Thử việc và việc ký kết hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #490617 29/04/2018

    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Thử việc và việc ký kết hợp đồng lao động

    Hôm trước tôi có nhận được chia sẻ của một anh nhân viên đang làm việc cho một công ty bảo vệ tâm sự về việc đã thử việc được hơn hai tháng rồi nhưng công ty vẫn chưa ký hợp đồng lao động chính thức. Anh bảo vệ này cảm thấy bức xúc nên muốn nhờ tư vấn hướng giải quyết. Đây cũng là vướng mắc của nhiều người lao động hiện nay gặp phải.

    Điều 27 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:

    " Điều 27. Thời gian thử việc

    Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."

    Cũng theo Điều 29 của Bộ Luật lao động 2012:

    "Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

    và điều 7 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

    Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử

    1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

    Như vậy, sau khi kết thúc thời giạn thử việc, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết về kết quả làm việc, nếu người lao động đạt yêu cầu thì phải ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, làm sao để xác định một người có đáp ứng yêu cầu công việc hay không trong khi tiêu chí này được đánh giá chủ yếu bằng ý chí chủ quan của người sử dụng lao động? Và trong trường hợp này, nếu người lao động tiếp tục làm việc khi hết thời gian thử việc có được mặc định là được ký hợp đồng chính thức hay không? Nếu có thì loại hợp đồng được ký kết là loại nào? Đến nay, pháp luật vẫn chưa có điều khoản cụ thể quy định về việc này.

     
    2149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490621   29/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Làm sao để xác định một người có đáp ứng yêu cầu công việc hay không => chính xác tiêu chí này được đánh giá bằng ý chí chủ quan của người sử dụng lao động, trừ khi có thỏa thuận rất rõ ràng ngay từ đầu (chẳng hạn thử việc bằng cách trong vòng 2 tháng phải đạt một doanh số cụ thể nào đó).

    Nếu người lao động tiếp tục làm việc khi hết thời gian thử việc thì có thể coi là thử việc đạt yêu cầu, tương đương với việc được ký hợp đồng chính thức. Cái chưa rõ ràng là hợp đồng này thuộc loại nào. Lý do của chuyện "có thể coi" này là vì thời gian thử việc nhiều nhất đã vượt qua, cho nên việc NLĐ tiếp tục làm việc chỉ có thể thuộc trường hợp ký HĐLĐ.

     
    Báo quản trị |