Thủ tục trả lại tài sản công khi đơn vị sự nghiệp tự nguyện trả cho nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #609962 27/03/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Thủ tục trả lại tài sản công khi đơn vị sự nghiệp tự nguyện trả cho nhà nước

    Tình huống phát sinh là đơn vị sự nghiệp có tài sản công không có nhu cầu sử dụng. Do kinh phí quản lý nhiều gây lãng phí nên đơn vị có nhu cầu, mong muốn tự nguyện trả lại tài sản cho nhà nước. Vậy quy định điều chỉnh, trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?
     
    Thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
     
    Liên quan nội dung này, tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công nêu rõ việc thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Dẫn chiếu Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có liệt kê các trường hợp tài sản công bị thu hồi như sau:
     
    - Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
     
    - Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
     
    - Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
     
    - Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
     
    - Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
     
    - Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
     
    - Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
     
    - Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
     
    Trong các trường hợp trên thì có lý do là tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc đơn vị được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước. Lúc này, đơn vị sự nghiệp có thể tiến hành thủ tục thu hồi tài sản
     
    Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
     
    Đối với nội dung này, tại Khoản 3 Điều 48 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có dẫn chiếu rằng trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Đối với trường hợp tự nguyện trả thì thủ tục được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP gồm các bước như sau:
     
    (1) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản. Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản cho Nhà nước gồm:
     
    - Văn bản đề nghị trả lại tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
     
    - Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
     
    - Danh mục tài sản đề nghị trả lại cho Nhà nước (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
     
    - Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
     
    (2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công gồm:
     
    - Tên cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi;
     
    - Danh mục tài sản thu hồi (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thu hồi);
     
    - Trách nhiệm tổ chức thực hiện;
     
    (3) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi thực hiện bàn giao đầy đủ tài sản và các hồ sơ có liên quan đến tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công, cụ thể như sau:
     
    - Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi;
     
    - Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi;
     
    - Bàn giao cho Sở Tài chính đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định thu hồi;
     
    - Bàn giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định thu hồi;
     
    (4) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tiếp nhận tài sản bị thu hồi, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm lập phương án xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hoặc lập phương án khai thác, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
     
    (5) Căn cứ quyết định phương án xử lý, phương án khai thác tài sản thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
     
    Trên đây là trình tự 5 bước mà đơn vị sự nghiệp cần thực hiện để tự nguyện trả lại tài sản công cho nhà nước.
     
    259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận