Thuê người khác phạm tội thay mình
Trong nhiều trường hợp, một người tuy muốn thực hiện hành vi phạm pháp nhưng lại cố gắng né tránh trách nhiệm hình sự bằng cách thuê người khác làm trực tiếp thực hiện. Trường họp đó người thuê có phải chịu trách nhiệm gì hay không?
Thuê người khác phạm tội có phải đồng phạm hay không?
Trong Bộ luật hình sự 2015, Điều 17 quy định về những người được xem là “Đồng phạm”
- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
- Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
=> Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
=> Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
=> Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
=> Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Đối với người thuế người khác phạm tội, trước hết cần khẳng định người này biết rõ, có mục đích rõ ràng về việc thực hiện tội phạm.
Về chủ thể, những người đồng phạm đều phải có đủ điều kiện của chủ thể phạm tội: Là người có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua: Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác; Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.
Trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm
Điều 58 Bộ luật hình sự có quy định:
“Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
Tùy thuộc vào tính chất của đồng phạm đã được nêu ở đầu bài, việc phân hóa trách nhiệm hình sự được phân tích cụ thể ở đường dẫn dưới đây:
>>> Phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm
Như vậy, hành vi thuê người khác phạm tội, tùy vào mức độ mà sẽ bị coi là đồng phạm và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội mình có chủ ý gây ra.
Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 26/11/2020 08:51:36 SA