được một số công quyền tiếp tay để trấn áp, hành hạ, cưỡng bức “Bảo Long” như: Ông Phạm Xuân Ánh, ông Đinh Mạnh Hà - Cán bộ An ninh kinh tế (PA81) Công an TP Hà Nội, ông Ngô Quang Du, ông Phạm Hồng Hải Ninh - cơ quan An ninh điều tra (PA92) Công an TP Hà Nội, ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội, ông Trần Quang Lịch - Trưởng Công an thị xã Sơn Tây, ông Khuất Văn Tiến - Phó đồn Công an Đồng Mô thuộc Công an Thị xã Sơn Tây, ông Tạ Văn Hùng - Phó công an xã Cổ Đông, ông Nguyễn Văn Thới, ông Nguyễn Văn Tân - Công an xã Cổ Đông... Bảo Sơn còn cùng với Công an Thị xã Sơn Tây đặt Đồn Công an Đồng Mô vào giữa trung tâm khuôn viên “Bảo Long” để cùng với bảo vệ của Bảo Sơn hàng ngày soi mói, dòm ngó, “bới lông tìm vết” thổi phồng bóp méo sự thật, vu oan, buộc tội CBCNV Bảo Long. Có hôm hầu như tất cả cán bộ chủ chốt của “Bảo Long” bị cơ quan công quyền triệu tập xét hỏi. Nhiều cán bộ và cả Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai phải “nhốt” qua đêm! Những người chỉ biết làm thuốc cứu người lần đầu gặp nạn “được vạ má sưng!”. Nỗi xót xa, ai oán tràn ngập “Bảo Long”. Hoàn cảnh thực tại của “Bảo Long” hiện lên tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. (Trong hoàn cảnh nghèo khó để cứu chồng và vượt qua hoạn nạn, chị Dậu phải rứt ruột bán con, bán chó… Thật “may mắn” khi có người “ban ơn mua giúp” để rồi nỗi khổ lại chất chồng bởi thủ đoạn ép giá, chiếm đoạt và hành hạ tàn nhẫn của gia đình Nghị Quế cùng bọn quan làng…!).



    NHỮNG TRỌNG TỘI CHƯA ĐƯỢC XÉT XỬ
     
    Công ty cổ phần Tập đoàn y dược Bảo Long là một trong 15 đơn vị thuộc Tập đoàn y dược Bảo Long được dùng pháp danh đại diện Tập đoàn để thuê đất dự án tại khuôn viên “Bảo Long” và ký các văn bản, các hợp đồng đối ngoại. Bằng thủ đoạn lừa đảo khi chiếm đoạt được pháp danh và con dấu, ông Sơn cùng vợ con biết xấu hổ nên bần cùng lắm mới mang danh nghĩa của công ty này còn mọi chuyện đùn đẩy cho Nguyễn Tiến Lợi- Trưởng phòng hành chính của Bảo Sơn. Lợi được ông chủ và các bà chủ gắn cho một hư danh: “Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long”. Được “thăng tiến”, Lợi phởn chí liên tục mang pháp danh mới chiếm đoạt được để lừa dối các cơ quan chức năng và gây bao điều tai ương triệt hại “Bảo Long”.
    1. Ngày 19/10/2011, với v��n bản số229/2011/CV-GĐ “Bảo Sơn” mang pháp danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đề nghị Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội thu giấy phép các đơn vị trong khuôn viên “Bảo Long” (với lý do Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long là chủ sở hữu” không tiếp tục cho thuê đất và nhà xưởng) hòng “xóa sổ” các đơn vị này!
    2. Ngày 04/10/2011, bằng văn bản số215/2011/CV-GĐ mang danh nghĩa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đề nghị Công ty Điện lực Sơn Tây cắt hợp đồng mua điện, làm cả khuôn viên “Bảo Long” không có điện lưới sử dụng (trong đó có cả một bệnh viện hàng giờ, hàng phút lo việc giữ gìn sinh mệnh cho bệnh nhân).
    3. Trong khi còn nợ “Bảo Long” nhiều khoản với giá trị hàng ngàn tỷ đồng không chịu thanh toán, bằng hình thức lừa đảo ký hợp đồng cho vay tiền (nhưng chỉ giải ngân một phần) rồi chiếm đoạt toàn bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các đơn vị thuộc “Bảo Long” và phá mối quan hệ, làm mất uy tín của “Bảo Long” với ngân hàng và cổ đông nhằm đưa “Bảo Long” vào tình trạng kiệt quệ về tài chính.
    4. Mang danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị “Bảo Long”, thu hẹp việc sử dụng giảng đường và ký túc xá, gây khó khăn làm cho trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long không đủ điều kiện hoạt động (khiến cho hàng trăm võ sinh năng khiếu thất học).
    5. Ngày 17 tháng 6 năm 2011, bằng thủ đoạn lừa đảo, ông Nguyễn Trường Sơn đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, bỏ hết các thành viên cũ thay bằng tên mình cùng vợ và các con. Đồng thời bỏ chức năng sản xuất thuốc khiến cho các sản phẩm thuốc được đông đảo quý khách trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng với giá trị hàng chục tỷ đồng bị vô hiệu.
    6. Chiếm đoạt pháp danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long rồi mang danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý thuốc của “Bảo Long” trên toàn quốc khiến cho hàng trăm thầy thuốc chân chính, hàng ngàn người lao động lương thiện thất nghiệp và làm hàng vạn bệnh nhân mất cơ hội chữa bệnh.
    7. Mang chiêu bài đầu tư, liên kết sản xuất kinh doanh với “Bảo Long” để nắm giữ tư liệu tài chính, rồi chuyển toàn bộ hóa đơn chứng từ sổ sách lưu trữ trong nhiều năm qua của “Bảo Long” cho cơ quan chức năng để rà xét, truy cứu việc nộp thuế Nhà nước và các lỗi trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của “Bảo Long”. Đây là một hành vi dã man và đê tiện chưa từng có.
    9. Mang pháp danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long  cố tình làm sai quy chế để “được phạt”ở mức độ nặng nhất (thu giấy phép, đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc vĩnh viễn) nhằm bóp chết hẳn lĩnh vực sản xuất thuốc của Công ty này. Ông Sơn đã hủy hoại một thương hiệu giá trị ngàn vàng được tôn vinh là: “niềm tự hào thương hiệu Việt”...!
    10. Cố tình được chương trình Thời sự của đài truyền hình VTV1 đưa tin về việc làm sai qui chế dược chính và bị thu giấy phép, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, khiến đông đảo người xem truyền hình hiểu lầm là cả Tập đoàn “Bảo Long” bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ít ai hiểu được đó chỉ là một công ty của “Bảo Long” bị bố con ông Sơn chiếm đoạt và đang trực tiếp quản lý. Với mưu đồ giết người này, bố con ông Sơn chỉ mất một khoản tiền nộp phạt và đăng tin, còn “Bảo Long” đã bị không ít khách hàng hiểu lầm dẫn đến việc sản xuất kinh doanh và khám chữa bệnh bị ngưng trệ!
    11. Dùng xảo thuật lừa đảo, luồn lách chiếm đoạt pháp danh, thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long rồi đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sau đó cho ngưng hoạt động. Ông Sơn không ghê tay, rợn gáy khi đã bóp chết một công ty sản xuất thuốc nay lại xóa sổ một Bệnh viện, làm hàng vạn người mất cơ hội chữa bệnh, hàng trăm thầy thuốc chân chính và hàng ngàn người lao động lương thiện mất việc làm! Một tội ác chưa từng có trên lịch sử loài người…!
    12. Ngày 24/12/2011, trong lúc “Bảo Long” đang chuẩn bị tổ chức Lễ Bế mạc giải Vô địch Võ thuật Cổ truyền các tỉnh phía Bắc, đồng thời tổ chức tổng kết năm 2011 kết hợp với hội nghị đại hội đồng cổ đông và hội nghị khách hàng thì “Bảo Sơn” đã thuê người mang máy múc đến để đào đường sát hội trường, hòng phá việc tổ chức các đại lễ trên. Những người thợ có lương tri được phân tích đã vui vẻ bỏ việc. 16 h30’ ngày 26/12/2011, “Bảo Sơn” lại thuê một đội quân gồm máy múc và xe chở đất ầm ào kéo tới khuôn viên “Bảo Long”…! Đây là một hành vi vô cùng tàn bạo nhưng hết sức đê hèn. Chúng muốn cài đặt tội lỗi, muốn kiếm cớ la làng ăn vạ và rồi “dùng tiền” bắt chói người ta. Nhưng “văn dốt, võ nhát” không dám thò cái mặt ra mà lại thuê người! Hàng chục tội ác đã gây là những vết quá nhơ bẩn trong việc hợp đồng chuyển nhượng mua bán với “Bảo Long” nhưng vẫn chưa thỏa mãn sự hung hãn. Nay với hành động này “Bảo Sơn” muốn nhuộm những vết nhơ bẩn bằng máu của những người làm thuê. Ở đời vẫn có người “cố đấm ăn xôi”. Nếu “Bảo Long” không bình tĩnh và cảnh giác sẽ bị “Bảo Sơn” lấy máu của những người làm thuê để ăn vạ…!

     

    SỰ THẬT CỦA VỤ ÁN“BẢO SƠN” KIỆN “BẢO MỸ
    (ÔNG NGUYỄN TRƯỜNG SƠN KIỆN BÀ LÊ THÚY HẰNG)

     
    Trong hàng chục những chiêu thức tàn bạo mà Ông Nguyễn Trường Sơn cùng một số bộ phận và công quyền chà xéo các thầy thuốc chân chính và hàng trăm người lao động lương thiện thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long . Có trò bịp bợm hứa: Cho đi tham quan tập huấn và đi học ở nước ngoài, hứa cho tiền, cho vay vốn, cho biệt thự, nhà ở… để mua chuộc và chia rẽ truyền thống gắn bó, đoàn kết của “Bảo Long” đẩy “Bảo Long” vào hoàn cảnh “tài tận nhân tán”. Nhằm “chặt chân, chặt tay” Võ sư Ts Y học Nguyễn Hữu Khai. Một số kẻ “xanh vỏ đỏ lòng”, bộc lộ bản chất cơ hội. Chúng cho rằng Ts Nguyễn Hữu Khai không thể vượt qua biến cố quá khắc nghiệt, khiến “Bảo Long” sẽ bị “Bảo Sơn” nuốt gọn…! Vì thế đã quáng mắt trượt trên nghĩa tình sâu nặng để tổn thương cả tổ ấm gia đình, quay lưng lại với “Bảo Long” chờ sự bố thí của “Bảo Sơn”. Có kẻ còn rắp tâm làm tay chân cho “Bảo Sơn” để cắn lại “Bảo Long”. Giáo lý dậy rằng: “Đời người muôn vàn tội lỗi nhưng trong đó có tứ trọng tội. Đó là: Sát phu hiếp phụ, giết người cướp của, chốn chúa lộn chồng, lừa thầy phản bạn”. Nhóm phản bội Bảo Long thuộc trọng tội thứ ba !
    Kế sách dùng người Bảo Long hại người Bảo Long của Bảo Sơn xem ra kém hiệu quả. Những kẻ “chốn chúa lộn chồng” trông chờ mãi mà đối thủ vẫn chưa “hạ mồi” nên dù đã tách khỏi Bảo Long nhưng hầu hết vẫn nằm ở góc trung lập để mặc cả với Bảo Sơn. Kẻ tiên phong phản bội là Nguyễn Anh Tuấn- Nguyên giám đốc Trung tâm ngoại ngữ trường Cao đẳng Dược Phú thọ bị “thất thế” được Bảo Long cưu mang giáo dục và bổ nhiệm chức Phó hiệu trưởng trường Trung cấp Y dược Bảo Long đã cùng mấy đứa “đói bụng” vội tâng công bằng cách dấn thân về “nhà cũ” gây sự, để  “được nguyền rủa và để được đánh” rồi lấy cớ cho chủ mới “la làng ăn vạ”. Nhưng thật đáng buồn! Tuấn bắt chước Chí Phèo mà lại sợ đau...! Khi bị túm gáy đẩy ra, lại không dám nhào mặt xuống để làm vài vết. Chỉ kiếm được mỗi vết túm gáy mà cũng dẫn nhau lên bệnh viện 105 Sơn Tây chụp X.quang và xin xác nhận thương tích! Bọn thỏ đế hóa ra lại làm đậm thêm bản chất hèn mạt của chủ mới…!
    17h18 thứ 2 ngày 23/4/2012, Báo Điện tử Dân Trí đăng bài: “Vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản Bảo Long thua kiện Bảo Sơn và ngay sau đó một số báo mạng chép theo. Việc viết tắt tên đơn vị như trên khiến cho bạn đọc hiểu lầm Bảo Long là Tập đoàn Y dược Bảo Long. Điều này ngược lại với thông tin từ nhiều báo vừa đăng “chưa ráo mực” về việc Bảo Sơn rút đơn khởi kiện Bảo Long ! Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Tập đoàn y dược Bảo Long.
     Theo bức ảnh mà tác giả Vũ Văn Tiến chụp nguyên bản án số: 02/2012 KTTMST ngày 15/02/2012 của Tòa án Nhân dân quận Thanh Xuân - TP Hà Nội đăng theo bài viết thì nội dung là:
         “…Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, trụ sở 50 đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội. Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Ông Nguyễn Tiến Lợi - Sinh năm 1971- Chức vụ Chánh văn phòng công ty, là người đại diện theo giấy ủy quyền của ông Nguyễn Trường Sơn- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn” (Giấy ủy quyền số: 50/2011 Ngày 10/10/2011)
           Bị đơn: Công ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long người đại diện theo pháp luật là bà Lê Thúy Hằng (gọi tắt là: Bảo Mỹ) Sinh năm 1975 tạm trú tại tại thôn Trại Hồ, xã Cổ đông, TX Sơn Tây. Trụ sở công ty tại số: 168 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
    Bản chụp với nét chữ rất rõ đủ tên đơn vị, tên tuổi, địa chỉ của người kiện và người bị kiện, thế nhưng tác giả lại viết tắt là:Bảo Long thua kiện Bảo Sơn. Thấy thông tin này B ảo Long lập tức kiến nghị với báo Điện tử Dân trí và đã được tác giả bài viết nhận lời cải chính ngay lúc 18h00 cùng ngày.
    Sự việc thực ra là:Bảo Sơn cho Bảo Mỹ vay 220.000 USD (tương đương với 4.512.200.000đ). Lý do có hợp đồng vay là khi Bảo Long ký hợp đồng liên kết với Bảo Sơn thì có một số Phó Tổng giám đốc xin nghỉ việc trong đó có Thiếu tướng, GSTS Phạm Ngoc Giai- Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần Bộ Công an hiện là: Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổ chức Hành chính. GS Phạm Ngọc Giai có góp cổ đông với số tiền là :4,5 tỷ đồng. Khi biết “Bảo Sơn” nhận chuyển nhượng cả vốn cổ đông góp bổ sung. GS Phạm Ngọc Giai nhiều lần yêu cầu bà Lê Thúy Hằng- Phó Tổng giám đốc Bảo Long phụ trách kế toán tài vụ kiêm giám đốc Bảo Mỹ đòi rút vốn.  


    Từ trái qua phải: Tổng GĐ - TS Nguyễn Hữu Khai, Phó TGĐ – TS Lê Văn Sở,
    Ông Nguyễn Trường Sơn và Phó TGĐ – Thiếu tướng, GSTS Phạm Ngọc Giai

    Thực tế Bảo Sơn chưa thanh toán cho Bảo Long khoản vốn góp bổ sung này. Tuy nhiên GS Phạm Ngọc Giai cứ khẳng định là Bảo Sơn đã thanh toán rồi. Ngày 31 tháng 5 năm 2011, GS Phạm Ngọc Giai điện thoại cho bà Lê Thúy Hằng lúc này đang ngồi làm việc cùng ông Sơn và lại nói là Bảo Sơn đã thanh toán khoản này rồi!  Bà Hằng bèn đưa điện thoại cho ông Sơn nhờ xác định. Sau cuộc đàm thoại giữa ông Sơn với GS Phạm Ngọc Giai. Ông Sơn đồng ý thanh toán vốn cổ đông cho GS Phạm Ngọc Giai bằng cách thông qua bà Hằng ký hợp đồng cho Bảo Mỹ vay số tiền trên để trả luôn cho GS Phạm Ngọc Giai. Bà Hằng ngần ngại không đồng ý ký vay nợ và hỏi ý kiến Ông Khai. Ông Khai đã khuyên bà Hằng nên chấp thuận bởi tình thế hiện tại. Và thay vì phải trả lãi cho GS Phạm Ngọc Giai thì nay trả lãi cho Bảo Sơn. (Các khoản thanh toán cho Bảo Long ngoài khoản trả cho giá trị tổng diện tích đất và nhà xưởng ông Sơn đều yêu cầu giải quyết theo kiểu hợp đồng vay. Bảo Long biết đó là một  thủ đoạn nhưng vẫn phải chấp nhận bởi còn hơn là ông Sơn không giải ngân. Trong quá trình hợp tác ông Sơn đã trinh phục được bà Lê Thúy Hằng và sử dụng vào nhiều việc trong đó có cả việc chống lại chồng là ông Nguyễn Hữu Khai. Bà Hằng không chuyển Công ty Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long từ 168 Khuất Duy Tiến – Hà Nội về khuôn viên Bảo Long để cùng anh chị em bảo vệ thành quả và chống lại sự chiếm đoạt của Bảo Sơn theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai mà tách ra làm ăn riêng! Rồi thuê nhà tại trung tâm Hà Nội để ở. Cả năm nay lánh mặt chồng...! Việc ông Sơn sai Nguyễn Tiến Lợi rủ bà Hằng ra Tòa, mục đích là để đánh ông Khai...! Vì thế khi trình bày tại Tòa án, Lợi cùng Hằng đã thống nhất quan điểm không nói đúng lý do vay tiền như thực tế. Rồi không hiểu sau này họ sẽ bảo nhau thế nào...! Rất có thể bà Hằng sẽ bị ông Sơn lật mặt và sát phạt. Bởi ông ta đủ trí khôn để nhận ra rằng: “Kẻ phản chồng thì làm sao trung thành với mình...!” Khi bí đường tịt lối và áp lực quá tải. Ông Sơn sẽ huých Lợi cắn chết Hằng! Đó là điều khó tránh khỏi...!
    Lợi cùng chủ lập được khá nhiều chiến tích trong các vụ chiếm đoạt. Trong đó có cả việc lừa đảo bằng trò buôn lậu thuốc“ Thiên tiên dịch” trị bệnh ung thư trái phép (click vào đây để xem chi tiết), uống vào tăng thêm bệnh nhưng với giá tương đương gần 10 cây vàng một liệu trình...! Chỉ tội nghiệp cho những người nghèo khó, thế cô không có điều kiện tố cáo trước công lý. Còn nhiều vụ Lợi cùng chủ “rải tiền ngập mặt” nhưng kiện đâu thua đấy như vụ kiện Viện Nghiên cứu thiết kế cơ khí giao thông vận tải (Viện khoa học công nghệ tàu thủy) (click vào đây để xem chi tiết), vụ kiện ông Đặng Quang Tuất, vụ kiện ông Nguyễn Hữu Khai, Tập đoàn Y dược Bảo Long, vụ kiện Ban Thời sự VTV1(click vào đây để xem chi tiết)... Nay lừa được một thiếu phụ vào tròng để Tòa tuyên án theo ý mình. Lợi cùng ông Sơn hồ hởi đăng tin “thắng kiện” khoe vung vảy khắp thiên hạ. Dẫu là một trong những vai chính nhưng Lợi bị lu mờ, không phải vì thấp bé nhẹ cân. Tuy loắt choắt xương xẩu, nhưng Lợi ngồi đâu người ta cũng dễ nhận ra bởi thói quen luôn đưa cặp cẳng tay ngùng ngoằng cào vào lòng...!      

              
     

    BẢO SƠN ĐUỐI LÝ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN
     
    Với hành vi“vừa ăn cướp, vừa la làng” ngày 02/12/2011 ông Nguyễn Trường Sơn đã làm đơn khởi kiện Bảo Long tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Sau thời gian khởi kiện và đối chất, ngày 05/4/2012 ông Sơn đã xin rút đơn khởi kiện bởi giật mình nhận ra hậu họa của sự chộp giật chiếm đoạt đã dẫn tới một hệ lụy khôn lường! Khi được cán bộ thụ lý và luật sư phân tích:
    - Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và đất đai nhà xưởng giữa Bảo Long với Bảo Sơn, soạn thảo và thực hiện không tuân thủ quy chế, nguyên tắc luật pháp;
    - Việc chuyển nhượng đất dự án thuê của Nhà nước chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    - Việc chuyển nhượng cổ phần chưa tính giá trị thực của cổ phiếu khi chuyển nhượng, chưa thông qua đại hội đồng cổ đông;
    - Việc chuyển nhượng (bán nhà, xưởng) không viết hóa đơn, không có thủ tục mua bán hợp pháp;
    - Trong tổng diện tích đất chuyển nhượng có cả đất nông nghiệp (nhà nước cấm mua bán, chuyển nhượng) và có cả đất là chủ quyền của cá nhân không thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long.
    - Việc thay tên, đổi chủ bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Sơn chưa được ngành y tế phê duyệt. Chữ nghĩa văn bản nhiều điều khoản không rõ ràng…! Bởi thế sẽ dẫn tới lời tuyên vô hiệu của Tòa. Khi Tòa tuyên vô hiệu thì của ai trả người nấy. Tuy nhiên ông Sơn đã lỡ chiếm đoạt pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long (loại bỏ gần một ngàn CBCNV Bảo Long). Nay muốn trả lại thì không được bởi thương hiệu là danh dự, là uy tín, là mãi lực. Khi chiếm được ông Sơn đã cố tình để Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long bị phạt, bị thu giấy phép hoạt động rồi lại cố tình được chương trình thời sự VTV1 thông báo trước đại chúng. Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thì ông Sơn đã đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và cho ngưng hoạt động. Thế mà giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long là không thể phủ nhận! Cụ thể là bao nhiêu thực ra việc xác định không khó. Bởi các tổ chức chuyên môn quốc tế và bộ tài chính nước ta đã ban hành những phương thức định giá. Hiện nay vi���c định giá và chuyển nhượng thương hiệu không còn xa lạ. Những thương hiệu của Việt Nam đã được định giá và chuyển nhượng trong những năm gần đây:
    Hãng Colgate (Mỹ) đã mua thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan với giá 3 triệu USD tương đương 60 tỷ đồng. Công ty Unilever đã mua  thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD tương đương 100 tỷ đồng. Tập đoàn Vina Capital mua 20% thương hiệu Yến Việt với giá 7,5 triệu USD tương đương 150 tỷ đồng (Tổng giá trị thương hiệu Yến Việt bằng 35 triệu USD tương đương 700 tỷ đồng). Đầu năm 2011Công ty Unicharm (Nhật Bản) mua thương hiệu Diana với giá 184 triệu USD tương đương 4000 tỷ đồng. Ngày 01 tháng 02 năm 2012 Tập đoàn Bia Carlsberg Đan Mạch đã mua thương hiệu Bia Huda với giá 2200 tỷ đồng…Việc định giá trị thương hiệu có nhiều phương pháp. Trong đó có cách định giá theo thoả thuận giữa hai bên chuyển nhượng và theo phương thức so sánh. Thương hiệu Công ty CP Tập đoàn y dược Bảo Long được tôn vinh là: Thương hiệu mạnh Việt Nam; Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; Giải thưởng sao vàng đất Việt; Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt. Cùng với những sản phẩm Đông dược nổi tiếng được đông đảo quý khách trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng. Các chuyên gia và các đơn vị chuyên ngành đánh giá thương hiệu đã so sánh Thương hiệu Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long với  thương hiệu Diana. Bệnh viện Đa khoa Bảo Long một thương hiệu thân thiện, y đức và hiệu quả, là niềm tin của bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều. Trong những năm qua đã điều trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo được các cơ quan truyền thông đăng tin ca ngợi là những điều kỳ diệu trong y học. Các chuyên gia và các đơn vị chuyên ngành đã so sánh thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long với  thương hiệu Yến Việt.

    CBCNV Bảo Long nhận cúp Tự hào thương hiệu Việt


    CỐ TÌNH HÌNH SỰ HÓA SỰ VIỆC…!
     
    Hòng né tránh và giảm bớt tổn thất của hệ lụy do việc chiếm đoạt pháp danh thương hiệu của Bảo Long. Sau khi rút đơn khởi kiện ông Sơn tính chuyện trở lại lối mòn cũ, tiếp tục bới lông tìm vết Bảo Long. Hy vọng có sự thay đổi nào đó khi tận dụng tiềm lực kinh tế và mối quan hệ để hình sự hóa sự việc. Ông Sơn cùng trợ lý Nguyễn Tiến Lợi nhiều lần buột miệng: “…Bằng mọi giá phải khép Nguyễn Hữu Khai cùng  một số cán bộ chủ chốt của Bảo Long vào tội hình sự để bỏ tù…! ”.
    Được sự hỗ trợ sốt sắng của một vài bộ phận và công quyền. Mưu đồ cài bẫy, vu oan buộc tội đã được thực hiện. Người gánh chịu đầu tiên là đồng chí Đặng Quang Tuất – Phó bí thư Đảng bộ kiêm Chánh văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long (Tập Đoàn Y dược Bảo Long có một Đảng bộ với bốn chi bộ gồm trên năm chục Đảng viên. Trong đó có nhiều đồng chí là Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Công an, Quân đội và nhiều giáo sư, tiến sĩ, kĩ sư, cử nhân, bác sĩ, dược sĩ…). Đồng chí Đặng Quang Tuất đã bị Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội tống đạt quyết định số:450/QĐ-VKS-P1A ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Kèm theo quyết định khởi tố bị can số: 175 ký ngày 11/01/2012 và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số:187 ngày 05 tháng 11 năm 2011 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Sơn Tây để ra quyết định khởi tố bị can. Việc ban hành các văn bản quyết định trên là không công minh và không có cơ sở pháp lý bởi: Tòa nhà 4 tầng trong khuôn viên Bảo Long vừa xây dựng xong. Mặt hiên sát với tường rào. Bên ngoài tường rào là hàng cây xà cừ, tiếp theo là sân bóng đá.


    Ngày 27 tháng 10 năm 2011, đồng chí Đặng Quang Tuất - Chánh văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long với chức năng quyền hạn: Quản lý, điều hành khối an ninh bảo vệ, bảo trì xây dựng, đời sống cơ sở vật chất và khuôn viên môi trường đã thuê anh Nguyễn Tiến Đức và anh Nguyễn Văn Đọn (cư trú tại xã Sơn Đông, TX Sơn Tây) phá dỡ 21,6 mét tường rào và chặt 5 cây xà cừ, 2 cây phượng để làm sân cho tòa nhà 4 tầng. Đây là việc cải tạo cho sạch đẹp theo quy hoạch khuôn viên của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tuy nhiên Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thị xã Sơn Tây đã nhận đơn tố cáo của Bảo Sơn khép tội hủy hoại tài sản công dân và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tường rào và cây cối hiện do Tập đoàn Y dược Bảo Long quản lý. Việc chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn hiện đang trong thời gian Tòa án nhân dân Hà Nội xem xét chưa phân xử thì cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Sơn Tây dựa trên tư cách, thẩm quyền và cơ sở pháp lý nào để công nhận khuôn viên “Bảo Long” là thuộc quyền sở hữu của “Bảo Sơn”? Mặt khác trong quyết định khởi tố bị can số: 175 ngày 11/01/2012 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội có ghi “…Ông Đặng Quang Tuất là Cán bộ văn phòng Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã có hành vi thuê anh Nguyễn Tiến Đức và anh Nguyễn Văn Đọn phá dỡ 21,6 mét tường rào và chặt 5 cây xà cừ, 2 cây phượng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long…”. Như vậy chính cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã công nhận sự việc là chuyện nội bộ của công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Vì sao Công an Sơn Tây lại quá sốt sắng, vội vã chùm lấy sự việc để khởi tố theo đề nghị của người không đủ cơ sở pháp lý về quyền sở hữu? Biết ngượng! Công an Thị xã Sơn Tây không tiếp tục thụ lý nữa mà đẩy lên cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội. Chần chừ mãi rồi tới hơn hai tháng sau cơ quan Cảnh sát điều tra công an Hà Nội mới nhận và ra quyết định khởi tố bị can. Theo Luật thì sau 24 giờ hoặc chậm nhất là sau ba ngày Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội phải ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Nhưng cũng chần chừ mãi rồi tới hơn ba tháng sau mới ra quyết định phê chuẩn…?




    CÔNG AN SƠN TÂY BẢO KÊ CHO BẢO SƠN
    CƯỠNG BỨC CHIẾM ĐOẠT VÀ HỦY HOẠI TÀI SẢN BẢO LONG

    Ngày 27 tháng 02, lợi dụng lúc Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai công tác tại nước ngoài, Phó Tổng Giám đốc thì công tác tại công ty dược liệu Sìn Hồ - Lai Châu và một số cán bộ chủ chốt vắng mặt ở nhà còn hầu hết là phụ nữ. “ Bảo Sơn” đã cho một số đối tượng lạ mặt tới khoan phá sàn tầng 2 tòa nhà 10 tầng khu văn phòng của Tập đoàn Bảo Long. Cán bộ Bảo Long không ngăn cản được sau đó đã phải cắt cầu dao điện, buộc nhóm khoan phá phải ngừng tay. Sáng hôm sau ngày 28-2-2012 Trung tá Khuất Văn Tiến - Phó đồn Công an Đồng Mô cùng ông Tạ Văn Hùng - Phó Công an xã Cổ Đông đã triệu tập một số cán bộ Bảo Long tới văn phòng đem những văn bản do “Bảo Sơn” cung cấp và với lý lẽ không thuyết phục ép Bảo Long phải mở cửa hướng Tây Nam của tòa nhà 10 tầng cho Bảo Sơn chở máy phát điện và máy khoan vào khoan phá sàn tầng 2 để lắp thang máy…! (Tòa nhà này hiện đã có hai thang máy vẫn hoạt động bình thường). “Bảo Long” yêu cầu chờ Tổng giám đốc ở nước ngoài về. Ông Khuất Văn Tiến nói: “Nhỡ Tổng giám đốc Bảo Long ốm nằm hàng tháng ở nước ngoài cũng phải chờ à! Nếu không mở cửa thì chúng tôi sẽ dùng biện pháp cưỡng chế”. Bảo Long yêu cầu phải có lệnh hợp pháp mới được cưỡng chế. Ông Tiến  vỗ tay lên ngực hùng hổ nói: "Tôi mặc sắc phục, nhận lệnh của chỉ huy đây!". Sau đó ông Tiến đã cho con trai ông ta là Khuất Văn Việt (nhân viên bảo vệ của Bảo Sơn) cùng một số tội phạm trộm cắp, nghiện hút dưới sự hỗ trợ của công an đồn Đồng Mô và Công an xã Cổ Đông phá cửa tràn vào khu nhà 10 tầng thực hiện việc khoan phá. Họ hung hãn xô đẩy quật ngã những nữ công nhân chân yếu tay mềm...!


    Tập đoàn Bảo Long bị đập phá trụ sở (click vào đây xem video)

    “Bảo Long” đã điện thoại cho 113 Công an Hà Nội và 113 Công an Sơn Tây kêu cứu. Nhưng cũng như những lần trước họ chẳng hề để ý. Cán bộ “Bảo Long” phải trực tiếp tới phòng làm việc Đại tá Trần Quang Lịch - Trưởng Công an Thị Xã Sơn Tây. Nhưng tại đó ông ta đang bận nói chuyện với  ông Nguyễn Trường Sơn - chính là kẻ chủ mưu tàn phá “Bảo Long” nên không muốn tiếp công dân với mỗi tờ đơn trình báo…! “Bảo Long” đã kêu cứu các cơ quan truyền thông báo chí và ngay lập tức đã được các phóng viên, nhà báo tới. Bọn phá hoại hung hãn là vậy nhưng đã phải ngừng tay trước ánh mắt của các nhà báo!
    Mục đích của sự cưỡng bức, phá phách trên không ngoài mưu đồ cài đặt tội lỗi để ăn vạ. Nếu CBCNV Bảo Long không thận trọng kìm chế bức xúc để xảy ra bạo lực thì Công an đồn Đồng Mô sẽ lấy cớ bắt giam...!
    Hành động trên là vì ai? Được bao nhiêu mà họ dấn thân, liều mạng vậy! Rất may là không có hậu họa đổ máu xảy ra...!


     
    “BỚI LÔNG TÌM VẾT” VÀ VU OAN, BUỘC TỘI
     
    Thời gian “Bảo Long” đang chuyển đồ tới cơ sở mới để giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho “Bảo Sơn” thi công. Giữa lúc đồ đạc, máy móc, tài liệu, hàng hóa đang lộn xộn thì 16 h50’, ngày 12 tháng 9 năm 2011 Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: An ninh Kinh tế Công an Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, Đội Quản lý Thị trường số 14 Hà Nội cùng lúc tới kiểm tra khám xét tại 4 đơn vị trực thuộc Bảo Long (Cơ sở số 433 Bạch Mai; Cơ sở số 54 phố Chùa Láng; Cơ sở tại Km 8,5 Đại lộ Thăng Long - Khu Công Nghiệp An Khánh (nơi mà Bảo Long vừa thuê của Công ty Mây tre đan Văn Minh đang trong quá trình chuyển tới) và khuôn viên Bảo Long - Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây). Hàng chục xe ô tô đậu trước các cửa kho. Họ đọc lệnh rồi đổ quân tràn vào khám xét.


    Lương y, Võ sư Nguyễn Hữu Khai chịu 3 mũi giáo đâm vào bụng

    Suốt mấy giờ lục soát cả một hệ thống sản xuất kinh doanh đa ngành, đa chức năng cồng kềnh, phức tạp mà chẳng tìm thấy gì gọi là phi pháp! Tại cơ sở An Khánh lúc này chỉ có nhân viên bảo vệ và một nhân viên hành chính nên ngoài hàng hóa “quan trọng” họ còn thu giữ toàn bộ sổ sách, hóa đơn, chứng từ của cả hệ thống quản lý, kế toán, nhân sự chất lên ô tô chở về kho của Đội Quản lý Thị trường số 14 khiến Tập đoàn Y dược Bảo Long không còn điều kiện về hồ sơ chứng từ để hoạt động kể cả việc thanh toán công nợ cũng không có chứng từ đối chiếu! Trước khi kiểm tra và sau khi điều tra không phát hiện Bảo Long có hành vi phạm pháp thế mà đến nay An ninh kinh tế và Đội quản lý thị trường số 14 vẫn không trả hồ sơ tài liệu cho Bảo Long?
    Đối tượng kiểm tra khám xét nhằm vào hai đơn vị là Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty Đông Nam dược Bảo Long. Sau hơn 3 tháng liên tục triệu tập cán bộ Bảo Long tới phòng An ninh Kinh tế Công an Hà Nội và Đội Quản lý Thị trường số 14 làm việc. Họ đã khép nhiều tội và  xử phạt hai công ty này với mức phạt nặng nhất còn kèm theo mức phạt bổ sung là “tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề ”. Bị xử oan, Công ty Đông Nam Dược Bảo Long làm đơn kiến nghị.
    Ngày 21 tháng 11 năm 2011, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã ra quyết định số: 00150011/QDSDHBDC về việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định xử phạt hành chính. Đồng thời trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho Công ty Đông Nam Dược Bảo Long.


    Đội quản lý Thị trường số 14 khóa sổ kết thúc sự vụ. Còn ông Phạm Xuân Ánh - Cán bộ phòng An ninh kinh tế (PA81), người góp mặt từ buổi đầu khám xét vẫn cần mẫn tiếp tục truy cứu. Liên tục triệu tập cán bộ Bảo Long tới xét hỏi và đối xử với họ như những tội phạm. Thường bắt làm việc quá giờ, có hôm tới hơn 15 giờ mới cho nghỉ trưa. Có hôm tới 20 giờ mới cho về.  Ngày 18 tháng 11 năm 2011, ông Phạm Xuân Ánh mời Lương y Nguyễn Hữu Khai tới phòng An ninh Kinh tế số 6 đường Quang Trung - Hà Đông làm việc rồi tới 14 giờ lại giao cho hai người đưa lên ô tô chở tới phòng Cảnh sát Điều tra số 7 Thiền Quang – Hà Nội để truy xét về những tin nhắn xúc phạm đến ông Sơn và “nhốt” Lương y Nguyễn Hữu Khai qua đêm.
     Có thông tin đăng trên mạng là:“Phòng an ninh kinh tế - PA81 đã phối hợp với Đoàn 1 Cục An ninh Quân đội để điều tra theo đơn tố cáo của ông Sơn về việc ông Khai thuê xã hội đen nhắn tin đe dọa giết ông Sơn…”. Câu chuyện nghe rất khôi hài thế mà cũng đã được điều tra kĩ lưỡng. Ngày 17/11/2011 Đông y sĩ Nguyễn Văn Chung - nhân viên Bảo Long bị bắt lên xét hỏi bởi đã dùng điện thoại của mình nhắn tin cho ông Sơn với nội dung là: “Bảo Sơn ơi hóc thì chỉ đau nhưng nghẹn là có thể tắc thở chết đấy!”. Ds Phùng Thị Ngọc - Thư ký tổng giám đốc cũng bị bắt lên xét hỏi về việc mua điện thoại và thanh toán cước phí cho tổng giám đốc và phải “nhốt” qua đêm! Chiều ngày 18/11/2011, Lương y Nguyễn Hữu Khai bị triệu tập xét hỏi về việc đã xui Đông y sĩ Nguyễn Văn Chung nhắn tin xúc phạm ông Sơn. Sau đó họ cho Y sĩ Chung gặp Lương y Khai “đối chất”. Vừa nhìn thấy thầy Khai - Y sĩ Chung bật khóc rồi nghẹn ngào nói:
    “ Thầy ơi! Tối hôm qua mấy anh này không cho con ngủ. Bắt con viết thư xin lỗi ông Sơn và nói bậy về Thầy…!”


    Trong lúc làm việc, ông Ánh nói với ông Đinh Mạnh Hà:
    - Việc này bố cháu giao cho chú. Chú toàn quyền xử lý, cháu có trách nhiệm  phụ giúp! (Ông Ánh đã mượn uy của Thiếu tướng Đỗ Nghị - Phó Giám đốc Công an Hà Nội, là bố vợ của ông Đinh Mạnh Hà để dọa nạt).
    Gần 6 tháng trời, ông Phạm Xuân Ánh không tìm được tội lỗi gì của Bảo Long và không dựng được bằng chứng về việc trốn thuế để  truy tố nên buộc phải chuyển hồ sơ cho Thanh tra Cục Thuế Hà Nội.
    Ngày 20/12/2011, Cục thuế Hà Nội đã ra Quyết định số31633/QĐ-CT-TTr4 về việc thanh tra thuế Công ty Đông Nam Dược Bảo Long. Sau 3 tháng thanh tra. Đoàn Thanh tra Thuế đã lập biên bản kết luận:
    “… Kiến nghị lãnh đạo cục thuế TP Hà Nội ra Quyết định xử phạt vi phạm thủ tục thuế đối với Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long số tiền là 4 triệu đồng". Đây là một lỗi nhỏ mà các doanh nghiệp thường mắc phải.
    Có lẽ không còn cách nào khép tội, ông Phạm Xuân Ánh cùng ông Đinh Mạnh Hà - con rể Thiếu tướng Đỗ Nghị đã mời nhiều cổ đông của Bảo Long tới cơ quan và đến tận nhà riêng của họ kích động đòi rút vốn. Nếu Bảo Long chưa trả được thì khép tội “chiếm đoạt tài sản công dân” và truy tố hình sự! Hành vi bỉ ổi này đã bị nhiều cổ đông phản đối như: Bà Lê Kim Sơn, ông Đ��� Anh Huy, bà Đỗ Khánh Hải, bà Trần Thị Quỳ...!
    Thời gian điều tra quá lâu! Thiếu tướng Đỗ Nghị (người mà ông Ánh nói là giao quyền cho) dõi theo đệ tử cùng con rể nhưng chờ mãi chẳng được! Rồi đã nghỉ hưu! Ông Ánh thì “háu đá bị sẩy chân” không có chỗ dựa và đã phải thoái vị…!
    Nay cơ quan An ninh điều tra (PA92) phải thay thế An ninh kinh tế (PA81) tiếp tục sự vụ theo đơn đề nghị của ông Nguyễn Trường Sơn. Căn cứ sổ quỹ của Bảo Long không thể hiện thu chi một số tiền từ Bảo Sơn chuyển tới. Họ dựng lên một tội danh là: “Lương y Nguyễn Hữu Khai nhận tiền từ ông Nguyễn Trường Sơn để ngoài sổ sách, không đưa vào hạch toán” (điều này có thể hình sự hóa!).
    Tuy nhiên sau đó cán bộ kế toán Bảo Long đã tìm được bản kế hoạch giải ngân chi tiết các khoản. Có điều là sau khi giải ngân họ không đưa vào sổ quỹ để hợp thức hóa.
    Về việc khi ký hợp đồng chuyển nhượng số: 01 ngày 03/3/2011 hai bên chưa bàn đến việc định giá thương hiệu. Bây giờ Bảo Long mới đặt vấn đề này được giải trình như sau:
    - Theo biên bản ghi nhớ “Bảo Sơn” sẽ đầu tư nâng cấp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP và nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
    Ngày 15 tháng 2 năm 2011 “Bảo Sơn” đã đầu tư vào “Bảo Long” 30 tỷ đồng. Sau đó “Bảo Long” tôn vinh ông Nguyễn Trường Sơn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Ngày 28 tháng 02 năm 2011 tân Chủ tịch Nguyễn Trường Sơn ra quyết định về việc giao khoán kinh doanh hạch toán độc lập: “…Giao cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai tổ chức quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và sản xuất kinh doanh Đông dược theo hình thức hạch toán độc lập, hàng tháng nộp tài định cho Chủ tịch HĐQT. Khi có nhu cầu bổ sung vốn thì lập tờ trình Chủ tịch hội đồng quản trị. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai được quyền sử dụng toàn bộ khuôn viên Bảo Long… ”
    Căn cứ vào các văn bản trên, Bảo Long hiểu rằng vẫn được duy trì và CBCNV có công ăn việc làm tốt hơn nhờ sự đầu tư nâng cấp của “Bảo Sơn”. Bởi thế khi ký hợp đồng chuyển nhượng ngày 3/3/2011 không nỡ yêu cầu “Bảo Sơn” định giá và thanh toán giá trị thương hiệu. Thế nhưng cứ sau vài ngày (mỗi khi “Bảo Sơn” thực hiện được một việc riêng) thì lại giảm trừ chức năng quyền hạn và quyền lợi của Bảo Long và cuối cùng sa thải hết CBCNV “Bảo Long”! Cụ thể là: Ngày 26 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của “Bảo Long” đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp ký chuyển nhượng vốn cổ phần cho ông Sơn cùng vợ con ông Sơn. Sau khi hoàn thiện thủ tục thì ngày 17 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” đã bổ nhiệm bà Phan Thu Hà (người của Bảo Sơn) giữ chức giám đốc tài chính “Bảo Long” (giảm bớt chức năng quyền hạn về quản lý tài chính của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Rồi đến ngày 25 tháng 5 năm 2011 bằng hợp đồng số 03/HĐLĐ/2011 “Bảo Sơn” không coi Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là “người nhà” nữa mà coi là một chuyên gia cao cấp được mời giữ chức vụ Tổng giám đốc “Bảo Long”. Đến ngày 28 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” lại ra thông báo số: 391/2011/TB về việc cơ cấu lại tổ chức, bổ sung ông Nguyễn Tiến Lợi (người của Bảo Sơn) làm giám đốc điều hành, (giảm tiếp chức năng quyền hạn về điều hành của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Ngày 6 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra quyết định: “… Miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai”. Ngày 8 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra văn bản dồn toàn bộ y bác sỹ, dược sỹ, cán bộ công nhân viên của Bệnh viện đa khoa Bảo Long, Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long cùng giáo viên, huấn luyện viên và công nhân viên của trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long vào một công ty nhỏ giao cho ông Nguyễn Hữu Khai chịu trách nhiệm quản lý và ký hợp đồng lao động với họ. Ngày 10 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn đã thay  đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và thay hết những thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ và các con. Ngày 17 tháng 6 năm 2011 ông Sơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thay hết danh sách thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ con. Ngày 2 tháng 8 năm 2011 ông Sơn ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý thuốc của “Bảo Long” trên toàn quốc. Ngày 5 tháng 8 năm 2011 ông Sơn cho bệnh viện đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động. Vậy là gần một ngàn CBCNV bị ông Sơn loại hết. Nay Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long chỉ còn ông Sơn cùng vợ và hai con gái. Việc thôn tính 2 đơn vị trên làm của riêng gia đình mình thì phải nghĩ đến công sức của những người xây dựng nên nó và phải trả họ giá trị theo quy định pháp luật hiện hành. Đó là cái lý diễn biến theo mưu đồ lừa lọc và chiếm đoạt của ông Sơn! Cũng là lúc Bảo Long phải đòi lại sự công bằng và thành quả mà hơn hai mươi năm qua đã xây đắp bằng mồ hôi, nước mắt và bằng cả máu của mình!
    Nay “Bảo Sơn” đã trả cho “Bảo Long  227.513.174.701 đồng, nhưng “Bảo Long” không bàn giao cơ sở cho “Bảo Sơn” vì: Số tiền 227.513.174.701đồng là thanh toán cho giá trị tài sản trong đó gồm: “…Giá trị toàn bộ diện tích đất 53.382,7m2 là: 163.991.980.000 đồng (có phụ lục kèm theo). Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63.521.194.701 đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo). Tuy nhiên hai bên không phải ký hợp đồng chuyển nhượng đất và công trình xây dựng trên đất mà ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu gồm 10 khoản, “Bảo Sơn” mới thanh toán hai khoản. Vậy hợp đồng chưa thực hiện xong mà “Bảo Sơn” lại mang mưu đồ lừa đảo, chiếm đoạt nên “Bảo Long” chưa viết hóa đơn và chưa bàn giao cơ sở!
    Cơ quan An ninh điều tra (PA92) truy cứu các khoản tiền mà Bảo Sơn gọi là “khoán kinh doanh, khoán đầu tư và cho Bảo Long vay”, được Bảo Long giải trình như sau:
    “Bảo Sơn” thừa hiểu rằng cho vay số tiền lớn thì phải có tài sản thế chấp và việc thế chấp còn phải được làm thủ tục công chứng đúng pháp luật đồng thời cũng thừa hiểu rằng: Họ không có chức năng về việc cho vay để hưởng lãi theo theo bất kỳ hình thức nào. Nếu lách luật làm được điều đó thì người ta dại gì phải kỳ công đăng ký thành lập Ngân hàng Thương mại? Mặt khác các hợp đồng khoán kinh doanh, khoán đầu tư và vay vốn. Bên A (bên cấp vốn) là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn do ông Nguyễn Trường Sơn làm đại diện. Bên B (bên nhận vốn) Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do ông Nguyễn Hữu Khai làm đại diện. Thế mà kể từ ngày ký hợp đồng (28/4/2011 đến ngày 6/6/2011) sau hơn 1 tháng, ông Nguyễn Trường Sơn mang danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra Quyết định miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động vĩnh viễn đối với ông Nguyễn Hữu Khai. Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hà – Con gái ông Nguyễn Trường Sơn thay thế ông Nguyễn Hữu Khai làm Tổng giám đốc đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Vậy thì ai sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về số tiền nhận khoán kinh doanh, khoán đầu tư và vay vốn?
    Lý do có hai hợp đồng này là: Còn nhiều khoản “Bảo Sơn” chưa thanh toán cho “Bảo Long”. Trong lúc “Bảo Long” cần vốn hoạt động và thanh toán cho các cổ đông. Hai bên đã thống nhất việc xử lý tình thế đó là: “Bảo Sơn” ký hợp đồng cho “Bảo Long” vay tiền theo hình thức khoán kinh doanh và khoán đầu tư.
    Đầu tháng 3 năm 2011, khi “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của Bệnh viện đa khoa Bảo Long ký hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần với tổng số tiền là: 5.100.000.000 đồng. Lẽ ra “Bảo Sơn“ phải thanh toán, nhưng lại vin nhiều lý do và giải quyết tình thế bằng ký hợp đồng khoán kinh doanh. Cuối tháng 4 năm 2011 khi “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên đứng tên trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ký chuyển nhượng vốn cổ phần với số tiền là: 30.000.000.000 đồng lẽ ra phải thanh toán tiền cổ phần thì cũng vin vào lý do thực tại để giải quyết tình thế là ký hợp đồng khoán đầu tư. Việc giải quyết số tiền nói trên thực tế là thanh toán các khoản chuyển nhượng nhưng ông Sơn luôn muốn làm theo kiểu cách riêng còn “Bảo Long” khi ấy chỉ đơn giản là trong lúc cần tiền, ký vay phải trả lãi cho “Bảo Sơn” thì khỏi phải trả lãi cho cổ đông.
    Cơ quan An ninh điều tra (PA92) cho rằng: Vấn đề Bảo Long giải trình trên không biểu hiện bằng chứng trên văn bản. Mà căn cứ vào văn bản hai bên đã ký yêu cầu Bảo Long phải trả tiền cho Bảo Sơn. Bảo Sơn cùng Bảo Long sẽ tính toán và đối trừ…! Nếu ông Sơn vu cáo Bảo Long chiếm đoạt tài sản thì sờ lên gáy mình ắt sẽ xấu hổ và tự bịt miệng lại…!  
    Việc “bới lông tìm vết” để buộc tội Bảo Long tới nay ông Sơn cùng An ninh kinh tế (PA81) và cơ quan An ninh điều tra (PA92) đã tới ngõ cụt. Phải lách lối tìm tới những cuộc gặp gỡ, thương thuyết giữa hai bên là không thể tránh khỏi.  
    Chiều ngày 21 tháng 5 năm 2012 ông Ngô Quang Du và ông Phạm Hồng Hải Ninh - cơ quan An ninh điều tra (PA92) đã thiết kế buổi gặp mặt giữa ông Nguyễn Trường Sơn với Lương y Nguyễn Hữu Khai tại văn phòng cơ quan An ninh điều tra (PA92) (Số 6 đường Quang Trung, quận Hà Đông Hà Nội). Sau gần một năm đối đầu căng thẳng. Buổi đầu gặp mặt có sự đón tiếp, đảm bảo an toàn khiến ông Sơn vững tâm. Hai bên trò chuyện trong không khí chan hòa và đồng cảm…! Rất tiếc câu chuyện sớm kết thúc bởi ông Sơn không được khỏe .




    ÔNG NGÔ QUANG DU - CÔNG AN ĐIỀU TRA (PA92) 
    LỘ TẨY HÀNH VI PHI ĐẠO ĐỨC

     
    Tưởng ông Sơn sẽ tìm đường phục thiện và các “Đơn đặt hàng sẽ được thanh lý”. Nhưng không! PA92 lại tiếp tục triệu tập Lương y Nguyễn Hữu Khai để xét hỏi. Những buổi triệu tập nếu cán bộ Bảo Long bị mệt, bị ốm không tới được cơ quan An ninh điều tra thì Điều tra viên tới ngay cơ sở của Bảo Long. Ngày 13 tháng 6 năm 2012 ông Ngô Quang Du cùng ông Phạm Hồng Hải Ninh thuộc cơ quan an ninh điều tra PA92  lại nhiệt tình tới Tập đoàn y dược Bảo Long. Hai vị này chẳng thua gì các vị An ninh kinh tế. Ông Phạm Hồng Hải Ninh tuy tuổi đời non nớt kém chín chắn nhưng được bù bằng sự sôi nổi và rất hăng hái…!


    Ông Ngô Quang Du lại hỏi Lương y Nguyễn Hữu Khai những câu hỏi mà trước đó đã hỏi, đã ghi lời khai và đã ký. Ông Khai đề nghị ông Du nên nhớ lại, không nên làm mất nhiều thì giờ và gây áp lực tổn thương tâm lý, sức khỏe và tinh thần của CBCNV Bảo Long. Thực tế những câu hỏi này nhiều cán bộ Công an Hà Nội đã hỏi và chính ông Du cũng đã hỏi và ghi lời khai tới hai ba lần! Ông Du giải thích: “Mỗi lần hỏi và ghi biên bản là với mục đích khác nhau. Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, tài sản, pháp danh thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn về mặt dân sự thì là vô hiệu. Nhưng khi đưa ra hình sự thì nó không phải thế …!” (Mưu đồ của ông Ngô Quang Du về việc tiếp tục “Bới lông tìm vết, cài đặt và gò ép” để hình sự hóa sự việc đã lộ tẩy ngay từ đầu giờ làm việc). Suốt buổi sáng ông Ngô Quang Du hỏi và ghi lời khai tới 12 giờ trưa mới nghỉ. Bản ghi lời khai buổi sáng được ông Du cất đi (không đưa cho ông Khai ký). 14 giờ, ông Ngô Quang Du lại tiếp tục hỏi Lương y Nguyễn Hữu Khai và ghi lời khai.  Lúc này cách ghi của ông Du khác với mọi lần (tay ông ta ghi, mồm ông ta đọc theo. Qua mỗi câu lại hỏi: Có đúng không?) Mục đích để ông Khai tin vào nội dung ông Du đã ghi và cẩu thả khi xem lại bản ghi lời khai. Tới 16h30 mới ngưng và đưa tập văn bản cho ông Khai ký. Trong thời gian Lương y Nguyễn Hữu Khai làm việc với ông Ngô Quang Du, anh chị em cán bộ Tập đoàn Y dược Bảo Long luôn lo lắng, bởi mấy ngày gần đây sức khỏe và tinh thần của Lương y Nguyễn Hữu Khai không được tốt do áp lực quá tải về gia đình và đang phải nghỉ làm việc để phục sức dưới sự chăm sóc của đồng nghiệp. Khi biết ông Ngô Quang Du đã kết thúc việc xét hỏi và giao cho Lương y Nguyễn Hữu Khai đọc lại văn bản thì anh chị em cán bộ Bảo Long vào phòng và họ đã nhận ra những trang văn bản mà họ gọi là với nội dung: “Bán sống ông Khai…!”  Nếu vô ý để ông Khai ký thì thôi rồi …! Ông Du đã hoàn tất một việc mà cả hàng năm nay nhiều công quyền vất vả, mang tai, mang tiếng nhưng không làm được! Nội dung đoạn văn bản mà ông Ngô Quang Du vẽ thêm kèm trong tập văn bản ghi trong ngày làm việc là:
    - Hỏi: Nghĩa vụ của Tập đoàn Bảo Sơn theo nội dung Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 là gì?
    - Đáp: Theo nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 Tập đoàn Bảo Sơn có nghĩa vụ phải thanh toán cho chúng tôi số tiền 227,5 tỷ đồng

    - Hỏi: Tập đoàn Bảo Sơn đã thực hiện việc thanh toán 227,5 tỷ đồng cho bên bán chưa?
    - Đáp: Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán cho chúng tôi đủ số tiền 227,5 tỷ đồng bằng tiền mặt vào ngày 15/4/2011.

    - Hỏi: Ngoài việc phải thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng Tập đoàn Bảo Sơn còn có nghĩa vụ gì nữa theo nội dung của Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011?
    - Đáp: Nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng cho việc nhận tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng đối với Tập đoàn Bảo Sơn

     

    Thực sự dẫu  có  rối  trí  ông Nguyễn  Hữu Khai cũng  không bao giờ  trả  lời như  vậy. Nghĩa vụ của Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn chỉ riêng về tài chính còn phải thanh toán cho Tập đoàn Y dược Bảo Long giá trị của 8 khoản với số tiền hàng ngàn tỷ đồng. 227,5 tỷ đồng mới chỉ là giá trị tổng diện tích đất và giá trị nhà xưởng xây dựng trên đất. Ngoài ra còn nghĩa vụ với người lao động cùng những hợp đồng đã ký trước đây với đối tác và các vấn đề nhân sinh, xã hội… được ghi hàng trang tại điều 5 của hợp đồng (mục quyền hạn, trách nhiệm của bên B). Cả một hợp đồng lớn sao lại “…Chỉ có một nghĩa vụ duy nhất…”? Ông Du quá vụng về và lộ liễu. Nếu ông Khai sơ ý ký bản ghi lời khai có nội dung trên thì “Bảo Long” không chỉ bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng mà ông Khai sẽ còn bị kết tội hình sự…! Như vậy có khách quan không? Có tàn nhẫn không ? Lương tâm có bị rày vò không…? Cuối buổi làm việc ông Ngô Quang Du đã phải đồng ý việc “Bảo Long” phủ nhận nội dung biên bản ghi lời khai bởi việc làm mờ ám và phi đạo đức…! Cùng buổi làm việc tại Bảo Long, ông Phạm Hồng Hải Ninh triệu tập và xét hỏi cán bộ chủ chốt của Bảo Long, với giọng  điệu  lộ  liễu, công khai bênh vực Bảo Sơn và hàm ý luôn gò trách nhiệm của mọi việc vào ông Nguyễn Hữu Khai. Mục đích của màn này cán bộ công nhân viên Bảo Long chẳng  lạ  gì … !

    Nếu lợi dụng lúc ông Khai đang quá mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Điều tra viên Ngô Quang Du lại nhờ được quỷ che ma ám để lấy được chữ ký vào văn bản gian trá như trên thì sự thể sẽ đi đến đâu… ?
    - Một điều khẳng định rằng: Ông Sơn vẫn chưa thể chiếm được khuôn viên Bảo Long bởi: Ai giám đứng ra ép buộc hoặc “dàn xếp” việc ông Khai giao đất cho ông Sơn? Khuôn viên Bảo Long với diên tích chủ yếu là đất dự án do ông Khai đại diện Công ty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long thuê của nhà nước để thực hiện việc xây dựng xưởng sản xuất thuốc và Bệnh viện. Nay ai dám cấp giấy cho phép ông Sơn mua? Trong đó lại còn có hàng nghìn m2 đất trước đây Bảo Long chuyển nhượng của dân để trồng dược liệu, là dạng đất nông nghiệp mà bây giờ nhà nước cấm mua bán, chuyển nhương. Mặt khác giấy chứng nhận doanh nghiệp Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long mà bố con ông Sơn chộp dật, luồn lách để đổi thành tên ông Sơn cùng vợ con đâu đã hợp pháp. Bởi thế mới đang tranh chấp. Dẫu luồn lách cách gì thì cũng phải có chủ cũ đứng ra làm lại thủ tục. Nhưng bây giờ việc đó ai làm? Mang pháp danh gì ?Nếu như bố con ông Sơn không làm thủ tục trả lại  pháp danh công ty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long cho chủ cũ…! Rồi còn bao thủ tục bắt buộc khác mà không thể đốt cháy giai đoạn bằng tiền…! Việc mua bán chuyển nhượng tương tự như Bảo Long với Bảo Sơn người ta vẫn làm được trong sự thỏa thuận. Từng bước tháo gỡ, giải tỏa để đi đến hợp pháp. Chứ không ai lạm dụng công quyền để lừa lọc, cưỡng bức đối tác mà thành. Bài học cũ kĩ này lại rất mới đối với k�� bảo thủ cậy thế hại người.

    Đoạn đối thoại trong buổi ghi lời khai giữa ông Ngô Quang Du - An ninh điều tra PA92 và ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ và cán bộ Tập đoàn Y dược Bảo Long. (click vào để xem)

    “Bảo Sơn” đang bối rối trước “nguy cơ” buộc phải sòng phẳng thanh toán hàng ngàn tỷ đồng! Nghe đồn họ ngả giá việc cứu nguy này khá cao…! Ông Nguyễn Hữu Khai trở nên quan trọng và đắt giá, có thể chẳng thua gì những nhân vật mà nước Mỹ đã niêm yết…!


     

    BÔI NHỌ VÀ HUỶ HOẠI CƠ SỞ Y DƯỢC
                                                      LÀ MỘT TỘI ÁC

    Khi dùng cụm từ “Đông dược Bảo Long” tìm kiếm thông tin trên Google, nhiều quí vị rất khó chịu bởi một số thông tin thất thiệt mà trước đây một vài bộ phận, công quyền và ông Nguyễn Trường Sơn đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để đăng tin. Sự việc đã được làm rõ. Tuy nhiên thông tin thất thiệt vẫn bị lưu trên một vài báo mạng. Sự thể là Tập đoàn Y dược Bảo Long có hai công ty trùng tên ở hai thành phố khác nhau đó là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hà Nội. Hai công ty này đều được Bộ Y tế cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc. Đồng thời còn một công ty mang tên: Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt và “bóp chết” chức năng sản xuất thuốc…! Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hà Nội bị “Bảo Sơn” cùng một số công quyền“bới lông tìm vết”, vu oan buộc tội, xử phạt oan sai, rồi vội vã đăng tin trên mạng…! Tập đoàn Y dược Bảo Long đã tố cáo và kiến nghị. Sau hơn một tuần (ngày 21/11/2011) Chi cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội ra quyết số: 0015002/QĐSĐHBĐC về việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định xử phạt. Còn Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hồ Chí Minh thì không liên lụy gì. Tuy nhiên “Bảo Sơn” đã dùng trò lập lờ chữ nghĩa hòng gây mất uy tín.
    Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long TP Hồ chí Minh được thành lập trên hai mươi năm qua. Tiền thân là xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long thuộc Công an TP Hồ Chí Minh.

     


    Do nhà nước hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế nên đã chuyển thành Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long - TP Hồ Chí Minh. Với trên 40 sản phẩm Đông dược độc đáo lưu hành toàn quốc và xuất khẩu sang Liên bang Nga, Ukraina, Belarus, Cộng hòa Sec, Cộng hòa Đức, Trung Quốc… Được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng. Trong những năm qua đã được các tỉnh thành phố, các Bộ tặng nhiều bằng khen, kỷ niệm chương và vinh dự được Thủ tướng tặng Bằng khen, chủ tịch nước tăng Huân chương lao động hạng 3. Đồng thời là đơn vị đầu tiên của ngành Đông dược đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 nay là phiên bản ISO 9001-2008 “Đông dược Bảo Long trị tận gốc bệnh” Năm 2011 đã được tôn vinh và nhận cup Tự hào thương hiệu Việt, “Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt Nam Hàng đầu Top 100. Ds Phạm văn Lực Tổng giám đốc và Ts Nguyễn Hữu Khai chủ tịch HĐQT vinh dự nhận danh hiệu “Ngôi Sao Việt Nam”.
     
    Một vài bộ phận và công quyền chỉ quan tâm giải quyết theo nguyện vọng của ông Sơn.Trong khi ông Nguyễn Hữu Khai cùng hàng trăm thầy thuốc chân chính và hàng ngàn người lao động lương thiện bị ông Sơn chiếm đoạt và hủy hoại công ty, bệnh viện. Một thành quả mà họ cần mẫn xây đắp bằng mồ hôi nước mắt trong hơn hai chục năm qua thì không hề để ý. Có lẽ chỉ khi cầm trên tay đếm được từng đồng họ mới coi đó là tiền! Còn sự nghiệp góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc và chăm lo bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì với họ chẳng có nghĩa gì…! Thật hổ thẹn và vô cùng đau xót…!
    Trong lịch sử loài người cả trên chiến trường khốc liệt người ta đều không triệt hại thầy thuốc. Vậy mà Ông Sơn lạnh lùng vô cảm lao tâm khổ tứ tìm mưu tính kế để lừa lọc, cài bẫy và triệt hại thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai. Người mà mới đây ông ta kể để cho nhà báo đăng bài là đã chữa khỏi chứng bệnh nan y cho ông ta ! Có phải lúc nào cũng kịp bay sang nước ngoài để cấp cứu đâu. Thế mà ông Nguyễn Trường Sơn cùng những người phụ tá nỡ chiếm đoạt rồi bóp chết một công ty sản xuất thuốc và xóa sổ một bệnh viện…! Khiến hàng vạn người mất cơ hội chữa bệnh. Làm hàng trăm thầy thuốc chân chính và hàng ngàn người lao động lương thiện mất việc làm! Tội ác hằn sâu như thế thì rửa mấy đời cho sạch…! Tội ác thì có thể lấp liếm và cản tay người xét xử bằng nhiều cách, nhưng tạo hóa quả báo rành rành. Chẳng nhẽ những kẻ tiếp tay cho hành vi tàn bạo của ông Sơn lại vô can…!
    Với những chiêu thức tàn bạo, độc ác và những áp lực khủng khiếp chưa từng có trên thương trường...! Những tưởng “Bảo Long” tan nát cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng lạ thay: Thầy trò Bảo Long vẫn trụ vững...! Báo Người Cao Tuổi số 696 ra ngày 8/10/2011 đã hình tượng hóa “Bảo Long” là “con rồng từ đất chui lên”, thật sâu sắc và ấn tượng. Chỉ vậy thôi đã đủ hiểu xuất xứ và chặng đường trầm luân, khổ ải trong quá trình xây dựng và trưởng thành của “Bảo Long”. Hàng trăm bài phóng sự, ký sự của báo viết, báo hình và đặc biệt là cả truyện phim với 25 tập mang tên “Đường Đời” đã khắc họa lên hình ảnh Bảo Long - Một con rồng giản dị hiền lành, nhân đức, lãng tử nhưng đầy bản lĩnh, dũng mãnh, hội đủ tài năng văn võ và khôn khéo trong ứng xử. Qua những cơn bão táp khủng khiếp của đời thường Bảo Long vẫn bình tĩnh như đất, rắn như đất, dày như đất và bền vững như người mẹ vĩnh cửu của mình...!
    Nhờ sự quan tâm và nhìn nhận một cách công minh, chính trực của các cơ quan chức năng cùng công chúng. Sự nghiệp Y dược, Giáo dục đào tạo của Bảo Long và công tác xã hội hóa Y tế, Văn hóa, Giáo dục, Thể thao vẫn được duy trì, phát triển. Sản phẩm Bảo Long vẫn được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng. Các hoạt động đã được kiện toàn và phát triển một cách ngoạn mục.
    Quí vị cần biết thêm thông tin chi tiết, cần tham khảo các đoạn video clip và  ghi âm, xin vui lòng truy cập website của Tập đoàn Y dược Bảo Long: baolongduong.vn.
                                                                                                  
    Cám ơn sự quan tâm của Quý vị!

     


     

    Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS giữa Bảo Long và Bảo Sơn ký ngày 03/3/2011 (click vào để xem)

     

    Link Tổng hợp đầy đủ thông tin tranh chấp thương vụ Bảo Long Bảo Sơn qua báo chí
    http://baolongduong.vn/vi/tin-tuc/thuong-vu-bao-long-bao-son.aspx

    Cập nhật bởi vicongdong ngày 26/06/2012 10:50:18 SA Cập nhật bởi vicongdong ngày 26/06/2012 10:44:44 SA Cập nhật bởi vicongdong ngày 26/06/2012 10:39:56 SA Cập nhật bởi vicongdong ngày 26/06/2012 10:39:28 SA

    Vì cộng đồng

     
    Báo quản trị |  
  • #196597   26/06/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Không biết mục đích tác giả đăng lên làm gì đây?

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #199493   08/07/2012

    tuyen75
    tuyen75

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    tôi ủng hộ tinh thần đấu tranh vì công lý của tác giả bài này.

    việc hình sự hóa sự việc dân dự diền ra rất nhiều, đôi khi còn lộ liễu đến mức có thể nói là khởi tố, bắt giam theo đơn đặt hàng của những người có quan hệ và thế lực đồng tiền. vì vậy cho nên những người công quyền mới dùng những thủ đoạn nghiệp vụ để moi móc, bới lông tìm vết để rồi chỉ cần một trong những lỗi nhỏ nào đó thì cũng được xem là nghiêm trọng và có lý do đưa người khác vào vòng tó tụng, tiếp tục chèn ép.

    những hàng vi ấy của cơ quan công quyền cần phải kịch liệt phê phán và nghiêm trị để người dân tin tưởng vào cơ quan công quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #531261   24/10/2019

    "Với những chiêu thức tàn bạo, độc ác và những áp lực khủng khiếp chưa từng có trên thương trường...! Những tưởng “Bảo Long” tan nát cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng lạ thay: Thầy trò Bảo Long vẫn trụ vững...! Báo Người Cao Tuổi số 696 ra ngày 8/10/2011 đã hình tượng hóa “Bảo Long” là “con rồng từ đất chui lên”, thật sâu sắc và ấn tượng. Chỉ vậy thôi đã đủ hiểu xuất xứ và chặng đường vé đi Mỹ trầm luân, khổ ải trong quá trình xây dựng và trưởng thành của “Bảo Long”. Hàng trăm bài phóng sự, ký sự của báo viết, báo hình và đặc biệt là cả truyện phim với 25 tập mang tên “Đường Đời” đã khắc họa lên hình ảnh Bảo Long - Một con rồng giản dị hiền lành, nhân đức, lãng tử nhưng đầy bản lĩnh, dũng mãnh, hội đủ tài năng văn võ và khôn khéo trong ứng xử. Qua những cơn bão táp khủng khiếp của đời thường Bảo Long vẫn bình tĩnh như đất, rắn như đất, dày như đất và bền vững như người mẹ vĩnh cửu của mình...!"
     
    Tôi rất tâm đắt về đoạn này! Cảm ơn tác giả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn conglyvaness vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/10/2019)
  • #565053   21/12/2020

    conglynina
    conglynina

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu trả lời từ TAND TP Hà Nội – cơ quan thụ lý giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp thành viên Cty” ngày 2-12-2011, nếu nguyên đơn là Tập đoàn Bảo Sơn không rút đơn khởi kiện vào ngày 5-4-2012.

    Tôi rất tâm đắt về đoạn này! Cảm ơn tác giả

     
    Báo quản trị |