Ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng khi không thể sống chung thì ly hôn luôn là phương án tốt nhất để các cặp đôi lựa chọn. Vậy sau khi hôn, thì việc giải quyết hậu ly hôn sẽ ra sao và một trong số đó thì việc tách khẩu có dễ dàng?
Sau đây là bài viết về thủ tục tách hộ khẩu sau khi ly hôn trong trường hợp: Thuận tình ly hôn và Đơn phương ly hôn; Các bạn tham khảo, mong sẽ giúp ích cho các bạn:
Căn cứ Điều 27 Luật cư trú 2006, Thủ tục tách hộ khẩu sau ly hôn như sau:
1. Hồ sơ tách hộ khẩu, gồm:
- Sổ hộ khẩu;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27, Luật cư trú 2006.
2. Nơi nộp hồ sơ:
- Đối với các thành phố thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại: Công an huyện, quận thị xã;
- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại: Công an xã; thị trấn thuộc huyện; công an thị xã; thành phố thuộc tỉnh.
3. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn bảy ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ) cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu;
Trường hợp không giải quyết việc tách hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Lệ phí tách sổ.
Luật cư trú không quy định về việc thu phí tách hộ khẩu.
Lưu ý:
- Trường hợp thuận tình ly hôn thì việc tách sổ diễn ra thuận lợi và theo quy trình thủ tục nêu trên;
- Trường hợp đơn phương ly hôn (chủ hộ không đồng ý, gây khó dễ để bạn không thể tách sổ) Theo quy định tại Điều 27, Luật cư trú 2006, thì bạn có thể làm đơn đề nghị gửi đến cơ quan công an cấp quận, huyện, nơi cư trú của chồng cũ/ vợ cũ của bạn để trình bày về vấn đề trên và đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để chồng cũ/vợ cũ của bạn đồng ý và tiến hành theo thủ tục trên.
Còn nếu Chồng/vợ bạn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
……”
- Trường hợp chủ hộ không đồng ý mà người yêu cầu tách khẩu thay đổi chỗ ở hợp pháp và khi chuyển đến nơi ở mới thì làm thủ tục đăng ký thường trú lúc này hộ khẩu cũ sẽ tự xóa mà không cần bắt buộc sự đồng ý của người chồng/vợ về việc tách hộ khẩu.
“Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
....
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”
Tham khảo >>> Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú;
Theo đó, khi có quyết định thì nơi cư trú mới sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng ký thường trú nơi ở cũ để tiến hành xóa nơi thường trú cũ;
Sau 10 ngày làm việc (đối với cơ quan thuộc trung ương) và 5 ngày (đối với cơ quan thuộc tỉnh) nhận được thông báo thì cơ quan thường trú cũ sẽ thông báo cho Chông/vợ cũ bạn tiến hành các thủ tục để xóa tên trong sổ hộ khẩu. Nếu Chồng/vợ bạn không thực hiện nghĩa vụ thì quá thời hạn 60 ngày cơ quan thường trú cũ tự động xóa đăng ký thường trú;
Căn cứ khoản 3, Điều 11 Thông tư 35/2014/TT-BCA
Tham khảo thêm >>Tất cả những điều cần biết về hộ khẩu, tạm trú và tạm vắng;
Tham khảo thêm>>> Thủ tục tách sổ hộ khẩu sau ly hôn
Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 25/09/2019 04:39:29 CH