1. về quyền công dân.
Hiến pháp 2013 (tại điều 27) quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”.
Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 đã ghi nhận lại những quy định này của Hiến pháp “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
2. cử tri ở đâu. theo quy định tại điều 29 Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 29. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
Do đó bạn sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mà bạn đang thường trú hoặc tạm trú
3. trình tự thủ tục
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định: Ngày bầu cử phải là Ngày Chủ nhật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử. Theo đó, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã được ấn định vào ngày Chủ nhật, 22/5/2011.
Việc bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước, bắt đầu từ 7h sáng đến 7 giờ tối. Tùy tình hình địa phương, tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 10 giờ đêm.
Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri. Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri ở phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.
Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu; không được vận động bầu cử tại phòng bỏ phiếu. Trong ngày bầu cử, việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp cso sự kiện bất ngời làm gián đoạn việc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Tại khu vực bỏ phiếu, cử tri xuất trình thẻ cử tri và được Tổ bầu cử phát phiếu bầu cử theo mẫu quy định, có đóng dấu của Tổ bầu cử. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, nếu viết hỏng cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
Phiếu bầu cử hợp lệ là phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử; phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu; phiếu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách hết họ và tên.
Phiếu bầu cử không hợp lệ không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát; phiếu không có dấu của Tổ bầu cử; phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu; phiếu gạch, xóa hết họ, tên những người bầu cử; phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.
Nguyên tắc xác định người trúng cử: Trong số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, người ứng cử có số phiếu bầu đạt quá nửa tổng số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn là người trúng cử. Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Hoàng Thu Hà
Cập nhật bởi thuhavnu ngày 25/04/2016 10:15:49 SA