Thuế TNCN đối với các khoản phụ cấp điện thoại, xăng xe, nhà ở của người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #476477 29/11/2017

    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Thuế TNCN đối với các khoản phụ cấp điện thoại, xăng xe, nhà ở của người lao động

    Chào mọi người,

    Gần đây nhiều người hỏi mình về các khoản như phụ cấp điện thoại, xăng xe, trang phục, nhà ở mà công ty trả cho người lao động có đóng thuế TNCN hay không?

    Qua quá trình tìm hiểu, mình có tổng kết được, xin chia sẻ để mọi người cùng nắm bắt thông tin nhé:

    * Hỗ trợ tiền nhà:

    Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định: Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

    *
    Tiền hỗ trợ điện thoại, trang phục:

    Theo Công văn 1166/TCT-TNCN năm 2016 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công tác phí, tiền điện thoại do Tổng cục Thuế ban hành:

    - Tại tiết đ.4 Điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về các Khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

    “đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

    ...

    đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

    ...

    - Về Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Trường hợp Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.


    Và Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC: "Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ."

    => Như vậy:

    - Tiền hỗ trợ trang phục không qua 05 triệu/người/năm thì không tính vào thuế TNCN của người lao động.

    - Về tiền hỗ trợ điện thoại nếu như một trong trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công tycủa công ty có quy định rõ ràng mức khoán chi thì người lao động cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

    *Hỗ trợ xăng xe*

    Căn cứ Công văn 2192/TCT-TNCN năm 2017 về Chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên do Tổng cục Thuế ban hành (xem đoạn cuối cùng)

    Trường hợp công ty trả khoản khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên phục vụ cho việc đi lại của cá nhân thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.

    Thông tin trao đổi cùng mọi người!

     

     
    3752 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận