Thủ tục nhờ mang thai hộ thực hiện như thế nào chuẩn pháp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #605741 27/09/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4954
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Thủ tục nhờ mang thai hộ thực hiện như thế nào chuẩn pháp lý?

    Hiện nay, không hề hiếm trường hợp các gia đình hiến muộn hoặc không có khả năng sinh con, cũng chính vì thế các gia đình này sẽ lựa chọn nuôi con nuôi hoặc nhờ mang thai hộ để thực hiện mong muốn có con của mình.
     
    Vậy thủ tục nhờ mang thai hộ năm 2023 là gì?
     
    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
     
    Việc mang thai hộ là một trong những việc nhân đạo, giúp cho cha đình hiếm muộn, không có khả năng sinh con dù đã thử qua nhiều cách có được cơ hội làm cha mẹ nhưng không vì mục đích thương mại, đây là hành động tự nguyện mang ý nghĩa hay còn gọi là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 
     
    Tại khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
     
    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
     
    Thủ tục nhờ mang thai hộ năm 2023
     
    Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đáp ứng được các điều kiện theo quy định mà chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên thì vợ, chồng có nhu cầu đăng ký nhờ mang thai hộ phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật đầy đủ để chứng minh người mang thai hộ có đầy đủ các điều kiện để thực hiện thủ tục. Cụ thể như sau:
     
    Căn cứ Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
     
    Bước 1: Vợ chồng đăng ký mang thai hộ gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám chữa bệnh được phép được thực hiện kỹ thuật.
     
    Hồ sơ bao gồm:
     
    - Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP;
    Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP;
     
    - Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
     
    - Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
     
    - Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
     
    - Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP và đã từng sinh con;
     
    - Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
     
    - Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
    - Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
     
    - Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
     
    - Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
     
    - Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
     
    Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
     
    Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
     
    348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận