Thừa kế.

Chủ đề   RSS   
  • #617150 03/10/2024

    khaibh1809

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:03/10/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thừa kế.

    Tôi cần hỏi:
    Vào năm 1998 đến năm 2000 ông có kí tặng, chuyển nhượng vi bằng cho lần lượt 3 người con B-C-D (chỉ có chữ kí của ông, không có của bà).
    Năm 2012 ông lập di chúc với có tham khảo ý kiến từ người con A. Sau đó ông lập di chúc có phần cho tặng 3 căn nhà có liên quan tạm gọi theo tên của 3 người con B-C-D: Căn nhà B giao cho C, căn nhà C giao cho cháu (tôi), căn nhà D giao cho cháu ( em tôi ). Trong di chúc có đề cập việc A sẽ nhận thừa kế căn nhà C sau khi C mất để lo an tán cho C. Ông bà đã mất vào năm 2017, năm 2018-2019 căn nhà C-D lần lượt ra tên sổ hồng.
    Vậy cho tôi hỏi thì liệu di chúc trong sự việc này sẽ mất liệu lực đúng không?

     

     
    152 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khaibh1809 vì bài viết hữu ích
    lsphuongnguyen (08/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617220   08/10/2024

    lsphuongnguyen
    lsphuongnguyen

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:23/09/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Thừa kế.

    Chào bạn, 

    Về vấn đề của bạn Luật sư tư vấn như sau:

    Do nội dung bạn trình bày không rõ như di chúc được lập như thế nào, sau khi lập (trước khi ông bà mất) thì có phải ông bà đã tăng cho chuyển nhượng nhà đất cho các con hết rồi hay không...

    Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy định liên quan tại Điều 255 Bộ luật dân sự, trong đó "di chúc không có hiệu lực nêu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông, bà mất); nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn 1 phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực".

    Trường hợp bạn muốn được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể liên hệ với Luật sư qua thông tin dưới đây:

    CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ 24H HCHC

    Địa chỉ: 29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM

    SĐT/zalo: 0973761188

     

     
    Báo quản trị |  
  • #617228   08/10/2024

    khaibh1809
    khaibh1809

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:03/10/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu hỏi của mình như sau:
    Tại thời điểm lập chuyển nhượng năm 1998-1999 chỉ có chữ kí của ông mà không có chữ kí của bà thì có được tính là hợp lệ hay không? Theo bộ luật thì không đủ chữ kí của 2 ông bà tại sao biên bản vi bằng chuyển nhượng đó vẫn hợp pháp hóa để đăng bộ? Năm 2018-2019 đã ra sổ hồng!

    Tại thời điểm lập di chúc thì tôi không hiểu tại sao ông bà lại có thể lập di chúc để lại tài sản nếu không phải tài sản của ông bà? (có ẩn tình gì hay không)

    Và di chúc ông bà lập không có người làm chứng hay công chứng, chỉ có một bảng do ông nội tôi viết và có đầy đủ chữ kí của 2 ông bà thì có được tính là hợp lệ hay là không?

    Trả lời cho câu hỏi của LS:
    Tại thời điểm lập di chúc: 2 căn nhà liên quan tới mình đã được tặng trước đó (chuyển nhượng như mình đã nêu trên) vào năm 1998-1999. Nội dung di chúc có nêu rõ họ và tên, năm sinh của mình để thừa kế căn nhà đã được chuyển nhượng trước đó. 

    Phần để lại thừa kế đó đã hoàn toàn được đăng bộ sang tên cho bác ( sổ hồng đã có ).

    Trong trường hợp này tôi mất tất cả hay sao?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977