Theo quy định tại khoản 2 Điều 28, khoản 3 Điều 35, Điều 37, Điều 39 và Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Do đó, để có thể ly hôn, chúng ta phải nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi hai vợ chồng chúng ta đang cư trú dề giải quyết.
Hồ sơ khi ly hôn chủ yếu gồm:
- Đơn Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn: Đơn này sẽ do tòa án cung cấp (liên hệ với Tòa án để mua), hoặc chúng ta cũng có thể tự viết đơn theo yêu cầu của hai bên.
- Bản sao giấy tờ tùy thân của các bên.
- Giấy tờ xác nhận thường trú hoặc tạm trú của vợ, chồng.
- Giấy đăng ký kết hôn.
- Giấy khai sinh của con (nếu có yêu cầu tòa án phân chia quyền nuôi con).
- Giấy tờ về tài sản (nếu có yêu cầu tòa án phân chia tài sản).
-…
Sau khi nộp đơn xin ly hôn, trong vòng 8 ngày làm việc thì tòa án sẽ có thông báo về việc có thụ lý vụ việc hay không (lúc nộp đơn thì tòa án sẽ có giấy xác nhận, trong đó có hẹn ngày đến nhận thông báo).
Trường hợp tòa án thông báo thụ lý đơn thì trong vòng 7 ngày (kể từ ngày nhận thông báo của tòa án) người nộp đơn cần đến kho bạc nộp tạm ứng án phí theo thông báo thụ lý sau đó nộp lại biên lai thu tiền cho tòa án.
Sau khi nộp biên lai cho tòa thì vụ án chính thức được thụ lý, thẩm phán sẽ thực hiện các công việc tiếp theo theo quy trình (mời các bên đến lấy ý kiến, hòa giải, mở phiên tòa ...).