Tình huống:
- Ngày tựu trường 20/8/2018 ông A không tham gia, không rõ lí do.
- Các cuộc họp tổ trong ngày 18/8/2018, tổ trưởng tổ Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ báo cáo ông A không tham gia, không rõ lí do nghỉ họp.
- Tuần 1 thực dạy, ông A đi dạy đầy đủ theo thời khóa biểu, thực hiện đúng quy chế chuyên môn.
- Ngày 4/9/2018, ông A có 3 tiết dạy trên lớp (tiết 3, 4, 5) nhưng vì lí do cá nhân ông A không lên lớp dạy.
- Ngày 5/9/2018, ông A báo với tổ trưởng là bị ốm (bằng điện thoại do nhà xa) và xin nghỉ dạy từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/2018.
- Việc xin nghỉ dạy của ông A từ ngày 5/9 đến 8/9/2018 chỉ thông qua điện thoại mà không có giấy xin phép
- Ngày 9/9/2018, ông A gọi điện cho tổ trưởng và hiệu trưởng xin tiếp tục nghỉ dạy từ ngày 10/9/2018 với lí do bị ốm. Đến sáng ngày 11/9/2018, ông A gửi đơn xin nghỉ phép không lương tháng 9/2018 qua email cho tổ trưởng chuyên môn với lí do nghỉ dạy để đi khám bệnh. (Đơn xin nghỉ phép không có chữ kí của ông A và đề ngày viết đơn là 11/9/2018).
- Sáng ngày 13/9/2018, tổ trưởng tổ Lí – Hóa – Sinh – Công nghệ đã gọi điện thoại theo số … cho ông A để hỏi thăm tình hình sức khỏe và nơi ông A khám chữa bệnh nhưng ông A không nói rõ ở chỗ nào.
- Chiều ngày 15/9/2018, ban giám hiệu đã gọi điện thoại theo số … để gặp ông A, yêu cầu ông có giấy xin phép nghỉ dạy hợp lệ nhưng số máy không liên lạc được.
- Sáng ngày 18/9/2018, ban giám hiệu đã liên lạc được với ông A theo số …., ông A nói sẽ gửi giấy xin phép nghỉ dạy hợp lệ qua đường bưu điện về cho nhà trường nhưng đến ngày 24/9/2018 nhà trường vẫn chưa nhận được.
- Ngày 20/9/2018, lãnh đạo nhà trường đã liên lạc với ông A qua điện thoại, ông A cho biết sức khỏe đã tạm ổn định và có thể đi dạy vào ngày 21/9/2018 nhưng đến hôm nay (ngày 24/9/2018) ông A chưa đi dạy mà vẫn nghỉ theo nội dung đơn xin nghỉ phép gửi ngày 11/9/2018.
- Ngày 21/9/2018 và sau ngày 21/9/2018, ban giám hiệu và tổ trưởng gọi điện cho ông A nhưng ông A không bắt máy hoặc số điện thoại không liên lạc được.
Giải đáp:
Theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 13 Luật viên chức 2010 có quy định:
“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
….
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”
Do đó, việc nghỉ hàng năm của chị sẽ được điều chỉnh tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;”
Và chứ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hàng năm sẽ được tăng thêm tương ứng là một ngày.
Vì hiện tại vẫn chưa có văn bản nào quy định chi tiết về thủ tục xin nghỉ phép của viên chức nên sẽ thực hiện theo quy chế của đơn vị.
Nếu trong trường hợp ông A chưa sử dụng nghỉ phép năm thì ông A được phép nghỉ phép năm nhưng thủ tục xin nghỉ phép năm phải theo quy chế làm việc của Trường nơi ông A đang công tác. Nếu không có quy định cụ thể thì phải có đơn xin nghỉ hàng năm và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị.
Ngoài ra theo quy định thì ông A muốn nghỉ không lương phải có lý do chính đáng được sự đồng ý của Hiệu trưởng.
Nếu ông A xin nghỉ khám bệnh một vài ngày, nhưng phải nằm viện để điều trị và theo giỏi thì đây là sự kiện bất khả kháng nên không thể làm đơn đợi sự đồng ý của Hiệu trưởng thì được phép nghỉ, báo cho tổ trưởng hoặc hiệu trưởng biết sau khi quay lại tiếp tục công việc có thể nộp lại các giấy tờ chứng minh viêc đi khám bệnh, và nằm lại bệnh viện để được cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền xem xét trả lương (nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội).