Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con khi chồng bạo lực thời gian dài?

Chủ đề   RSS   
  • #567867 18/02/2021

    Khanhhao1908

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con khi chồng bạo lực thời gian dài?

    Chào luật sư

    Cho em được hỏi về vấn đề ly hôn. Ba mẹ sống với nhau cũng hơn 20 năm nhưng ba có hành vi bạo lực gia đình với mẹ và gây ám ảnh tinh thần đối với các con, nhiều lần chứng kiến cảnh bạo lực. Ba là người cực kỳ gia trưởng và vũ phu. Ba làm nghề ngư nghiệp ( làm biển) thu nhập không ổn định, còn mẹ nội trợ , bán cá... và có chơi hụi , mẹ vẫn kiếm được thu nhập .Mẹ đã từng gửi đơn ly hôn đơn phương lên toà và đã sống ly thân nhưng thương con nên bỏ qua . Hội phụ nữ và công an đã từng mời lên vì tội bạo lực gia đình và ba đã cam kết không tái phạm . Nhưng ba vẫn tái diễn vậy cho em hỏi ba mẹ có 3 người con , em 18 tuổi (sn 2002), hai em trai 14 tuổi (sn2006) và 12 tuổi (sn 2008) vậy trong trường hợp này quyền nuôi con sẽ được thực hiện theo nguyện vọng của các con đúng không ? . Nếu cả em và hai em đều theo mẹ thì vẫn được đúng không ạ.

    Và thủ tục ly hôn nếu người chồng không đồng ý và mình muốn đơn phương ly hôn thì sao ạ 

    Cho em hỏi về vấn đề nếu toà tuyên theo nguyện vọng của các con là đều theo mẹ . Vậy quyền thăm nom của cha vẫn diễn ra, nhưng người cha không được dắt con đi nếu chưa hỏi qua ý kiến của người mẹ đúng không ạ. Trường hợp hỏi ý kiến người mẹ nhưng người mẹ không đồng ý , và các con cũng không muốn đi thì sao ạ . Trường hợp nộp đơn và đang đợi giấy triệu tập của toà mà người chồng đe doạ đến tinh thần của người vợ....., ngồi trước nhà bố mẹ vợ để gây mất trật tự và đe doạ thì sao ạ và tự ý xông vào nhà vào phòng ... Nơi ở người vợ tạm trú như nhà ba mẹ vợ ,người thân.....ĐỂ BẮT CON THÌ PHẢI GIẢI QUYẾT RA SAO Ạ.

     

     
    1892 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khanhhao1908 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/02/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576519   28/10/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trước tiên về vấn đề vấn đề nuôi con sau khi ly hôn: Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Ở đây việc hỏi nguyện vọng, xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên chỉ là một yếu tố thôi còn phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con như kinh tế của người cha, người mẹ, đạo đức, môi trường sống... để xác định sẽ giao con cho ai nuôi. Sau khi ly hôn thì người không trực tiếp nuôi dưỡng sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp nếu như bố chị không trực tiếp nuôi còn thì có nghĩa vụ cấp dưỡng và bố chị có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên nếu bố chị lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì mẹ chịcó quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của bố chị.

    Về thủ tục đơn phương ly hôn thì Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo đó:

    "1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia)."

    Thủ tục đơn phương ly hôn:

    Thẩm quyền giải quyết: Đơn phương ly hôn được xem là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (ví dụ chồng nộp đơn xin ly hôn thì nộp tại tòa án quận/huyện nơi cư trú, làm việc của người vợ)

    Hồ sơ:

    + Đơn xin ly hôn (có thể tự soạn hoặc lấy tại tòa án);

    + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

    + Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của cả vợ, chồng (bản sao chứng thực);

    + Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

    + Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.

    Trình tự tiến hành:

    - Nộp hồ sơ cho tòa án

    - Nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án

    - Tòa án sẽ triệu tập để lấy lời khai và hòa giải và tiến hành các thủ tục theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự

    - Nếu hòa giải thành thì tòa ra Quyết định hòa giải thành. Nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ mở phiên xét xử và ra quyết định, bản án.

    Nếu đe dọa đến tinh thần, sức khỏe của mẹ chị trong quá trình tiến hành ly hôn thì tùy hành vi sẽ bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/10/2021)